9 câu hỏi kiếp nhân sinh, đọc xong chợt tỉnh ngộ
Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng lo lắng, chán nản, tương lai mờ mịt không? Nếu vậy thì 9 câu chuyện nhỏ dưới đây có thể giúp bạn tỉnh ngộ nhân sinh.
- Ông Trời không tuyệt đường người, 10 bí quyết giúp bạn vượt qua khó khăn thất bại
- Đời người khi chán nản thì hãy sống như một cái cây
Nội dung chính
1. Bạn đã trồng cây gì?
Có người hỏi người nông dân: Ông đã trồng lúa mì chưa?
Người nông dân: Chưa, tôi lo rằng trời sẽ không mưa.
Người đó lại hỏi: Vậy ông đã trồng cây bông chưa?
Người nông dân: Chưa, tôi lo rằng sâu bọ sẽ ăn hết bông.
Người đàn ông hỏi lại: Vậy ông đã trồng cây gì?
Người nông dân: Không trồng gì, tôi muốn bảo toàn tất cả.
Cảm ngộ: Băn khoăn quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều sẽ bị khoanh tay bó gối; suy nghĩ quá nhiều, làm quá ít, sẽ chẳng làm nên trò trống gì.
2. Là một thiên tài hay một tên ngốc?
Một thanh niên tới gặp đạo sĩ để xin lời khuyên: Có người nói tôi là thiên tài, có người nói tôi là kẻ ngu ngốc. Ông nghĩ thế nào?
Đạo sĩ hỏi: Anh tự thấy mình là người như thế nào?
Đạo sĩ tiếp tục nói: Ví dụ, một cân gạo, trong mắt người thợ làm bánh sẽ là những chiếc bánh nướng; trong mắt người thợ nấu rượu là rượu; đối với người ăn mày đó là một bữa ăn có thể cứu mạng.
Sau khi nghe điều này, người thanh niên chợt tỉnh ngộ.
Cảm ngộ: Bạn trở thành người như thế nào là do bạn tự quyết định.
3. Là ngọt hay là đắng?
Vị đạo sĩ nọ có một người đệ tử luôn thích than phiền, oán trách. Một hôm, đạo sĩ bỏ một nắm muối vào cốc nước cho các đệ tử uống.
Người đệ tử nói: Nó quá mặn và đắng.
Vị đạo sĩ rắc muối vào hồ nước, sau đó yêu cầu vị đệ tử thử uống nước hồ.
Uống xong, người đệ tử nói: Tinh khiết và ngọt ngào.
Đạo sĩ nói: Nỗi đau trong cuộc đời cũng giống như muối, độ mặn hay nhạt của nước phụ thuộc vào vật chứa đựng nó.
Cảm ngộ: Người luôn cảm thấy cuộc sống khó khăn, cực khổ nên tự suy ngẫm lại xem tâm mình có đủ bao dung hay không.
4. Vàng hay bùn tốt hơn?
Cao tăng hỏi một người tới cầu đạo: Anh nghĩ một cục vàng tốt hơn hay một đống bùn tốt hơn?
Người cầu đạo trả lời: Tất nhiên là vàng rồi!
Vị cao tăng cười và nói: Nếu cậu là một hạt giống thì sao?
Cảm ngộ: Trên đời không có cái nào là tốt hay xấu tuyệt đối, cái gì hợp với bạn mới là cái tốt nhất!
5. Tại sao tay không mang gì lại là tốt?
Ba người cùng đi ra ngoài, một người cầm ô, một người mang theo cây gậy, một người tay không.
Lúc quay về, người cầm ô bị ướt sũng, người cầm gậy ngã bị thương, người thứ ba thì không sao.
Khi mưa đến, những người có ô dũng cảm đi dưới mưa to và bị ướt; khi đi tới đoạn đường bùn đất, người chống gậy liều mình bước tới nên té ngã bị thương; người đi tay không thì tránh mưa khi mưa đến, thấy đường đầy bùn đất thì đi cẩn thận, vì vậy bình an vô sự.
Cảm ngộ: Đôi khi, càng ở những nơi bạn tưởng mình am hiểu, có sở trường, càng dễ mắc sai lầm.
6. Tại sao phải cứu con bọ cạp đốt người?
Một thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước liền ra tay cứu nó. Con bọ cạp liền đốt vào tay ông.
Sau đó con bọ cạp lại bị rơi xuống nước. Vị thiền sư không sợ hãi, một lần nữa ra sức cứu nó; và ông lại bị con bọ cạp hung hăng đốt một lần nữa.
Một người bên cạnh thấy vậy hỏi: Nó cứ mãi đốt ông, tại sao lại cứu nó?
Thiền sư trả lời: Bản tính của con bọ cạp là đốt người, thiên tính của tôi là lương thiện. Lẽ nào chỉ vì bản tính của nó mà vứt đi bản tính thiên bẩm của tôi.
Cảm ngộ: Chúng ta không nên chấm dứt sự thiện lương của mình chỉ vì sự độc ác của người khác.
7. Khoảng cách giữa địa ngục và thiên đường là bao xa?
Nelson Mandela, vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từng bị cầm tù 27 năm, trong thời gian đó ông bị ngược đãi, hành hạ vô cùng dã man.
Khi Mandela trở thành tổng thống, ông đã mời ba lính canh từng ngược đãi mình đến và tỏ lòng thành kính với họ; mọi người có mặt đều cảm thấy tò mò khó hiểu.
Ông nói: Khi tôi bước ra khỏi phòng giam và bước qua cánh cổng nhà tù để đến với tự do, tôi biết rằng nếu không thể bỏ lại nỗi đau và sự uất hận ở sau lưng, thì tôi vẫn sẽ ở trong tù.
Cảm ngộ: Địa ngục và thiên đường nằm ở suy nghĩ của chúng ta. Khoan dung tha thứ cho người khác chính là thiện đãi với chính mình; tha thứ cho người khác là để bỏ qua cho chính mình.
8. Tại sao Công Tôn Nghi thích ăn ba ba nhưng lại không chịu nhận?
Công Tôn Nghi là thừa tướng dưới quyền của Lỗ Mục Công thời Chiến quốc. Ông đặc biệt thích ăn thịt ba ba. Tuy vậy, khi có người tìm tới cửa dâng tặng thì ông lại từ chối.
Em trai ông không hiểu nên hỏi: Anh thích ăn thịt ba ba như vậy, tại sao anh lại không nhận khi người khác có nhã ý gửi cho?
Công Tôn Nghi đáp: Nếu thường xuyên nhận quà của người khác, anh sẽ mang tiếng xấu là nhận hối lộ; và cuối cùng anh sẽ mất ngay cả chức thừa tướng. Khi đó, dù có thích ăn ba ba như thế nào đi nữa thì e rằng cũng không thể ăn được.
Cảm ngộ: Khi một niệm tham xuất khởi, sẽ không thể cứu vãn trong tương lai. Chỉ khi làm cho tốt và đi cho chính, bạn mới có thể tiếp tục làm những gì mình thích.
9. Mối quan hệ giữa “bản thân” và “người khác”?
Người thanh niên hỏi một vị đạo trưởng: Làm thế nào tôi có thể trở thành một người vui vẻ và cũng mang lại hạnh phúc cho người khác?
Đạo sĩ mỉm cười và trả lời: Có bốn cảnh giới, cậu có thể lĩnh hội điều kỳ diệu thú vị trong đó:
Trước hết, chúng ta phải “coi mình như người khác”, đây là “vô ngã”;
Tiếp theo, phải “coi người khác như chính mình”, đây là “Từ bi”;
Sau đó, chúng ta phải “coi người khác như người khác”, đây là “trí tuệ”;
Cuối cùng, chúng ta phải “coi mình như chính mình”, đây là điều “tự nhiên”.
Cảm ngộ: Con đường nhân sinh chính là con đường đi tìm chính mình, khi bạn tỉnh ngộ thì mọi thứ sẽ tự nhiên trở nên thuận lợi, đường đời sẽ thênh thang.
Theo Vision Times
Xem thêm video: