Truyền kỳ vượt sông bằng 1 cọng lau, 1 cái cốc, 1 cây quạt
Khi Đạt Ma tới Trung Quốc, ông chỉ dựa vào một cây cỏ lau để vượt sông. Tăng nhân Bôi Độ lại chỉ dựa vào một chiếc cốc gỗ cũng có thể qua sông. Cao nhân Ngô Mãnh chỉ dùng một chiếc quạt lông có thể tới bờ bên kia. Những câu chuyện tưởng chừng không thể tưởng tượng nổi này, lại là điều thần bí đối với khoa học hiện đại khi nghiên cứu về thân thể người.
- Chốn Bồng Lai, nơi thanh tịnh của thiên giới
- Câu chuyện chân thực của vị kỳ nhân vượt thời gian nhìn thấy tương lai
Trong lịch sử cổ đại xuất hiện rất nhiều cao nhân. Họ có thể ẩn cư trong chùa chiền đạo quán, hoặc giúp đỡ các bậc đế vương, lưu lại rất nhiều thần tích. Đối với người bình thường, những con sông lớn luôn là nơi hiểm yếu khó có thể vượt qua. Tuy nhiên một số người lại dễ dàng vượt qua như giẫm trên đất bằng.
Bồ Đề Đạt Ma: Qua sông bằng một cây cỏ lau
Bồ Đề Đạt Ma vốn là vương tử thứ ba của vua Pallava Tamil từ Kanchipuram. Ông xuất gia bảo vệ đất nước và trở thành đệ tử thứ 28 của Phật Thích Ca.
Ngày 21 tháng 9 năm Nam Lương phổ thông thứ 8 (năm 527),Thời Lương Vũ Đế (464 – 549) (Nam Triều). Tổ Bồ Đề Đạt Ma lênh đênh trên biển Đông Hải lên bờ ở Quảng Châu. Tích sử Tiêu Ngang đích thân ra đón và báo với Lương Đế. Ngày 1 tháng 10, Đạt Ma tới đô thành Kiến Khang của triều đình nhà Lương. Lương Vũ Đế đích thân xe giá cung nghênh Đạt ma vào đại điện. Sau đó ông lại đích thân cúng dường.
Theo ghi chép trong “Bích nham lục”: “Đạt Ma nhìn từ xa thấy vùng đất này có căn tính của Phật liền quyết định vượt biển đến truyền tâm ấn khai mở; bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.
Nhưng dường như Lương Vũ Đế không thể lĩnh ngộ được hàm nghĩa chân chính trong những lời của Đạt Ma. Trong lòng không thoải mái và vẩy áo ra đi. Đạt Ma biết cơ duyển của hai bên không hòa hợp liền rời Giang Nam.
Ông đã dùng một cọng lau để vượt sông Dương Tử và đã đi đến miền Nam của Ngụy. Rồi ông đi đến Lạc Dương và đã tu luyện tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Ông đã thiền định trong suốt 9 năm. Vì ông đứng trên cây lau vượt qua sông Trường Giang, từ đó có điển tích “vượt sông bằng cây lau” (nhất vĩ độ giang).
Bôi Độ: Dựa vào một cốc gỗ vượt sông
Người dân đương thời biết rất ít thông tin về hòa thượng Bôi Độ. Họ không biết ông họ gì, cũng không biết từ đâu đến. Khi ông ở Ký Châu, mọi người thường nhìn thấy ông qua sông bằng một cái cốc gỗ, vì vậy gọi ông là Bôi Độ (Bôi: nghĩa là chén, cốc, Độ: nghĩa là vượt sông).
Ngôn hành cử chỉ của ông không câu nệ tiểu tiết. Hơn nữa ông có năng lực siêu phàm. Phương bắc có một gia đình cất chứa một bức tượng Phật bằng vàng. Khi ông tới nhà người này ở trọ, ông đã nhìn thấy gia đình này đức hạnh kém không muốn để họ làm dơ bẩn tượng Phật nên đã mang tượng đi.
Sau khi gia chủ phát hiện, lập tức phái người cưỡi ngựa đuổi theo. Mọi người nhìn thấy ông đi bộ rất chậm phía trước nhưng đều không thể đuổi kịp. Khi đến bờ sông Mạnh Tân, hòa thượng Bôi Độ lại thả cái cốc gỗ xuống nước và qua sông. Không có cánh buồm, cũng không có mái chèo, chiếc cốc vẫn nhẹ nhàng trôi như bay qua bờ bên kia.
Ngô Mãnh: Qua sông bằng một chiếc quạt lông
Trong Nhị thập tứ hiếu có một tập “Tứ văn bão huyết” có kể câu chuyện về Ngô Mãnh thời Tấn. Năm ông lên tám tuổi, vì gia cảnh nghèo khó không mua nổi màn. Mỗi tối cậu đều bị muỗi đốt rất nhiều khiến cha cậu thường ngủ không ngon. Cậu bé thấy vậy, liền cởi trần để muỗi đốt cũng không đuổi đi hy vọng muỗi hút no máu mình sẽ không đốt cha nữa.
Năm Ngô Mãnh bốn mươi tuổi, có người tuyền cho ông tiên dược đạo thuật. Từ đó ông nhập đạo tu hành. Hơn nữa còn có đạo hạnh rất cao. Một ngày nọ, có cơn cuồng phong đột nhiên thổi tới. Ngô Mãnh liền viết một tờ đạo hù ném lên nóc nhà, lập tức có một con chim xanh ngậm đạo phù đi. Trận cuồng phong cũng ngừng.
Một lần khác, khi ông chuẩn bị qua sông để về nhà. Ông thấy sóng rất lớn mà lại không có thuyền. Ông liền thả cái quạt lông trắng xuống nước rồi giẫm lên đó mà nhẹ lướt qua sông. Những người nhìn thấy đều vô cùng kinh ngạc. Sau này, ông cưỡi xe giá có nai trắng thăng thiên.
Khoa học hiện đại tập trung vào nghiên cứu những bí ẩn và chức năng đặc biệt của cơ thể người. Những câu chuyện này mở ra một khung trời mới từ một góc độ khác. Con người thực sự có thể thông qua phương thức tu luyện, đồng thời với việc thăng hoa trong nội tại cảnh giới của mình, thân thể cũng có thể đạt tới trạng thái tiên thiên mỹ diệu.
Theo The Epochtimes