Âm nhạc cao quý giúp tâm hồn trở nên thánh thiện; đồng thời nuôi dưỡng đạo đức cao thượng cho trái tim thiện lương.

Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn và mang lại sự thoải mái cho tâm trí. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Điều này bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂).

Người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và chữ này được gọi là ‘Dược’. Có thể nói chức năng căn bản của âm nhạc là dùng để liệu pháp cho sức khoẻ con người, cả về thể chất và tinh thần.

Âm nhạc còn có thể ảnh hưởng tới một số phương diện của con người. Cụ thể như sau:

Âm nhạc có ảnh hưởng tới tính cách con người

Âm nhạc cao quý là thể hiện của Thiên Đạo, giúp người cảm thụ âm nhạc có thể nâng cao đạo đức, hàm dưỡng tâm tính. Âm nhạc thấp kém trái ngược với Thiên Đạo, khiến người nghe bị sa sút tinh thần hay ngang ngược kiêu ngạo, phóng túng.

âm nhạc cao quý
Đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, âm nhạc cũng có những ảnh hưởng tương ứng (Ảnh qua Pinterest)

Người Trung Quốc thời xưa đặc biệt chú ý về ảnh hưởng của âm nhạc với tính nết con người. Họ hiểu được lợi ích lớn lao của âm nhạc chính là giáo dục. Âm nhạc không phải để phát triển cảm giác của những giác quan. Người thời xưa đã nhìn thấy “Cấu tạo tâm tính” và “Giáo dục qua âm nhạc”, đó là tác dụng nguyên thủy của âm nhạc. Trong cuốn YueJi (nốt nhạc) tác giả đã nói: “Vị vua già đã dùng điệp khúc để giúp người ta kiềm chế, ngăn ngừa những ham muốn quá độ”.

Âm nhạc có nhiều cấp khác nhau

Âm nhạc thấp kém xâm phạm nguyên tắc của sự điều độ, nó không giới hạn việc biểu lộ cảm xúc của con người, sẽ đưa tới suy thoái và bạo lực. Loại âm nhạc này có thể tạo nên sự sụp đổ của một triều đại.

Âm nhạc ở cấp cao thể hiện nguyên lý của vũ trụ. Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu (ác)”. Âm nhạc tượng trưng sự hài hòa của thiên đường và hạ giới.

Trong cuốn sách Yue Ji tác giả nói: “Âm nhạc biểu lộ đạo đức nội tại, có thể sửa đổi cách cư xử. Tác giả Yue Ji cũng tin rằng âm thanh và âm nhạc phù hợp sự vật ở thiên đường và hạ giới. Chúng thích ứng với nguyên lý âm dương. Âm nhạc điều chỉnh vạn vật trong xã hội nhân loại.

Trong triều đại Yhou-Li âm nhạc là phần giáo dục chính yếu cho nhân viên chính quyền. Nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng tâm tánh và chí khí. Người xưa dùng âm nhạc để giáo hóa. Âm nhạc giúp sửa đổi tâm tính con người.

Âm nhạc cao quý là tiếng của đức

Chỉ có loại âm nhạc cao quý mới được trình diễn ở chùa và được truyền dạy rộng rãi trong dân chúng. Yue Ji ghi rằng: “Đức hạnh là bản chất của sinh mệnh; âm nhạc là điểm sáng của Đức. Cũng trong cuốn sách tác giả đã nhấn mạnh: “Đạo đức trước tiên, kỹ thuật là phía sau”.

Âm nhạc cao quý phản ánh tính cách con người
Âm nhạc có ảnh hưởng trực tiếp đến con người (ảnh: 4life English).

Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đạo đức trong âm nhạc. Ngài quả quyết âm nhạc chất lượng cao có thể nâng cao đạo đức con người. Ngài đã nói: “Không có gì có thể mạnh hơn âm nhạc để nâng cao giá trị truyền thống; không có gì phù hợp hơn âm thanh để hạn chế sự thái quá của những người đứng đầu trong việc cai trị”. Ngài cũng tin rằng tư tưởng cao nhất của âm nhạc và giá trị nghệ thuật là từ bi và mỹ thuật.

Âm nhạc này có thể thay đổi tập quán xấu để đưa người ta tới từ bi – êm đềm và thầm lặng. Nó hoàn toàn ngược lại với loại nhạc để theo đuổi những tác dụng của cảm xúc. Yue Ji nói: ” chỉ khi âm thanh phù hợp với nguyên lý của vũ trụ. Khi đó nó có thể được gọi là âm nhạc”.

Con người nên thưởng thức âm nhạc cao quý để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo Chánh Kiến

Có thể bạn quan tâm: