Bác sĩ chữa bệnh cứu người nhưng bệnh tật nó cũng đâu biết ‘sợ’ bác sĩ, đến lúc bị bệnh thì ngay cả bác sĩ cũng không thể tự cứu lấy mình…

Nhớ lại buổi gặp kỳ lạ cách đây hơn 3 năm, bác sĩ Hiển vẫn không khỏi ngạc nhiên, mọi thứ diễn ra dường như rất bình thường, nhưng bây giờ suy nghĩ lại mới thấy đó là một sự sắp đặt hoàn hảo. Buổi gặp hôm đó đã biến chị thành một con người hoàn toàn khác…

Tuổi thơ với đồng cỏ ruộng vườn

Bác sĩ Ngô Thị Hiển (nguyên trưởng khoa Phong của bệnh viện Phong – Da Liễu tỉnh Bắc Ninh) sinh năm 1955, lớn lên trong một gia đình thuần nông có bốn anh chị em ở Thôn Tam Lư, Xã Đồng Nguyên, Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh. 

Nhà nghèo, đông con nên anh cả và chị thứ hai không được đến trường. Anh trai thứ ba và chị là con út nên được bố mẹ ưu tiên cho đi học. Anh thứ ba đỗ Đại Học Tổng Hợp Hà Nội và chị Hiển đỗ Đại Học Y Hà Nội. Thời bấy giờ họ là số rất ít những người ở trong thôn được học lên cấp ba và đại học ở vùng quê nghèo này. 

Theo lời chị kể, tuổi thơ của chị là những buổi chiều giúp mẹ chăn trâu. Chị thường đem theo một đôi quang gánh để vừa chăn trâu vừa cắt cỏ. Nếu không thì chị lại đem theo sách để ngồi trên lưng trâu học bài. Còn khi ở nhà thì sân nhà chị chằng chịt những chữ viết, hình vẽ, bài tập, công thức v.v.

Bác sĩ cứu người; Tự cứu lấy mình; Chữa bệnh cứu người
Tuổi thơ của bác sĩ Hiển là đồng cỏ ruộng vườn (ảnh minh họa baikiemtra.com)

Đỗ trường Đại học Y Hà Nội, xây dựng gia đình

Được nghỉ hè, chị dậy từ sáng sớm tranh thủ ra đồng mò cua đủ cho bữa canh ăn trưa của gia đình. Buổi trưa mùa hè, chị cứ mò theo những vết chân trên mặt ruộng vừa mới gặt sâm sấp nước; ở ria bờ cũng có rất nhiều cua. Chả mấy chốc đã đầy giỏ cua. Không có chỗ để đựng, bắt được con nào là dắt ngay cạp quần. Về đến nhà xổ ra lưng thùng cua để mẹ muối cua. Thời ấy, các gia đình ở nông thôn Việt Nam, hầu như góc bếp nhà nào cũng có một vại mắm cua (cua nhiều lắm chứ đâu như bây giờ, họ lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học, đã hủy diệt nguồn cua tự nhiên). 

Cô bé học giỏi hay lam hay làm ấy được thầy cô và bạn bè yêu mến. Thấm thoát chị đã học hết cấp hai. Cái buổi anh trai đèo chị Hiển bằng xe đạp đến trường Đình Bảng thi vào cấp ba, anh cứ dặn đi dặn lại em gái: “Dứt khoát phải thi đỗ đại học em nhé!” Lời anh dặn làm cô bé càng quyết tâm phấn đấu học giỏi hơn nữa! 

Hết cấp ba chị thi vào Đại Học Y Hà Nội. Sáu năm trôi qua, cô bác sĩ trẻ ấy đã ra trường và được phân công về công tác tại Lạng Sơn. Bạn trai chị – bác sĩ quân y Nguyễn Đức Vinh (giám đốc bệnh viện Phong-Da Liễu Bắc Ninh) cũng được điều về công tác tại biên giới Lạng Sơn. Cả hai đã nên duyên vợ chồng ở tỉnh biên giới phía Bắc này. Cậu con trai đầu của họ cũng chào đời tại đây.

Con trai đột ngột qua đời

Đến năm 1983 họ được chuyển về công tác tại trạm da liễu Hà Bắc. Sau này là viện phong da liễu Bắc Ninh. Mọi thứ đang yên đang lành thì bất ngờ tai họa ập đến: Cậu con trai lớn của anh chị chăm ngoan học giỏi đang học lớp mười, bỗng một buổi trưa đi học về cháu chưa kịp ăn cơm đã kêu đau đầu dữ dội. 

Anh chị vội đưa con đến viện quân y 110 khám. Bệnh viện cho xe cấp cứu chuyển ngay cháu sang A9 bệnh viện Bạch Mai. Hai ngày sau cháu ra đi (do vỡ phình động mạch bẩm sinh) để lại nỗi đau đớn xót xa khôn nguôi cho bố mẹ và những người thân. 

Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào
Mất con, chị thất thần, thương xót, khổ đau (ảnh minh họa Adobestock)

Mất con, chị thất thần, thương xót, khổ đau. Rồi mất ngủ triền miên, rối loạn tiền đình… Các loại thuốc ngủ đắt nhất quý nhất cũng có mặt trong tủ thuốc nhà chị nhưng đều vô hiệu.

Cả hai vợ chồng đều là những bác sĩ giỏi của bệnh viện được bệnh nhân tin yêu và đồng nghiệp tín nhiệm. Họ đã chữa bệnh cho rất nhiều người nhưng bệnh tật nó có sợ gì bác sỹ đâu! mới 42 tuổi mà chị mất ngủ triền miên. Đến năm 2013, chị đau lưng và đi khám thì phát hiện bị thoái hóa ba đốt sống (L3.L4.L5 và S1), ảnh hưởng đến việc đi lại. Chị phải nhập viện Bắc Ninh điều trị và kéo giãn đốt sống lưng mất gần hai tháng.

Bệnh tật đeo bám chị

Nhiều bệnh tật dần xuất hiện, chị mất ngủ thâm quầng cả hai mắt. Hai má chị bị sạm đen, phải dùng rất nhiều thuốc tây và thuốc nam theo chỉ định của chuyên môn. Khi uống nhiều thuốc nam chị lại bị ngộ độc da (da vàng, mắt vàng) phải chuyển sang viện y học lâm sàng nhiệt đới trung ương khám. Lúc này mới phát hiện ra men gan lên trên 1000, quá cao phải điều trị tiếp tục.

Nhưng khổ nhất là chứng bệnh rối loạn tiền đình, lúc trẻ thì còn nhẹ thỉnh thoảng thoáng qua. Khi càng có tuổi nó càng tiến triển nặng hơn. Đi khắp nơi điều trị thuốc thang nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì! Mỗi lần như thế chị lại phải nằm bẹp vài ngày tiêm, truyền, thuốc thang đủ kiểu nhưng nhà cửa vẫn cứ quay lộn, buồn nôn, chóng mặt; hai tai lúc nào cũng như có tiếng ve kêu. Chị bị điếc đặc không nghe thấy gì cả, chỉ nhìn miệng người đối thoại và đoán người ta nói gì. 

Cơ duyên kỳ lạ

Nhưng cũng chính lúc này thì một cơ duyên kỳ lạ đã đến với chị. Chị nhớ lại vào ngày hôm đó: “Duyên kỳ ngộ, đó là buổi gặp mặt thiên định của bốn bác sĩ cách đây hơn ba năm tại nhà bác sĩ Thược (Nguyên giám đốc sở ý tế Bắc Ninh – Thầy thuốc nhân dân) và bác sĩ Hà (Nguyên phó giám đốc sở ý tế Hà Bắc) với hai vợ chồng tôi. Trong buổi gặp gỡ ấy tôi đã được bác sĩ Thược và Hà giới thiệu về Pháp Luân Công.”

Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Cách tu luyện Pháp Luân Công; Sách tu luyện Pháp Luân Công
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công (ảnh Facebook)

Chị theo bác sĩ Hà ra điểm luyện công và học Pháp chung. Lúc đầu khi đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) chị rất ngại và không hiểu gì cả. Nhưng cứ quyết tâm đọc và sau thấy dần dần hiểu ra. 

Gần hai tháng sau chị đã đến với giấc ngủ rất dễ dàng. Cơ thể biến đổi từng ngày, da dẻ trắng trẻo, người xinh đẹp ra. Những vết nám trên má và quầng đen ở hai mắt cũng dần biến mất. Từ 42kg chị đã tăng lên 49kg-50kg. 

Tâm tính đề cao, gặp nhiều may mắn

Đọc sách nhiều rồi chị mới thôi không còn đau khổ nuối tiếc mãi về sự ra đi của đứa con trai lớn nữa, chị biết rằng đó là thiên định. Việc đó tất xảy ra trong định mệnh của bản thân. Mọi vấn đề trong cuộc sống chị không đặt nặng, coi nó thật nhẹ nhàng chẳng để nó trong tâm. Các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. 

Đặc biệt chị thấy mình rất tự tin trong cuộc sống và trải nghiệm được rất nhiều may mắn. Một lần nọ, khi quy hoạch, thành phố mở một con đường phía sau lưng nhà chị. Họ đã chặt những cây sung cây sấu, chị cùng với các chị hàng xóm đang nhặt sung thì bất ngờ một cành sấu to rơi đúng vào chỗ chị. Chị lồm cồm bò dậy ngoi ra từ cành sấu lớn. Ai cũng sợ hết hồn lo cho chị nhưng chị không sao cả!

Lần thứ hai vào khoảng tháng tám năm 2020, chị bị trượt ngã ở sau vườn và gãy tay. Chồng chị đưa chị đi bó bột về rồi bảo: “Thế này thì nhanh cũng phải mất một năm mới hồi phục được!” Nhưng chị lại bảo: “Không sao, chỉ một tháng em sẽ khỏi thôi!” Quả nhiên, chưa đầy một tháng sau chị đã tháo bột ra và làm việc bình thường.

Chị biết là do mình tu luyện nên đã được Thần Phật bảo hộ, những điều viết trong sách Chuyển Pháp Luân là hoàn toàn chân thực. 

Bác sĩ cứu người nhưng lại không cứu được chính mình - điều kỳ diệu đã xảy ra
Chị Hiển đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công

Bác sĩ cứu người nhưng lại không cứu được chính mình

Là bác sĩ, chị thấy thật kỳ diệu khi có những người bệnh mà y học bó tay điều trị không được hoặc bệnh chỉ đỡ; nhưng khi tu luyện Đại Pháp chân chính họ đã khỏi bệnh và có được thân thể hoàn toàn khỏe mạnh. Đây là điều mà khoa học khó lý giải nổi. 

Chị xúc động nói: “Bản thân tôi được thọ ích rất nhiều từ Đại Pháp. Đại Pháp đã cho tôi sức mạnh để vượt lên mọi khó khăn trong cuộc đời”. Chị muốn nhiều người hơn nữa cũng đắc được Pháp trân quý này. Chị sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ những ai muốn tu luyện Pháp Luân Công. Bạn đọc có thể gọi cho chị qua số điện thoại: 0914.880.839.

Bác sĩ cứu người nhưng bệnh của chính mình thì lại không tự cứu được, may nhờ Đại Pháp đã ban cho chị cuộc đời mới, thật sự là quá kỳ diệu!