Nhiều loài động vật có khả năng cảm ứng với thiên nhiên rất nhạy bén. Thông qua việc quan sát, lắng nghe chúng có thể giúp chúng ta thoát khỏi thảm họa sẽ xảy ra.

Chim nhạn báo ân

Tại huyện Chiêu Tín có một vị thầy thuốc nổi tiếng tên Khổng Nhất. Một lần nọ, trên đường đi khám bệnh về ngang qua phố thị, ông nhìn thấy có người đang bán một con chim nhạn bị thương. Chim nhạn rơi nước mắt, vỗ đôi cánh bị thương và hướng về phía ông như muốn kêu cứu. Khổng Nhất là một người thiện thương, tốt bụng; thường ngày trị bệnh cho người giàu mới thu chút lệ phí. Đối với người nghèo một xu không lấy. Tuy hành nghề y nhưng ông sống cuộc sống thanh đạm. Người thợ săn bán con chim nhạn này cũng từng được ông trị bệnh miễn phí nên đã biếu ông con chim nhạn thay lời cảm ơn. 

Khi mang chim nhạn về nhà, ông đã tỉ mỉ trị bệnh cho chim nhạn. Chỉ vài ngày sau, chim nhạn đã có thể sải cánh bay lượn. Trước khi bay đi, nó để lại một cái lông chim bên tai Khổng Nhất. Đột nhiên, ông nghe thấy tiếng nói của chim nhạn: “Để báo đáp ơn cứu mạng, tôi xin tặng ông chiếc lông chim này, có nó ông có thể nghe được ngôn ngữ của loài chim”. Từ đó, Khổng Nhất có thể hiểu được ngôn ngữ của loài chim.

Thoát khỏi thảm họa nhờ hiểu được ngôn ngữ của loài chim

Ông phát hiện, khả năng dự đoán thời tiết của loài chim rất chính xác. Điều này giúp ông có thể đề phòng trước mưa gió hoặc bão tuyết. Có lần, Khổng Nhất dùng rơm rạ phủ lên mái nhà trước để không bị mưa đá phá hỏng nhà. Ông nói cho mọi người về việc mưa đá có thể xảy ra nhưng hầu như họ đều không tin, nên nhiều nhà đã bị mưa đá làm hỏng ngói.

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Potsdam (Đức) đã phát hiện ra rằng, có thể cứu tảng băng ở Tây Nam Cực
Thoát khỏi thảm họa nhờ hiểu được ngôn ngữ của loài chim (ảnh minh họa: secretchina.com).

Ngày nọ, Khổng Nhất nghe một vài con chim sẻ nói chuyện với nhau rằng vài ngày nữa có một trận mưa lớn sẽ nhấn chìm thành phố. Sau đó, ông lại nghe thấy những con chim khách nói chuyện với nhau, ba ngày nữa sẽ có mưa lớn liên tục trong bảy ngày nhấn chìm thành phố.

Nghe thấy những tin tức khủng khiếp này; vì sự an toàn của mọi người, ông đi khắp nơi nói với mọi người nhanh chóng di tản. Một số người tin lời ông nói, liền dọn đi nơi khác lánh nạn; cũng có người do dự. Một số người còn chế nhạo ông là mất trí, sau đó đã kiện ông lên huyện nha.

Đến công đường, ông bị coi là “dùng tà thuyết mê hoặc dân chúng”. Khổng Nhất kể lại mọi chuyện và nói cho quan huyện về tin tức do những con chim mang đến; vì liên quan tới mạng người nên mới gấp gáp đi truyền đạt thông tin.

Nhiều người không thoát khỏi thảm họa vì không thấy nên không tin

Vị huyện lệnh biết ông là người tốt bụng và trung thực. Nghe xong câu chuyện của ông; ông ta liền cầm lấy chiếc lông chim của Khổng Nhất treo lên tai rồi bước ra khỏi huyện nha. Lúc đi ngang qua một cửa hàng gạo, trên đó treo một chiếc lồng chim tước. Khi đến gần, ông nghe thấy tiếng chim tước nói: “Cả ngày bị nhốt trong lồng này, dù có ăn có uống, nhưng sao vẫn nhớ bầu trời tự do quá”.

Biết vị thầy thuốc không nói dối, ông chạy vào thông báo với dân làng “Có thể trong vài ngày tới sẽ có mưa to liên tiếp, mọi người hãy nhanh chóng chuẩn bị lánh nạn”. Mặc dù huyện lệnh thông báo, nhưng không thể khiến nhiều người chú ý. Mọi người đều cho rằng bức tường cao chót vót thế này không thể bị nước nhấn chìm, nên chỉ có ít người dọn đi nơi khác.

Trước tiên ta hãy tìm hiểu những thảm họa được miêu tả trong các dự ngôn tiếp theo, cũng như cách thức thoát khỏi thảm họa và các biến số
Nhiều người không thoát khỏi thảm họa vì không thấy không tin (ảnh minh họa: Pixabay).

Ba ngày sau, đúng như lời chim đã dự ngôn. Mưa to tầm tã xối xả từ trên trời xuống, nước tích tụ ngoài thành và bắt đầu tràn vào trong thành. Dòng nước khiến đê sông Hoàng Hà bị vỡ, nước sông tràn vào khắp nơi. Nước lũ dữ dội khiến huyện Chiêu Tín bị nhấn chìm; chỉ còn lại nửa km vuông vốn là sân Gia Hựu của thành Chiêu Tín còn sót lại, tất cả vùng đều thành đầm lầy.

Khổng Nhất đã dẫn mọi người thoát khỏi vùng ngập lụt, đến phía tây nam của huyện xây dựng nhà cửa, nay là Khổng Phụ, cách bờ tây hồ Thất lý hơn một dặm.

Khả năng dự ngôn thần kỳ của động vật

Lại có một câu chuyện vào năm Thái An thời Tần Huệ Đế, Trương Sánh, Ty quân tại quận Giang Hạ một lần đánh xe bò ra ngoài, đột nhiên con bò có thể nói tiếng người và mở miệng nói: “Thiên hạ sắp đại loạn, ta mệt quá rồi, người còn muốn đánh xe của ta đi đâu?”. Trương Sánh cùng mấy tùy tùng đi theo nghe thấy vô cùng sợ hãi, liền đánh xe bò về nhà. Về đến nhà, con bò lại nói: “Sao lại về sớm thế?”. Trương Sánh càng sợ hãi, chỉ có thể giữ kín những bí mật con bò tiết lộ trong lòng. 

Từ một con voi khổng lồ cho tới hải cẩu hay tinh tinh, vẹt thậm chí là những loài vật thân thuộc như chó và mèo đều biết “nói chuyện”
Bò nói chuyện dự báo lành dữ (ảnh minh họa: epochtimes.com).

Vừa đúng lúc đó tại huyện An Lục có một người rất giỏi xem bói. Trương Sánh liền tìm tới ông ta hỏi về cát hung. Vị thầy bói nói: “Đúng là điềm báo đại hung, thiên hạ sẽ có chiến loạn, không chỉ một gia đình, cả huyện này đều sẽ bị hủy diệt”.

Mùa thu năm đó, Trương Xương nổi loạn. Mấy anh em của Trương Sánh cũng đi theo. Không lâu sau đó, quân phản loạn bị dẹp yên, cả gia đình Trương Sánh đều bị hại. Trong “Dịch Yêu” Kinh Phòng có nói: “Khi bò mở miệng nói chuyện, có thể chiêm bói cát hung theo lời nó nói”.

Đừng đợi thấy rồi mới tin

Thỉnh thoảng, chúng ta có thể đọc được những tin tức về việc động vật có khả năng dự ngôn, ví dụ biết trước người sẽ đoạt giải nhất cuộc thi là ai. Thời cổ đại từng có động vật nói tiếng người, dự đoán tai họa sắp xảy ra.

Nhiều người luôn tự bó buộc trong không gian hạn hẹp của mình; họ chỉ tin những gì mắt thấy tai nghe còn những gì không thấy sẽ không tin. Nhất là những lời tiên tri, những câu chuyện tâm linh nói về Thần Phật, họ xem là mê tín hoang đường.

Có rất nhiều dự ngôn về các thảm họa và cách thoát khỏi thảm họa như thế nào. Mọi người thường không tin, tuy nhiên cuối cùng sự việc vẫn đúng hạn như dự ngôn mà tới. Vậy nên, nhiều sự việc đừng nên đợi thấy rồi mới tin.

Theo Visiontimes