Không ai tin một “đệ tử Lưu Linh” (*) suốt ngày rượu chè như chú Đang lại có thể bỏ được rượu, vậy mà chú đã bỏ hẳn thứ men cay này chỉ sau 1 tuần tu luyện Phật Pháp. Dưới đây là những lời chia sẻ của chú:

Tôi là Nguyễn Văn Đang, năm nay 64 tuổi. Hiện tại tôi đang ở Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Khi trước tôi làm nghề thợ hồ (xây dựng công trình nhà cấp 4), giờ tôi lớn tuổi rồi nên chỉ lao động ở nhà.

Tôi biết uống rượu từ năm 18 tuổi, và uống càng ngày càng nhiều hơn. Sau này hầu như ngày nào tôi cũng uống gần nửa lít rượu, tôi vừa ăn cơm vừa uống mà không cần bạn uống cùng. Còn hôm nào có bạn nhậu thì phải uống cho đến say mới thôi, uống tăng một chưa say thì phải đi uống tiếp tăng hai. 

Uống say về nhà vợ con la rầy, tôi không kiềm chế được lại cự cãi, cộng thêm tính tôi cũng nóng, nên thường xuyên gây gổ với vợ con.

Vậy mà bây giờ tôi có thể tu luyện Phật Pháp và bỏ hẳn rượu bia, đúng là không ai tin được. Cái duyên của tôi với Phật Pháp cũng là vào một bữa nhậu say. Khi đó là năm 2019, hôm ấy con của tôi tổ chức mừng sinh nhật 60 tuổi cho cha mẹ tại nhà, tôi uống rất nhiều nhưng vẫn chưa say, thế là em tôi mời về nhà uống tiếp. 

Hai anh em nhậu đến say xỉn, tôi không chạy xe được nữa nên phải đi bộ về nhà, lúc đó cũng đã 9 giờ tối rồi. Trên đường đi thì gặp ông bạn chạy xe ngang qua, thế là ông ấy cho tôi quá giang về nhà. 

Sáng hôm sau tôi rủ ông ấy đi uống cà phê để cảm ơn hôm qua đã chở tôi về. Trong lúc nói chuyện thì ông ấy giới thiệu cho tôi môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), ông ấy khuyên tôi là bây giờ cũng lớn tuổi rồi, cũng nên tu tập để cho tâm hồn nó thanh thản hơn; ông ấy còn nói môn này tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn rất tốt, giúp cho người ta ngày càng tốt hơn. Tôi nghe thấy hay nên quyết định học theo.  

“Đệ tử Lưu Linh” bén duyên Phật Pháp
Chú Đang đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Nguyện Ước)

Nhờ ông bạn giúp đỡ, tôi bắt đầu luyện 5 bài công pháp và đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Và cứ để ý đến việc tu luyện mà tôi quên luôn cả rượu, không nghĩ gì tới nữa, tới bữa ăn cơm cũng không thấy muốn uống. 

Sau một tuần, thấy tôi không uống rượu nữa, vợ tôi mới hỏi, còn cái bình rượu thuốc 20 lít kia thì tính sao? Tôi nói mang đổ đi, chứ tôi không uống nữa. Vậy là tôi bỏ hẳn rượu bia từ lúc đó.

Tôi uống rượu nhiều thì cả xóm ai cũng biết, có người còn nói tôi không thể nào mà bỏ rượu được, cũng không thể nào mà tu được. Vậy nên khi thấy tôi bỏ được rượu họ đều rất ngạc nhiên, tôi nói với họ rằng nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên tôi mới làm được như vậy.  

Còn thuốc lá thì tôi bỏ chậm hơn. Thực ra khi vừa bước vào tu luyện thì tôi hút thuốc đã thấy không còn vị giống như trước (giống như lời giảng trong sách Chuyển Pháp Luân), nhưng vì đi giao lưu bạn bè, thấy mọi người hút, tôi không kiềm được rồi lại hút vài điếu. Bây giờ thì tôi cũng bỏ hẳn được thuốc lá rồi.

Trước đây tôi bị đau lưng, ngồi xuống và đứng lên phải một lúc tôi mới thẳng lưng và đi bình thường được. Nhưng sau khi tu luyện thì tôi không còn bị đau lưng nữa, ngồi lâu đứng dậy mà lưng vẫn thẳng, rất nhẹ nhàng thoải mái.

“Đệ tử Lưu Linh” bén duyên Phật Pháp
Chú Đang đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Nguyện Ước)

Tính tình tôi cũng nhẹ nhàng hơn, không còn nóng nảy như trước, mọi người trong gia đình nhờ vậy cũng hòa thuận hơn. Vợ tôi thấy tôi thay đổi nên cũng bước vào tu luyện cùng với tôi. Vợ tôi trước cũng bị nhiều bệnh, nhưng giờ thì khỏe lên rất nhiều và không còn bệnh tật gì nữa.  

Tôi chia sẻ câu chuyện của mình để mong nhiều người hơn nữa biết đến Pháp môn này và cũng đạt được nhiều lợi ích giống như gia đình tôi.

Ai muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại 0978 414 043.

(*) Đệ tử Lưu Linh: Vào cuối thời Ngụy đầu thời Tấn ở bên Trung Quốc có một người tên là Lưu Linh. Ông là một trong “Trúc lâm thất hiền” – những học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo. Ngoài học vấn, Lưu Linh còn được biết đến là người rất hay uống rượu, xem rượu là bạn, lấy rượu làm vui. Vậy nên sau này người ta hay dùng “Đệ tử Lưu Linh” để chỉ những người say sưa rượu chè.