Luân hồi và chuyển sinh vốn là những khái niệm hết sức quen thuộc trong văn hóa truyền thống. Nhưng ảnh hưởng của thuyết vô thần hiện đại đã khiến nhiều người bắt đầu hoài nghi về thuyết đó. Thực tế là giới khoa học liên tục có những phát hiện về hiện tượng kỳ lạ này.

Những năm gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những trường hợp luân hồi, chuyển kiếp. Các câu chuyện tưởng như kỳ bí đó đã chứng minh rằng cuộc sống là luân hồi qua các kiếp.

Cuối thời đại Edo ở Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ XIX, có một câu chuyện tường thuật tại chỗ về luân hồi chuyển sinh gây chấn động mọi tầng lớp xã hội cho tới tận hoàng gia. Đến cuối thế kỷ XIX, nó đã được lan truyền ra nước ngoài. Đó là câu chuyện chuyển sinh luân hồi của Katsugoro.

Câu chuyện chuyển sinh của Katsugoro

Ngày 10 tháng 10 năm văn hóa thứ 12 thời đại Edo Nhật Bản (1815), có người nông dân làng Tama Nakano (nay là Higashi Nakano, thành phố Hachioji, Tokyo) sinh hạ con trai tên Katsugoro. Từ nhỏ cậu bé đã hoạt bát và dễ thương. Một ngày tháng 11 năm Bunsei thứ 5 (1822), khi cậu bé đang chơi đùa với anh trai Otojiro và chị gái Minoru, cậu đột nhiên hỏi một vấn đề xưa nay chưa từng thấy: “Trước khi đến nhà này là con của gia đình nào? “

Otojiro trả lời: “Việc này, anh không biết đâu”

Minoru nói, “Sao em hỏi kỳ lạ vậy? Katsagoro em có biết không?”

Katsugoro trả lời, “Em biết chứ. Em sinh ra ở làng Kubo ở Fujikura, chết vì bệnh đậu mùa khi lên 6 tuổi”.

Minoru nói thêm: “Em nói bậy, chị sẽ đi mách mẹ cho mà xem”

Katsugoro chẳng ngờ anh trai và chị gái không biết điều đó. Nghe thấy những lời nghiêm túc của chị, cậu bé nước mắt lưng tròng và cầu xin: “Chị ơi, đừng nói với mẹ. Em cầu xin chị đó, chị nói gì em sẽ nghe theo”.

Từ đó, Katsugoro rất nghe lời chị, nói gì nghe đó. Người mẹ tỉ mỉ chu đáo của cậu cũng nhận ra sự thay đổi này. Đến giữa tháng 12, bà nói với chồng mình là Genzō; giữa Katsugoro và Minoru dường như có một bí mật nào đó được che giấu. Cha cậu bé đã gọi con tới và nói: “Chúng ta sẽ không mắng con. Con có chuyện gì vậy, có thể nói cho cha nghe được không?”

Ký ức tiền kiếp của Katsugoro

Cậu bé kể lại, kiếp trước cậu tên là Fujikura, sinh ra ở làng Hodokubo (nay là Higashi Nakano, thành phố Hachioji, Tokyo). Cha cậu tên là Ginza, mẹ tên là Sakusei.

Người cha hỏi: “Điều này có thật không?”

Cậu bé trả lời “Đó hoàn toàn là sự thật”

Cha cậu nói tiếp: “Con không được nói với ai về chuyện này nhé.”

Cậu bé gật đầu “Con biết rồi ạ”.

Đột nhiên nghe thấy một điều lạ lùng như vậy, trong lòng cha mẹ cậu đầy sự hoài nghi và không dám tin.

Quá trình chuyển sinh đầu thai

Mỗi tối, cậu bé ngủ cùng bà nội và kể cho bà chi tiết từng chút một quá trình chuyển sinh đầu thai của mình:

Fujikura lâm bệnh và qua đời khi mới lên 6 tuổi. Ngày tổ chức tang lễ, cậu được bỏ vào một chiếc quan tài gỗ và đưa đến nghĩa trang trên núi để chôn cất. Khi quan tài chôn xuống đất, đột nhiên xuất hiện một tiếng nổ lớn. Cậu thấy linh hồn mình bay lên cao, hướng về phía nhà. Khi về tới nơi, cậu nhìn thấy cha mẹ đang nói chuyện, nghe được rất rõ ràng. Vì thấy mẹ khóc ròng rất đỗi thương tâm, cậu chạy tới định an ủi mẹ. Nhưng mẹ cậu hoàn toàn không nghe thấy.

Cuối cùng cậu thấy một ông lão với bộ râu trắng, mặc áo kimono đen đang vẫy tay chào mình. Ông lão đưa cậu bay qua sơn xuyên cùng cốc hồi lâu và tới một nơi. Ở đó không lạnh cũng không nóng, u ám tối đen như mực.Trên cánh đồng ở đó có hai loại hoa màu vàng và đỏ.

Cậu bé ở thế giới đó khoảng vài ngày. Ông lão nói với cậu đã ba năm trôi qua. Cậu có thể đi đầu thai rồi. Sau đó, ông đưa cậu đến một ngôi nhà phía sau cây hồng sai trĩu ở làng Nakano, cũng chính là nhà hiện nay. Cậu nghe theo lời ông lão chỉ dẫn và đi vào phòng.

Đầu tiên cậu nấp sau bếp lò, rồi mới rón rén đi vào. Khi đó cậu nghe thấy cha mẹ mình đang bàn bạc chuyển đến Edo làm thuê để dễ dàng cho việc trang trải cuộc sống gia đình. (Vào thời điểm đó, trung tâm Tokyo cách hàng Nakano và Hodokubo khoảng 40km, đi bộ khoảng một ngày).

Lúc này, linh hồn cậu bé nhanh chóng chui vào bụng mẹ và sau đó ra đời.

Câu chuyện bắt đầu lan truyền…

Sau khi kể về trải nghiệm trước khi ra đời của mình, cậu bé khóc to và cầu xin bà nội đưa mình đến làng Hodokubo. Cậu nói: “Con muốn đến thăm mộ cha của con ở kiếp trước”.

Thương cảm với sự thỉnh cầu khổ sở của cậu bé, bà hỏi người quen ở gần đó có biết ông Ginza ở làng Hodokubo không? Cuối cùng có người nói với bà, làng này từng có người tên như thế, nhưng đã qua đời rồi. Ông ấy có một đứa con trai tên Fujikura. Nhưng cậu bé cũng qua đời khi bị bệnh đậu mùa. Cứ như vậy không biết từ lúc nào, câu chuyện luân hồi chuyển sinh của cậu bé lan truyền trong thôn. Nhiều người tìm đến nhà cậu để nhìn thấy cậu. Mọi người còn đặt cho cậu cái tên “Tiểu tăng làng Hodokubo”.

Mẹ cậu cũng bắt đầu tin câu chuyện luân hồi chuyển sinh của con trai. Những lời hai vợ chồng bà bàn bạc về chuyện đi làm thuê để tính kế sinh nhai là bí mật của vợ chồng họ, không ai biết; hơn nữa khi đó cậu chưa được sinh ra.

Tượng đài ghi lại câu chuyện của Katsugoro được dựng lên trong khuôn viên của Takahata Fudoson ở Takahata, thành phố Hino, và lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2018. (nguồn ảnh:umarekawari)
Tượng đài ghi lại câu chuyện về Katsugoro được dựng lên trong khuôn viên của chùa Takahata Fudoson ở Takahata, thành phố Hino, và lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 20/5/2018. (nguồn ảnh: umarekawari)

Hành trình tìm lại nhà ở tiền kiếp

Ngày 20 tháng 1 năm Bunsei thứ 6 (1823), bà nội đã đưa Katsugoro đến làng Hodokubo để tìm lại nhà của cậu trong tiền kiếp. Thực tế cậu bé đã dẫn bà đi quanh khắp nơi. Mặc dù làng Hodokubo và Nakano là hai làng lân cận, chỉ cách nhau 5km nhưng họ phải leo lên một ngọn núi hoang vắng. Katsugoro khi đó mới tám tuổi chưa bao giờ tới đây nhưng cậu biết đường, đưa bà ngoại vượt núi đi bộ vào làng và tỏ ra khá quen thuộc với mọi thứ nơi đây.

“Có phải nhà này không?” Bà nội hỏi cậu.

“Không phải ạ, đi tiếp một chút đi ạ.” Katsugoro trả lời. Một lát sau cậu chỉ vào một nhà và nói: “Chính là nhà này”.

Trong khoảng đất trống trước nhà của cậu bé ở tiền kiếp có sáu bức tượng Phật Địa Tạng bằng đá. Trước đây Fujikura và những đứa trẻ khác thường chơi đùa bên cạnh những bức tượng này.

Gặp lại cha dượng và xác minh câu chuyện có thật

Katsugoro đưa bà nội vào gia đình một người nông dân. Khi đó mẹ của cậu ở tiền kiếp và cha dượng Hanshiro đều có mặt. Khi Fujikura lên hai tuổi, cha ruột cậu qua đời, mẹ cậu tái hôn. Cha dượng rất yêu thương cậu.

Cả hai đều rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé. Họ nói Katsugoro và Fujikura rất giống nhau (Khi đó Katsugoro 8 tuổi, và Fujikura đã qua đời khi 6 tuổi). Cứ như thể Fujikura hồi sinh vậy. Mặc dù lần đầu tiên tới nơi này, nhưng Katsugoro lại quen thuộc với mọi thứ trong nhà, biết chính xác cái gì đặt ở đâu. Cậu nói, trước đây ở cổng cửa hàng thuốc lá phía đối diện không có cái cây kia. Điều này lại lần nữa làm hai vợ chồng già ngạc nhiên. Quả thực 10 năm trước ở đó không có cái cây như vậy. Cậu bé cũng tới thăm mộ của ông Ginza. Từ đó hai qua lại với nhau thân thiết như người nhà.

Trở thành chủ đề ở Tokyo

Một tháng sau kể từ khi trở về từ làng Hodokubo, một ngày giữa tháng hai, lãnh chúa phong kiến Ikeda Sadatsune của miền đất Tottori Domain (nay là tỉnh Tottori Nhật Bản) đến nhà cậu bé. Lãnh chúa có một người con gái tên Lu Ji, rất hiểu chuyện, từ nhỏ đã hay cúng lễ Thần Phật. Tuy nhiên năm trước (tháng 11 năm Bunsei thứ 5) cô bé bị tử vong cũng vì bệnh đậu mùa lúc 6 tuổi.

Đang lúc bi thương đau buồn vì mất đi con gái yêu và sống ẩn dật tránh xa mọi người, ông nghe được câu chuyện luân hồi chuyển sinh của Katsugoro. Ông vô cùng trấn động trong lòng, và mong đợi một điều bất thường. Ông đã tìm đến nhà cậu bé tìm hiểu thực hư. Khi gặp lãnh chúa, cậu bé sợ hãi tới không nói lên lời. Bà nội bên cạnh hiểu rõ ngọn ngành nên thay cậu thuật lại mọi chuyện.

Giữa tháng 3, lãnh chúa đã viết lại câu chuyện của cậu bé, với tiêu đề “Câu chuyện luân hồi chuyển sinh của cậu bé Katsugoro, và tặng cho một văn nhân và những đại hòa thượng trong chùa Sengakuji Temple”. Câu chuyện đã trở thành một chủ đề ở Tokyo.

Quá trình xác minh của học giả và phần đời sau của Katsugoro

Tháng 4 năm đó, các lãnh chúa nơi gia đình cậu bé sinh sống đến nhà cậu để thực hiện điều tra theo quy định. Cha mẹ cậu bị các lãnh chúa gọi đến Tokyo, gây ồn ào khắp vùng. Nhiều học giả văn học biết câu chuyện của cậu bé thông qua báo cáo này. Hirata Atsutane (1776-1843), một trong bốn học giả nổi tiếng hậu thời kỳ Edo lúc đó cũng là một trong số đó.

Hirata Atsutane đã mời cha con cậu bé đến viện nghiên cứu quốc học Gasbukisha của mình. Và họ đã mất ba ngày 22, 23, 25 tháng 4 năm 1823 để kể lại chi tiết toàn bộ câu chuyện.

Hirata Atsutane (1776-1843), một trong bốn học giả nổi tiếng hậu thời kỳ Edo lúc đó cũng là một trong số đó
Hirata Atsutane (1776-1843), một trong bốn học giả nổi tiếng hậu thời kỳ Edo đã viết lại câu chuyện tái sinh của Katsugoro

Sau đó Hirata dành thêm 3 tháng tìm hiểu điều tra, ghi lại các cách lý giải, bổ sung các quan sát cá nhân, và viết thành cuốn “Sự tái sinh của Katsugoro” vào tháng 6 năm đó. Ngày 22 tháng 7 cuốn sách được mang tới Kyoto để trình lên Thiên hoàng Kōkaku và thái hậu đọc. Sau đó cuốn sách cũng gây chấn động trong hậu cung.

Ngày 26 tháng 8 năm Bunsei thứ 8 (1825) Katsugoro 11 tuổi gia nhập viện nghiên cứu Gas Bukisa. Cậu trở thành học trò của Hirata, và học ở đó khoảng một năm. Sau đó cậu trở về làng Nakano. Lớn lên, Katsugoro sống như một người nông dân bình thường. Cậu thừa kế nghề nông của cha và còn có nghề phụ buôn bán lồng đèn tre; có một cuộc sống khá dư dả. Ngày 4 tháng 12 năm Meiji 23(1869), cậu qua đời ở tuổi 55.

Theo Epoch Times