Đời người gặp khi chán nản, tiền không có, bạn bè xa lánh, người thân ruồng bỏ, không ai giúp đỡ… vậy thì làm sao để có thể vượt qua?

Họa vô đơn chí

Cuộc đời khi lâm vào tuyệt vọng thì phải làm gì để vực dậy? Tôi cũng từng có thời gian ở trong hoàn cảnh như vậy. Về sau, trong một lần đàm luận với một vị hòa thượng ở chùa Bách Lý Tiên, tôi đã hiểu ra được nhiều điều. Vị hòa thượng ở chùa này đã hơn 70 tuổi, mặt mũi hồng hào, tiếng nói như chuông. Ông đã chia sẻ cho tôi câu chuyện về cuộc đời ông.

Trước khi xuất gia, ông là một nông dân và cuộc sống rất nghèo khó. Để kiếm sống, ông cùng dân làng đến Hà Bắc làm thuê và làm những công việc linh tinh trên các công trường. Mỗi ngày đều đẩy xe, chuyển gạch, đào đất. Ông cứ kiên trì như vậy được 5 năm và cũng tiết kiệm được một số tiền. 

Sau đó ông mở một cửa hàng trang trí ở quê để trang trí nhà cho những người dân làng gần đó. Cửa hàng trang trí mở được 3 năm và cũng thu được rất nhiều tiền. Ngay khi ông nghĩ rằng mình cuối cùng sẽ trở thành người giàu có thì ông nhận được một hợp đồng lớn, trang trí cho một tòa nhà 5 tầng. 

Ông đã lấy hết vốn ra để mua vật liệu và thuê người làm. Nhưng sau khi làm xong thì ông chủ bị vỡ nợ và bỏ trốn; sau đó cũng không ai tìm được người đó nữa. Vất vả nhiều năm, cuối cùng ông lại tay trắng, thực sự là khóc không ra nước mắt.

Đời người gặp khi chán nản thì hãy sống như một cái cây

Ông bán cửa hàng trang trí, lấy số tiền ít ỏi còn lại đi qua vùng khác. Thông qua người quen, ông đã nhận thầu bảo vệ mái taluy trên các công trường. Ông vừa là quản đốc, vừa là nhân viên. Tuy cũng kiếm được tiền nhưng công việc rất vất vả. 

Đã vậy, trong lúc ông khó khăn nhất, vợ ông đã bỏ trốn cùng con; hai người không ly hôn, nhưng cũng không liên lạc được nữa. Từ đó về sau ông kiên trì làm việc trên công trường thêm 6 năm nữa, và cũng kiếm được một số tiền kha khá.

Nhưng có lẽ những thăng trầm trong cuộc sống đã khiến ông quá mệt mỏi; hoặc cũng có thể là ông đã chợt nhận ra được điều gì đó; sau khi rời bỏ công trường thì ông lựa chọn xuất gia.               

Ông nói với tôi: “Đời người gặp khi chán nản thì hãy sống như một cái cây”. Lời ông nói khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, liên hệ với những khổ nạn trong cuộc đời của ông, cuối cùng thì tôi cũng hiểu ra được một chút. Tôi nghĩ nó sẽ bao gồm những phương diện sau:

Chán nản là gì; Chán nản cuộc sống; Chán nản trong công việc
Đời người khi chán nản thì hãy sống như một cái cây (ảnh minh họa Adobestock)

Cắm rễ: Tán cây càng lớn thì rễ cây càng sâu

Tán của cây lớn chính là lợi ích, rễ cây chính là căn cơ để có thể đạt được lợi ích. Một người muốn có tiền đồ lớn hơn, không thể chỉ quan tâm đến lợi ích, mà phải học lấy cách cắm rễ sâu. Nói cách khác, nỗ lực học tập, hãy để mình trở thành một người có trí tuệ; sau này làm việc gì cũng phải học cách sử dụng bộ não, như vậy thì thường thường sẽ là làm ít được nhiều. Người không đọc sách, làm việc gì cũng không có quy tắc, lời nói không đáng tin cậy; vậy thì sự nghiệp khó mà có thể thành công. Bạn biết đấy, tri thức chính là tài sản.           

Nền tảng của một người bao gồm nhiều phương diện như học thức, nhân phẩm, dũng khí… Người có nền tảng vững chắc thì làm việc gì cũng đều có thể là ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’. 

Ổn định: Mặc cho gió cuốn mưa bay, vẫn đứng hiên ngang với đất trời

Một cái cây lớn suốt đời không dời chỗ ở, nhưng nó cũng không vì thế mà mệt mỏi chán nản. Một người vào lúc chán nản, chính là lúc khó chịu đựng nhất; cũng là lúc không thể đủ bình tĩnh mà làm mọi việc.

Con người chỉ có cách duy trì sự ‘an nhiên bất động’ thì mới có thể vượt qua được hoàn cảnh khốn cùng của cuộc sống. Khi khổ nạn đến, hãy bảo trì một tâm thái an tĩnh, suy nghĩ về cuộc sống, tìm cơ hội trong tuyệt vọng. Nếu như không thể tìm thấy đường ra thì cũng đừng vội vàng, bình tĩnh chờ đợi. Chỉ cần bạn không nói lời từ bỏ thì vẫn luôn có hy vọng.

Chán nản thất vọng; Tuyệt vọng là gì; Cuộc sống đi vào ngõ cụt
Thuận theo tự nhiên, không cần phải ương ngạnh đối đầu (ảnh minh họa Adobestock)

Kiên định: Chỉ cần trưởng thành, không ngại mưa gió

Một người khi rơi vào trạng thái chán nản, cảm thấy cuộc đời là hố sâu tuyệt vọng, thì cũng giống như một hạt giống được gieo xuống đất sâu, tối tăm và lạnh lẽo; nhưng nó không phàn nàn mà chỉ từ từ vươn lên khỏi mặt đất. Có thể mưa gió làm gãy cành lá, nhưng sau một cơn gió xuân, mọi vết thương sẽ lành lại và cây lại tiếp tục lớn lên.

Đời người khi gặp bão lớn thì hãy cứ nghiêng mình, để rồi sau cơn mưa lại từ từ đứng dậy, sức sống càng thêm mãnh liệt. Những vết thương để lại trong tâm hồn sẽ là bài học giúp chúng ta ngày càng trưởng thành hơn.          

Tái sinh: Cây rụng lá, thay cũ đổi mới

Khi con người gặp cảnh thất vọng thì hãy biết làm lại từ đầu. Cũng như cây cối vào mùa đông, nó ngừng phát triển; thậm chí lá rụng hết, nhưng nó không khô héo mà là ngủ yên. Mùa xuân năm sau nó lại đâm chồi nảy lộc. Lá rụng không gì khác hơn là sự thay cũ đổi mới.

Khi một người suy sụp, chỉ cần dũng cảm đứng dậy thì rồi sẽ lại hồi sinh. Nếu như ngã xuống mà không chịu đứng dậy, vậy thì sẽ từ từ khô héo và trở thành một khúc gỗ mục nát trong mùa đông giá lạnh của cuộc đời. 

Thất vọng là gì; Thất vọng về bản thân; Thất bại trong công việc
Hãy cứ cho đi để nhận lại (ảnh minh họa Adobestock)

Thiện lương: Cây lớn tỏa bóng mát ra xung quanh

Cây lớn tỏa bóng mát ra xung quanh, làm lợi cho những cây nhỏ khác, bảo vệ và chở che. Con người sống như một cái cây, chính là phát triển lòng bao dung càng ngày càng lớn hơn. Có một điều kỳ diệu rằng, khi bạn chán nản thất vọng mà lại đi chia sẻ giúp đỡ người khác, thì rồi chính bản thân bạn sẽ lại vui tươi trở lại; đây chính là sức mạnh của sự thiện lương, hãy cứ cho đi vô tư để rồi nhận lại một cách bất ngờ.

Khi cuộc sống chán nản tuyệt vọng, hãy cứ là một cái cây. Bạn không cần đất đai phì nhiêu, mà chỉ cần cắm rễ thật sâu và tự mình vượt qua.

Theo Aboluowang

Xem thêm video: