Quan hệ giữa người với người giữ khoảng cách thế nào là thích hợp nhất?
Sự hòa hợp giữa người với người cũng là một loại học vấn mà trong đó việc giữ khoảng cách thích hợp là điều rất quan trọng.
- Mạn đàm về quy tắc giao tiếp giữa người với người: Dĩ hòa vi quý
- Sự tu dưỡng bắt đầu từ những tiểu tiết – 5 quy tắc ngầm trong giao tiếp
- 5 quy tắc xã giao thanh lịch mà mọi phụ nữ nên biết
Nội dung chính
Quá thân thiết với ai đó cũng dễ dẫn đến tổn thương
Giữa bạn bè với nhau, thân thiết gần gũi quá đôi khi cũng không tốt. Không chú ý đến lời ăn tiếng nói, không phân biệt đúng mực về tiền bạc, trong hành động không biết tôn trọng; thời gian lâu dần mọi người sẽ rời xa nhau.
Giữa những người thân trong gia đình, hỏi han chuyện gia đình, chia sẻ vài câu chuyện phiếm, can thiệp sâu vào đời sống của nhau; theo thời gian sinh ra mệt mỏi, chán ghét, xa cách nhau.
Giữa các thành viên trong gia đình, cha mẹ can thiệp quá sâu vào gia đình nhỏ của con cái; giữa vợ chồng hàng ngày người này kiểm tra tin nhắn của người kia, dính chặt lấy họ từ đó đánh mất cái tôi cá nhân. Cuối cùng tình cảm sẽ dần trở nên ngăn cách, lạnh nhạt.
Vì vậy, muốn chung sống hòa thuận với gia đình, người thân, bạn bè thì phải giữ khoảng cách nhất định. Vậy, làm thế nào để giữ một khoảng cách thích hợp trong cuộc sống? Dưới đây là 5 gợi ý cho bạn tham khảo.
1. Với bạn đời, để cho đối phương một chút không gian riêng
Phương pháp giúp vợ chồng hòa thuận chính là cách giữ khoảng cách thích hợp. Tình cảm vợ chồng tuy khăng khít nhưng không có nghĩa là giữa hai người không thể có một vài bí mật nho nhỏ.
Đặc biệt là những cặp đôi có sở thích, thú vui khác nhau thì không thể ép buộc đối phương phải có sở thích giống mình. Cần duy trì một khoảng cách nhất định, đồng nhất với sở thích của nhau thì mới có thể chung sống hòa thuận, hạnh phúc.
Vậy nên, giữa vợ chồng cần có “khoảng cách của một tờ giấy”. Khi có đường cách ly này rồi sẽ không làm mất đi sự ấm áp trong mối quan hệ của cả hai; cũng không làm cho đối phương trở nên ngột ngạt. Yêu không phải là kiểm soát hay thống trị; mà là tôn trọng. Đó là tôn trọng sự khác biệt trong tính cách; tôn trọng sự khác biệt trong tâm hồn, bởi sự hấp dẫn giữa hai tâm hồn mới giữ được hơi ấm của tình yêu.
2. Với con cái, giữ khoảng cách “một bát canh”
Thuận theo sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ có thể chấp nhận một khoảng cách nhất định với con cái.
Khi sống cùng con cái, khoảng cách tốt nhất chính là “khoảng cách một bát canh”. Nấu một bát canh, đem đến nhà con cái, vừa vặn thích hợp ăn, gần quá thì bị nóng, xa quá thì bị nguội.
Con cái khi mới chào đời, chúng ta dốc lòng chăm sóc. Dần dần, con cái lớn lên, có bạn bè, đi học, đi làm, xây dựng gia đình, thời gian gặp con mỗi năm một ít đi. Chúng ta nhớ con, mong muốn có nhiều thời gian bên con. Nhưng, con cái đã trưởng thành rồi, thậm chí đã lập gia đình rồi. Người 2 thế thệ đều có phương thức sống khác nhau; nắm chặt nhau cũng sẽ gây tổn thương cho nhau, chủ động buông tay thì tốt hơn.
3. Với người thân, không thể không có lòng kính trọng
Tình thân là tình cảm không thể dứt bỏ. Khi sống chung với những người thân, không nên quá tùy ý, với mọi người nên có lòng kính trọng. Khi nhận được sự giúp đỡ của người khác cần học cách biết ơn; khi người thân gặp khó khăn nên kịp thời giúp đỡ.
Những chuyện trong gia đình người thân thích, người ta muốn kể thì im lặng lắng nghe; họ không muốn kể thì hạn chế hỏi dò, nghe ngóng, không nên can thiệp sâu càng không nên trắng trợn muốn gì làm đó.
Trong lòng mỗi người đều có một góc khuất không muốn bị người khác chạm vào; tôn trọng sự riêng tư của họ cũng chính là tôn trọng tình thân.
4. Với bạn bè, hãy giữ khoảng cách “1 ly nước trắng”
Có câu rằng: “Quân tử kết giao nhạt như nước lã; tiểu nhân kết giao ngọt ngào như rượu” (Nguyên văn: “Quân tử chi giao đạm nhược thủy; tiểu nhân chi giao cam nhược lễ”). Người quân tử lúc nào cũng bình thản như nước, nước dẫu nhạt nhưng không bao giờ ngấy; đường dẫu ngọt nhưng ăn nhiều sẽ dính răng.
Một cốc nước trắng, nhìn thì có vẻ bình thường đơn giản nhưng lại không thể thiếu trong cuộc đời. Những tình bạn chân thành nhất định phải đơn thuần, vì chỉ có đơn thuần mới có thể tồn tại lâu dài. Nếu là người bạn thực dụng, tình cảm ấy sẽ trở nên bất ổn và dễ đổi thay.
Giữa bạn bè với nhau, hãy nhớ đừng đòi hỏi điều gì. Giúp đỡ là vì tình cảm chứ không phải nghĩa vụ. Nếu quan hệ quá gần gũi mọi người sẽ cho đó là lẽ đương nhiên, giúp đỡ nhau là điều nên làm; và nếu không có lòng biết ơn, đòi hỏi một cách mù quáng, mối quan hệ sẽ càng lúc càng tệ hơn.
Tình bạn chân thành là không can thiệp vào cuộc sống của nhau; không đem chuyện riêng tư của nhau đi nói cho người khác. Nói năng, làm việc đều phải chừa cho mình đường lui; dù có thân thiết đến mức nào cũng phải có chừng mực.
Những người hiểu thế nào là chừng mực, khi kết giao với người khác sẽ tạo cảm giác vừa thoải mái lại không quá vô lễ; giữ khoảng cách nhưng lại không quá hờ hững xa vời. Đây là một loại năng lực, cũng là cấp độ cao nhất trong giáo dục nhân cách.
5. Với người xa lạ, gặp người thích hợp nên nói ba câu
Có người lần đầu gặp mặt, có người mỗi năm gặp một đến hai lần; khi kết thân với những người không quen này, dù ấn tượng ban đầu có tốt đến đâu cũng nên có chừng mực.
Đừng cố dò xét chuyện riêng tư của người khác, cần cân nhắc lời ăn tiếng nói; đừng ép người khác làm khó người khác, nói chuyện không thể không nhìn thời gian. Không cần quá gần nhau, mỗi người có một cuộc sống riêng; không cần phải quá xa nhau, trong vòng tròn cuộc sống vẫn cần có sự giao tiếp.
Mối quan hệ giữa người với người đều cần có khoảng cách
Sự hòa hợp chung sống giữa người với người là một loại học vấn, để làm tốt thực sự không phải là việc dễ dàng. Cách nhau quá xa, quan hệ sẽ dần trở nên phai nhạt; nếu quá gần gũi, ân oán oán sẽ đến.
Càng lớn tuổi, bạn càng nhận ra rằng tình yêu, gia đình, tình bạn và tình cảm là điều đáng quý. Vì vậy đừng quá gần gũi với bất cứ ai; hãy để cho mình một khoảng hòa hoãn, cho người khác một chút không gian riêng tư, đây có thể là khoảng cách đẹp nhất. Giữ khoảng cách thích hợp, để cả hai đều cảm thấy tự do mà không quá xa nhau là trạng thái khiến người ta thấy thoải mái nhất.
Cuộc sống giống như một cái thước, phải có hạn độ. Cảm xúc giống như khuôn mặt, không vượt qua ranh giới. Người với người sống chung với nhau, nhất định cần giữ đúng chừng mực. Quan hệ dù tốt đến mấy, cũng không nên tiến tới quá gần, nếu không cuối cùng lại dẫn đến càng ngày càng xa.
Trên thực tế, khoảng cách tạo ra vẻ đẹp, sự tôn trọng và yêu mến lẫn nhau. Hy vọng mọi người có thể ghi nhớ những điều này để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Aboluowang