Bệnh tật và nhân quả, câu chuyện có thực xảy ra tại Trung Quốc
Bệnh tật là những trải nghiệm thông thường trong kiếp nhân sinh. Nhưng bệnh tật từ đâu đến? Liệu bệnh tật và nhân quả có mối quan hệ nào không?
- Giúp người người giúp, hại người người hại, đều có nhân quả
- Chuyện nhân quả báo ứng chấn động tỉnh Liêu Ninh
Nội dung chính
Đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra
Tất cả chúng ta đều quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên có những người mắc phải trọng bệnh ở mọi độ tuổi; trong khi có những người lại có cuộc sống rất an lạc và khỏe mạnh.
Vậy bệnh từ đâu đến? Đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành, do thừa tự các nghiệp xấu ở quá khứ. Nghiệp gây ra bệnh tật có cũ và mới. Nghiệp cũ thì như đã nói, nghiệp mới có thể là do tiếp tục bức hại sinh vật hoặc do các hành vi lối sống không lành mạnh góp phần gây ra tật bệnh. Câu chuyện có thực dưới đây chính là minh chứng cho thấy vòng tuần hoàn của nhân quả báo ứng, gieo nhân nào thì gặp quả đấy.
Câu chuyện bệnh tật và nhân quả có thực
Đó là một câu chuyện có thực xảy ra tại Trung Quốc đại lục vào đầu thập niên chín mươi. Lão Trương là một trưởng khoa của một cục. Từ mấy năm trước, đột nhiên ông mắc một căn bệnh kỳ lạ; toàn thân bị rét run, khi lạnh cực điểm, toàn thân run rẩy tới mức tháng sáu cũng phải mặc áo bông. Từ khi mắc bệnh kỳ lạ này, sắc mặt ông lúc nào cũng tái nhợt, toàn thân mềm nhũn mệt mỏi như không còn chút sức lực nào. Cũng chính vì vậy ông chỉ có thể xin nghỉ hưu ở nhà dưỡng bệnh.
Hai năm gần đây, ông đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ trong ngoài tỉnh. Tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền nhưng ông không biết được mình đã mắc bệnh gì. Không ai trị khỏi được bệnh cho ông.
Gần đây, một người thân giới thiệu cho ông một vị đại sư có thần thông nổi tiếng trong dân gian. Ông Trương không tin, đầu tiên từ chối khám bệnh; sau đó nghe lời khuyên của người thân nên đành thử xem sao, hy vọng “ngựa chết chữa thành ngựa sống”.
Hôm vị đại sư nọ đến, ông Trương nằm trên giường. Trời tháng năm mà ông Trương run rẩy hai răng lập cập đánh vào nhau. Vị đại sư nọ không già, khoảng chừng hơn 50 tuổi, dáng người mộc mạc giản dị, nhưng rất chỉnh tề. Vị đại sư liếc mắt nhìn ông Trương một cái, ông Trương rùng mình, trong lòng cảm thấy sợ hãi.
Vị đại sư nói: “Âm linh bị hàm oan đừng nên sợ hãi. Tôi đến đây giúp cô giải oan không phải đến hại cô. Xin hãy yên tâm”.
Nguyên nhân mắc bệnh lạ được vị đại sư dùng công năng nhìn thấy
Vị đại sư ngồi xuống, im lặng một chút và nói: “Ai là anh chị em ruột của ông Trương hãy ở lại tôi có lời muốn nói. Những người khác xin hãy ra ngoài”.
Những người đến thăm ông Trương đi ra ngoài; chỉ có ông Trương và một người em gái 30 tuổi của ông. Vị đại sư lên tiếng: “Kỳ thực bệnh này cũng dễ chữa trị thôi, chỉ còn xem thái độ của ông Trương như thế nào”.
Em gái ông Trương nghe bệnh của anh có thể trị được cảm thấy rất vui mừng, vội vàng hỏi làm thế nào để trị được.
“Là một cô nương tìm tới đây, đó là em gái của vợ ông. Chuyện giữa mọi người, ông có lẽ vẫn còn nhớ”. Câu nói này khiến mặt ông Trương từ đỏ chuyển sang trắng bệch, sắc mặt vô cùng khó coi.
Em gái ông Trương hồi tưởng lại và nói: “Người đại sư muốn nói có phải là Lâm Lâm, em vợ của anh trai tôi không ạ? Cô ấy chết đuối rồi mà? Cô ấy tìm anh trai tôi có việc gì ạ? Oan có đầu nợ có chủ, cô ấy tự rơi xuống nước mà chết không nên oán trách người khác chứ nhỉ”.
Vị đại sư nhẹ nhàng nói với em gái ông Trương: “Cái chết của cô ấy có liên quan tới anh trai cô. Hơn nữa còn hại tới hai mạng người”.
Mắc bệnh lạ do liên quan đến cái chết của hai mạng người
Vị đại sư càng nói càng thấy mơ hồ, khó hiểu khiến em gái ông Trương cũng không hiểu đầu đuôi mọi chuyện ra sao.
Đại sư tiếp lời: “Ở đây không có người ngoài, hay để ông Trương tự nói đi; nếu không tôi sao có thể trị khỏi bệnh cho ông ấy”.
Lúc này ông Trương đang cúi gằm mặt xuống đất không nói gì. Câu chuyện cũ đã qua lâu nay dần dần như khúc phim quay chậm triển hiện trước mặt.
Đó là vào một ngày mùa xuân, khi đó ông Trương đã kết hôn được hai năm. Trong quãng thời gian đó, cha mẹ vợ ông lần lượt qua đời; trong nhà chỉ còn lại em vợ 16 tuổi. Vợ ông chỉ có hai chị em gái, nên đành đón em gái lên ở cùng gia đình mình. Lần nọ, khi vợ ông Trương ra ngoài có việc không kịp trở về vào buổi tối. Ông Trương thấy em vợ tuổi tuy nhỏ, nhưng lại mới lớn vô cùng xinh xắn đáng yêu. Tối đó ông khởi niệm xấu và dụ dỗ em vợ gian dâm.
Bệnh tật và nhân quả là có liên quan với nhau
Sau đó cô gái có bầu. Để xảy ra chuyện như vậy, cô gái vô cùng sợ hãi, lại nhút nhát lo sợ không dám nói với chị; chỉ đành im lặng nhìn bụng mình ngày một to lên. Khi đó là thời kỳ cách mạng văn hóa đầu thập niên 70, để người ngoài biết được việc này sẽ vô cùng đáng sợ, làm mất mặt cả gia đình, dù không muốn chết cũng bị dìm xuống nước chết. Lâm Lâm nghĩ quẩn trong lòng nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Đại sư thấy ông Trương không nói năng gì liền nói: “Bệnh này của ông tôi không tìm ra được nguyên nhân. Tôi đi về đây”.
Em gái ông Trương thấy vị đại sư muốn đi về vội vàng nói với anh: “Anh, chúng ta là người một nhà, có gì mà không thể nói chứ. Muốn trị khỏi bệnh anh phải kể thật mọi chuyện ra”.
Nhìn thấy anh vẫn không chịu mở miệng, người em gái đành khẩn cầu đại sư xin ông khai thị. Đại sư nói tóm tắt những điều mình nhìn thấy và thở dài nói: “Hại chết hai mạng người nên việc ông bị rét run là phản ứng của việc cô gái ở thế giới bên kia chịu khổ mà ra”.
Đại sư nói tiếp: “Được rồi, trong 7 ngày tới ông sẽ dần đỡ hơn. Bảy ngày sau tôi sẽ lại tới, niệm kinh siêu độ cho vong linh đó”. Sau đó vị đại sư nhấn mạnh một câu: “Nếu không siêu độ cho vong linh này; bệnh ông sẽ không thể khỏi”.
Không tin vào mối quan hệ của bệnh tật và nhân quả, không hối lỗi mà tử vong
Ông Trương không ngờ trên thế gian có người liệu sự như thần vậy; nên bày tỏ thái độ chỉ cần bệnh khỏi, sẽ làm theo lời đại sư nói.
Quả nhiên, tới ngày thứ ba bệnh rét run của ông dần hết. Ngày thứ tư thứ năm ông đã có thể xuống giường đi lại giống như người bình thường. Tới ngày thứ bảy thân ông không còn cảm giác bị bệnh. Dường như con bệnh đã bị bắt đi, chỉ còn cảm thấy thân thể hơi mệt mỏi. Đã hai năm qua không có được cảm giác như thế này. Ông Trương nhìn lên bầu trời, trong lòng cảm thấy vui vẻ thoải mái.
Tuy nhiên sau bảy ngày, ông không đi thỉnh mời đại sư nọ. Nguyên nhân vì trong lòng ông nghĩ thầm; nếu đã khỏi rồi cũng có nghĩa là bệnh mình tới lúc phải khỏi còn cần đi thỉnh mời đại sư làm cái gì.
Đến ngày thứ chín, bệnh tình của ông Trương đột nhiên tái phát. Hơn nữa, bệnh còn nặng hơn trước. Toàn thân run rẩy, hai hàm răng đánh chặt vào nhau, sắc mặt xám trắng bệch, giống như người sắp chết. Vợ ông vội vàng gọi xe đi mấy chục cây số tìm tới nhà vị đại sư nọ; nhưng ông đã ra ngoài từ sớm nghe nói hai ngày nữa mới về.
Chẳng đợi quá hai ngày, bệnh tình ông Trương trở nặng hơn và tử vong.
Oan có đầu, nợ có chủ không biết hối lỗi thì không thể giúp
Sau đó, tôi có hỏi thăm vị đại sư, tại sao ông lại trốn tránh? Vị đại sư nói: “Những người không có chữ tín, không có lương tâm như vậy; tôi không muốn trị bệnh cho họ. Ông ta hại cô gái kia, còn thêm đứa trẻ trong bụng cô gái. Tất cả là hai mạng người, là tội nghiệp vô cùng to lớn. Tại sao tôi muốn ông ta tự nói ra chuyện của mình; chính là muốn ông ta nhận tội trước mặt người thân. Tuy nhiên, ông ta không nhận tội, không cảm thấy ăn năn hối hận chút nào. Người như vậy, tôi có nên tiếp tục giúp ông ta không? Oan có đầu, nợ có chủ, chỉ đành để oan hồn kia tới tìm ông ta.
Vị đại sư chia sẻ với tôi, những trường hợp gặp báo ứng bị bệnh kỳ lạ bởi trước đây từng làm hại người khác giống như ông Trương có rất nhiều. Ông cũng từng chữa khỏi cho họ rất nhiều. Có một người cán bộ già bị bệnh đau lưng nhiều năm; khi cơn đau dày vò tới cực điểm, chỉ còn cách lăn lộn trên giường.
Ông ấy tìm tới rất nhiều bác sĩ, cũng uống không ít thuốc nhưng đều không đỡ. Sau đó ông ta tới tìm đại sư. Đại sư nói với người này, vào thời điểm ở Trung Quốc xây dựng chính quyền, có phải ông đã hại chết một tù binh. Tù binh kia tìm tới trả thù và đây là lý do ông bị bệnh.
Tin vào mối quan hệ giữa bệnh tật và nhân quả, biết hối lỗi mà khỏi bệnh
Tù binh kia là trại trưởng của quốc dân đảng. Bởi người này rất “ngoan cố”, “không trung thực” nên khi người cán bộ là trung đội trưởng; ông đã gọi một người chiến sĩ lên, nhân lúc trời tối dùng dao đâm người trại trưởng từ phía sau khiến ông ta tử vong. Người cán bộ vô cùng bội phục vị đại sư; nên thường xuyên tới nhà vị trại trưởng bị giết nọ đọc kinh niệm Phật, mỗi năm đều siêu độ cho ông ta. Bệnh đau lưng của người cán bộ từ đó khỏi hẳn, không bị mắc lại.
Vị đại sư nói: “Người ta sống trên cõi đời này, cần có lương tâm. Trăm nghìn loại bệnh trong kiếp này đều do nghiệp chướng kiếp trước. Bản thân làm điều ác, điều xấu cần biết ăn năn, hối cải, hối hận về những gì đã làm. Tâm tính tốt, giữ chữ tín, tôi mới có thể chữa khỏi”.
Những câu chuyện về bệnh tật và nhân quả có thực vẫn luôn tồn tại. Con người khỏe mạnh hay bệnh tật thường là kết quả của chính hành vi của họ.
Theo Vision times
Xem thêm: