Bị bệnh viện trả về, bà giáo 83 tuổi chia sẻ bí quyết vượt cửa tử
Cách đây 8 năm bà Oanh đã bị bệnh viện trả về vì không thể chữa trị được nữa. Vậy mà đến nay bà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, không có dấu hiệu của bệnh tật; bí quyết của bà nhờ một môn khí công của Phật gia.
Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng bà Oanh nói chuyện vẫn rất lưu loát, rõ ràng, nếu chỉ nghe tiếng thì không ai nghĩ là bà đã 83 tuổi; bà từ tốn kể lại câu chuyện vượt cửa tử của mình:
“Quê tôi ở Hưng Yên nhưng gia đình lên Hà Nội từ khi tôi còn nhỏ. Sau bố tôi ra Quảng Ninh làm Chánh Thư ký Sở Mỏ Hòn Gai. Kháng chiến bùng nổ, bố tôi theo kháng chiến, rồi làm ở Văn phòng Đổng lý Bộ Nội vụ tại An toàn khu Sơn Dương, Tuyên Quang. Hòa bình lập lại thì trở về Hà Nội, sau bố tôi lại lên Phú Thọ công tác. Nhà tôi có 5 anh chị em, 2 trai, 3 gái, tôi là thứ 3. Bố tôi đi đâu thì lại đưa cả gia đình theo đó.
Tôi là giáo viên dạy cấp 3 ở trường Tây Tiền Hải ở Thái Bình, rồi được cử làm chuyên gia giúp Lào, dạy học sinh Lào 10 năm (từ năm 1975 đến năm 1984) ở một trường Lào tại Hòa Bình. Sau đó tôi chuyển về công tác ở Sở Giáo dục của tỉnh Thái Bình, làm ở phòng giáo dục chuyên nghiệp, là chuyên viên phụ trách làm hồ sơ đưa học sinh đi nước ngoài. Tôi làm ở đó cho đến khi về hưu là năm 1993.
Năm 2007, tự nhiên mắt và da của tôi đều vàng, tôi đi khám thì phát hiện bị viêm gan siêu vi B, điều trị ở bệnh viện 103 trong 2 tháng, nhưng cũng chỉ giảm đi một chút chứ không hết được. Đến năm 2013 thì bệnh gan lại tái phát, lúc này lượng virus trong máu đã rất cao. Tôi nằm viện điều trị hơn 1 tháng, tốn hơn 100 triệu.
Năm 2016 tôi lại phải nhập viện vì bệnh viêm gan, lúc này tôi đã bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, và cơ thể không chấp nhận bất cứ một thứ thuốc gì nữa cả, uống vào là nó phản ứng lại ngay. Bác sĩ đưa cho tôi một lọ thuốc rất nhỏ mà những 1,5 triệu, để tôi uống thử xem thế nào. Tôi vừa uống đến viên thứ 2 thì bị sốc phản vệ, may là đang ở bệnh viện nên được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ nói gan của tôi đã bước sang giai đoạn xơ gan cổ trướng, gan của tôi bây giờ ví như một chùm nho, cứ rụng đi một tế bào nào thì là mất luôn chứ không bù đắp lại được nữa. Cuối cùng bác sĩ đã nói riêng với người nhà tôi là không chữa được nữa, để cho tôi về, muốn ăn uống gì thì cứ thoải mái, không cần kiêng khem nữa, có nghĩa là xác định chờ chết thôi.
Về được hơn 1 tháng thì có một người em làm ở cơ quan của chồng tôi đến giới thiệu cho tôi Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) – một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia. Em ấy nói là cách đây 2 năm đã định giới thiệu cho tôi rồi, nhưng cứ lần lữa mãi, và bây giờ mới nói được. Tôi nghĩ chắc lúc này mới đủ duyên để tôi bước vào, em ấy mua cho tôi một quyển sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Đại Pháp) và một quyển Đại Viên Mãn Pháp.
Trong vòng 1 tuần tôi đã đọc xong 2 quyển sách và thuộc hết 5 bài công pháp. Hàng ngày cứ 3h30 sáng là tôi dậy luyện công cho tới 5h30, duy trì mãi như vậy cho tới tận ngày nay, hầu như không bỏ ngày nào.
Và cũng kể từ ngày đó, tôi không phải uống thêm một viên thuốc nào nữa, dù là dầu gió cũng không dùng, tôi quên luôn cả cổng bệnh viện, không bao giờ nghĩ tới việc đi khám nữa. Còn cái gan của tôi thì tôi cũng không để ý tới nó nữa, chỉ chú tâm vào tu luyện, vậy mà sức khỏe của tôi ngày càng tốt hơn, đến nay cũng đã 8 năm rồi. Trước đây tôi bị bệnh viện trả về, nghĩ rằng tôi không sống lâu được nữa, nhưng nhờ tu luyện Đại Pháp, tôi càng ngày càng khỏe ra.
Tu luyện rồi tôi cũng hòa ái hơn, đôi khi có những mâu thuẫn với chồng con thì tôi cũng có thể nhẫn nhịn được. Tuy nhiên tôi biết mình vẫn cần phải cố gắng rất nhiều, còn nhiều thứ chưa buông bỏ được.
Thấy Đại Pháp quá tốt, em trai ruột của tôi cũng tu luyện. Rồi em gái út của tôi cũng bước vào tu luyện; con trai của dì ấy ở bên Anh cũng tu luyện Đại Pháp.”
Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với bà Oanh qua số điện thoại 0388185709. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.