Trong họa có phúc, nhờ gặp nạn mà tìm được ý nghĩa nhân sinh
Làm nghề biển vất vả và rất cần sức khỏe, nên lần gặp nạn vào năm 2018 tưởng đã khiến anh Văn phải bỏ nghề, nhưng đúng là trong họa có phúc…
Gặp nạn bất ngờ
Anh Lê Quang Văn, 55 tuổi, quê gốc ở Quảng Ngãi, những năm 80 do kinh tế khó khăn nên anh phải vào Rạch Giá, Kiên Giang để mưu sinh. Nhờ bà con họ hàng ở đây giúp đỡ nên anh cũng có thể dựa vào biển để kiếm sống, đi theo ghe tàu đánh bắt ngoài khơi; anh đã bám trụ với biển hơn 30 năm.
Nghề đi biển rất vất vả, toàn những công việc nặng nhọc, yêu cầu phải có nhiều sức khỏe. Người đi biển vì vậy mà cũng hay mắc các bệnh về xương khớp, đau lưng, nhức mỏi. Đối với anh Văn thì điều này cũng đã trở thành bình thường. Nhưng có một lần anh gặp nạn hơi nặng, cũng nhờ vậy mà cuộc sống của anh đã bước sang một trang mới.
Đó là vào năm 2018, sau khi ăn tết xong, chủ ghe nói anh vào phụ sửa máy để chuẩn bị đi làm trở lại. Trong lúc khiêng đồ quá nặng, lưng của anh bị trẹo và giật lên một cái, vô cùng đau đớn. Anh về nhà tìm thầy xoa bóp, và nghĩ là cũng không sao. Nhưng đến tối thì đau nhức không thể chịu nổi, anh trở mình liên tục mà không sao ngủ được.
Qua hôm sau anh tìm đến bác sĩ xương khớp. Bác sĩ chích thuốc rồi cho thêm thuốc về uống; nhưng uống thuốc không thấy đỡ mà còn đau hơn. Anh lại tìm đến bác sĩ giỏi ở Kiên Giang khám và lấy thuốc về uống.
Anh mang theo số thuốc đó ra biển uống, vừa uống thuốc vừa làm việc; nhưng thực là đau không thể làm nổi. Ở lại trên thuyền sợ làm phiền mọi người nên anh đã xin về nhà để đi trị bệnh.
Anh bắt xe lên bệnh viện chấn thương chỉnh hình ở Sài Gòn để khám bệnh. Lúc đó anh đi lại rất khó khăn, cứ cà nhắc cà nhắc, phải gọi con gái đang học đại học ở Sài Gòn ra dìu đi. Sau khi chụp chiếu thì bác sĩ kết luận anh bị thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5, tình trạng khá nặng, có thể phải mổ; mà mổ thì chi phí có thể lên đến 100 triệu, lúc đó nhà anh cũng không có đủ tiền. Nhưng trước tiên bác sĩ cho thuốc về uống, nếu không đỡ thì mới phải mổ.
Sau lần tái khám đầu tiên, bác sĩ cho thêm thuốc về uống. Anh uống chỉ thấy đỡ hơn một chút và không đi tái khám nữa mà tìm đến bệnh viện y học cổ truyền ở Kiên Giang. Trị liệu bằng các phương pháp Đông y cũng không giúp bệnh tình thuyên giảm được bao nhiêu. Bệnh tật khiến anh không thể đi làm được, cuộc sống cũng khó khăn.
Khoảng nửa năm sau, một người bà con thấy tình cảnh của anh như vậy mới nói anh vào chỗ cầu quay ở Rạch Giá (hay còn gọi là cầu quay An Hòa) để trông ghe, kiếm thêm thu nhập.
Trong họa có phúc
Vào đó được 1 tháng, trong một lần đi dạo ra công viên chỗ cầu quay, anh thấy có mấy người đang ngồi thiền rất tĩnh tại; anh cũng tò mò nên lại gần xem thử. Một lúc lâu sau họ mới tập xong, anh lại hỏi hai bạn trẻ là đang tập môn gì? Họ chỉ bảo anh lên mạng tìm xem “Tạ ân Sư” và “Câu chuyện thần thoại cho con người tương lai” thì sẽ hiểu chứ cũng không nói đây là môn gì. Anh lưu lại 2 cái tên đó vào điện thoại và trở về ghe, thầm nghĩ khi nào về nhà sẽ xem sau, vì ở chỗ trông ghe không có wifi.
Ở bãi anh trông ghe thường có nhiều trẻ em đến chơi, cha mẹ của chúng cũng đến đó. Trong số đó có anh Thịnh thường dẫn con đi chơi. Điều kỳ lạ là sau cái hôm anh ra công viên thì anh Thịnh lại đến nói chuyện và giới thiệu cho anh về Pháp Luân Công (chính là môn mọi người tập ở công viên). Anh Thịnh nói tới đâu thì anh cảm thấy hứng thú tới đó.
Thấy anh quan tâm, anh Thịnh mới về nhà lấy cho anh một quyển sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Công) để đọc. Anh đọc sách thấy rất hay, càng đọc càng sáng tỏ; cảm thấy rất tâm đắc với những từ như “phản bổn quy chân”. Sau này nghĩ lại về ngày đặc biệt hôm đó anh mới thấy rằng mọi thứ đều đã được an bài; dường như là duyên đã đến nên mọi thứ đối với anh mới thuận lợi như vậy.
Được mấy ngày sau, anh Thịnh nói anh ra công viên luyện công chung với mọi người. Khi luyện đến bài công pháp thứ 5 (bài tĩnh công, ngồi thiền), anh lập tức có thể ngồi song bàn hơn 50 phút khiến mọi người đều rất ngạc nhiên; có thể nói anh cũng là người có “căn cơ”, nay được trở về đúng nơi mà mình thuộc về. Anh ngồi thiền cũng thấy rất thoải mái, một cảm giác khoan khoái toàn thân rất khó diễn tả.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- 5 bài tập Pháp Luân Công: Vì sao đơn giản mà tác dụng thần kỳ?
Bệnh tật tiêu tan, bước trên hành trình mới của sinh mệnh
Sau khoảng 1 tuần ở đó thì tàu chạy nên anh về nhà. Ở nhà anh vẫn tiếp tục đọc sách và luyện công. Càng đọc sách nhiều anh càng hiểu sâu hơn, và đã thực sự trở thành một người tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Khoảng 1 tháng sau anh thấy người khỏe mạnh, không còn bị đau lưng, bệnh tật tự biến mất lúc nào không hay, anh cũng bỏ uống thuốc từ đó.
Một thời gian sau có người giới thiệu cho anh đi tàu trở lại; vậy là anh đã có thể đi làm nghề biển lại giống như ngày xưa. Ở trên tàu anh vẫn đọc sách và luyện công, thấy cuộc sống vui vẻ và có ý nghĩa hơn xưa.
Anh nói: “Từ khi đắc được Pháp (tu luyện Pháp Luân Công), nghe các bài giảng của Sư Phụ, học Pháp (đọc các kinh sách của Pháp Luân Công), luyện công, thấy người rất vui vẻ, yêu đời, tinh thần sảng khoái; kiến thức được mở mang, không còn chật hẹp; cũng không còn thấy cô độc nữa; cảm thấy có Pháp ở bên mình giống như là một nguồn động lực rất lớn cho cuộc sống”.
Người xưa thường nói “trong họa có phúc”, nhờ lần gặp nạn tưởng như phải bỏ nghề lại giúp anh Văn có thể gặp được Phật Pháp và bước trên một hành trình mới của cuộc đời. Anh sẵn lòng giúp đỡ những ai muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công, có thể liên hệ với anh qua số điện thoại 03732614938. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.