Vào triều Minh, có hai người đã từng du ngoạn tới địa phủ, không những có thể nhìn thấy nguyên nhân sinh bệnh ở đâu; còn gặp được trạng nguyên tể tướng Cố Đỉnh Thần. Vị tể tướng này sau khi từ trần vẫn tiếp tục làm quan ở âm phủ.

Nguyên thần chịu tội tại địa phủ, người mắc bệnh tại dương gian 

Vào năm Long Khánh thời vua Minh Mục Tông (1567 -1572), nho sinh Từ Giác sau khi mắc bệnh, đột nhiên tử vong. Qua một ngày đêm, sau khi người nhà nho sinh đưa ông nhập liệm, đột nhiên từ quan tài xuất hiện những tiếng gõ; hơn nữa âm thanh càng lúc càng gấp gáp. Những người nghe thấy đều sợ toát mồ hôi và vội chạy ra ngoài. 

Vạn bất đắc dĩ, vợ ông liền nhờ một người thợ thủ công tới mở quan tài. Vừa mở ra, thấy Từ Giác sống lại. Một lúc lâu sau, Từ Giác mới bắt đầu kể lại những điều mình trải qua tại địa phủ. 

Ban đầu ông nhìn thấy các loại hình phạt tại âm phủ; thống khổ mà những tội hồn phải gánh chịu vô cùng kinh khủng tới mức khó có thể miêu tả được. Cuối cùng, ông đến một công đường vô cùng rộng lớn; bốn phía đều được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt. 

Từ Giác đứng dưới đại sảnh, nhìn thấy trên công đường có một vị quan lớn phong thái vô cùng uy nghiêm, tôn quý. Nhìn kỹ, hóa ra là Cố Đỉnh Thần (1473 -1540), người huyện Côn Sơn tỉnh Giang Tô. Ông đỗ trạng nguyên vào triều Minh năm 1505, làm tới chức tể tướng, nên thường được gọi là trạng nguyên tể tướng. 

âm phủ; tiền âm phủ; 18 tầng địa ngục
Vị quan thanh liêm, khi qua đời lại tiếp tục làm việc ở Âm phủ (ảnh Adobe Stock)

Vị tể tướng sau khi từ trần tiếp tục làm quan ở địa phủ

Xưa kia, vị nho sinh từng học cùng với vị tể tướng này. Lúc này, Cố Đỉnh Thần cũng nhận ra bạn, vô cùng kinh ngạc dẫn ông lên công đường và hỏi: “Sao ông lại tới đây?”. Sau khi mang sổ ghi chép ra kiểm tra, ông phát hiện dương thọ của Từ Giác chưa tận; là do quỷ câu hồn câu nhầm người, câu nhầm nguyên thần (linh hồn) của người cùng tên cùng họ tới địa phủ. Cố Đỉnh Thần vội sai người đưa ông về dương gian và đích thân tiễn ông tới hành lang phía tây. 

Giữa đường, Từ Giác nhìn thấy một người quỳ trên mặt đất; trên lưng bị tảng đá lớn đè lên. Vị nho sinh nhận ra đó là Trần Long Kiều ở Phong môn. Lại nhìn thấy hai người khác bị móc đằng sau lưng treo trên xà nhà. Đó là Trương Dư ở phường Thanh Gia và Trần Hoài Quốc bảo vệ cổng thành. 

Sau khi từ biệt, vị nho sinh đi trong làn mây khói rất lâu. Sau đó dường như có người đẩy ông nhào về phía trước một cái, nguyên thần liền quay về nhục thể và ông cũng dần tỉnh lại. Ông vội sai người đi kiểm chứng ba người đã gặp. Kết quả Trần Long Kiều bị bệnh thổ ra máu; Trương Dư và Trần Hoài Quốc đều bị lở loét sau lưng. 

Sau một lần du ngoạn địa phủ, Từ Giác không những gặp lại bạn học cũ, ông còn biết được biểu hiện ở không gian khác đối ứng mà mắt thường không nhìn thấy khi con người bị bệnh. 

Nguyên thần ly thể tình cờ gặp tể tướng trạng nguyên

Cũng vào triều Minh còn có một câu chuyện về vị nhân sĩ sau khi tới âm gian không những gặp được vị tể tướng trạng nguyên trên, còn biết được sự thực câu nói “kiếp sau làm trâu làm ngựa” là có thực. 

Hoàng Gia Ngọc người huyện Ngô là một danh sĩ nổi tiếng trong vùng. Ông giỏi làm thơ, lại vô cùng dũng cảm, yêu thích đấu kiếm. Ông ham mê uống rượu nhưng không thích nữ sắc nên đã gần ba mươi tuổi vẫn chưa thành thân. 

Năm Vạn Lịch thời vua Minh Thần Tông (1573 -1620), trong thành xảy ra đại ôn dịch và không may danh sĩ này cũng bị nhiễm bệnh và tử vong. Dù tay chân đã lạnh cứng nhưng lồng ngực vẫn còn chút hơi ấm. 

Lúc đó là vào mùa hè, gia đình đã chuẩn bị xong quan tài, chuẩn bị nhập liệm; nhưng mẹ ông tức giận không cho nhập quan, bắt người ngồi cạnh ngày đêm canh giữ. Bốn ngày sau, Hoàng Gia Ngọc tỉnh lại. Khi vừa tỉnh dậy ông không thể nói chuyện, mãi tới bốn mươi chín ngày sau mới mở lời. 

địa ngục trong phật giáo; địa ngục du ký; địa ngục vô gián
Nhiều người đã đi xuống địa phủ và tận mắt chứng kiến cảnh tượng nơi đó (ảnh Adobe Stock)

Nơi âm gian âm u tĩnh mịch

Ông kể lại, sau khi qua đời, nguyên thần của ông ở không gian khác đã đi tới nhiều nơi. Ban đầu là cánh đồng bát ngát hoang vu; sau đó qua vùng đầm lầy; cuối cùng tới tòa thành cao vô cùng nguy nga tráng lệ. 

Bên trong có phố xá, gạo, nước, còn nghe tiếng gà kêu, tiếng người đốn củi, tiếng lò rèn và tiếng người đang uống rượu thổi sáo nhưng không nhìn thấy ai. Thành này khiến ông cảm thấy âm u, tĩnh mịch; không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Ông lấy hết dũng khí đi về trước, nhưng không phân biệt rõ là Nam hay Bắc. 

Đột nhiên, quan phủ xuất hành, thị vệ đi trước dẹp đường; quát mọi người lùi vào hai bên nhường đường. Đại quan đi đầu tiên, dung mạo vô cùng hung ác, làm vị nho sinh không dám ngẩng đầu nhìn. Sau đó, ông lại nhìn thấy một vị quan lớn khác ngồi trên xe; nhìn kỹ hóa ra là Cố Đỉnh Thần. 

Sinh thời Cố Đỉnh Thần và cha của Hoàng Gia Ngọc có kết giao bạn bè. Khi lên 5 tuổi, Hoàng Gia Ngọc từng theo cha đến chơi nhà Cố Đỉnh Thần. Ông nhận ra và đứng bên đường cố gắng gọi tên Cố Đỉnh Thần. Cố Đỉnh Thần nhìn thấy người quen bèn hỏi: “Sao cậu lại tới đây?” và lệnh quan sai dẫn cậu đi cùng. Họ đi đến một công đường nguy nga, giống như cung điện của bậc vương gia tại dương gian. Vị quan sai bảo họ Hoàng đứng ngoài điện, còn mình và thuộc hạ đi vào trong. 

Chuyển sinh thành trâu, ngựa để chuộc tội

Đứng ngoài cửa lớn, Hoàng Gia Ngọc lén nhìn cảnh tượng bên trong. Trên điện Cố Đỉnh Thần và vị quan ngồi hai bên. Sau khi đi theo đám người vào trong đại điện, họ Hoàng trốn dưới mái hiên và nhìn thấy rất nhiều tội nhân mặc áo mỏng màu vàng; quỳ dưới đất đợi gọi tên, kêu khóc nỉ non vô cùng ồn ào. Vị quan nọ kiểm tra đọc sổ sách, sau đó phán xét tội của họ khi còn sống và theo thứ tự mười hai con giáp, phạt họ chuyển sinh làm trâu, chó, rắn… Bên cạnh cửa là những ngục tốt đầu trâu mặt ngựa. 

địa ngục ở đâu; địa ngục có thật không; địa ngục trong kinh thánh
Tùy vào nghiệp mang theo mà sẽ được chuyển sinh thành người hay súc sinh (ảnh Tinh Hoa)

Đột nhiên vị đại quan hỏi: “Tại sao ở công đường lại có mùi của người lạ?” Nói rồi dắt Hoàng Gia Ngọc tới và chuẩn bị lấy một cái đinh ba để đâm ông. Cố Đỉnh Thần nghiêm nghị lớn tiếng nói: “Ta kiểm tra sổ sách, dương thọ của anh ta chưa tới, phải nhanh chóng thả về nhà”. Sau đó lệnh cho quỷ cai ngục đưa ra cổng thành. 

Chết chưa phải là điểm kết thúc của sinh mệnh

Sau khi ra cổng thành, họ Hoàng nhìn lại những người đầu trâu mặt ngựa kia chỉ đều là hóa trang. Khi họ gỡ bỏ trang phục ra thì vẫn là hình người. Anh bị đuổi đi vào một con đường nhỏ cạnh bờ ruộng; bên cạnh có một đầm nước vừa tanh vừa đen. Anh bị đẩy vào trong nước sợ tới mồ hôi toát ra như tắm. Một lát sau từ trong nước đứng lên, thì thân xác tại dương gian tỉnh lại. 

Từ hai câu chuyện trên có thể thấy, chết chưa phải là điểm kết thúc của sinh mệnh; có lẽ chỉ mới là bước khởi đầu. Khi thoát khỏi thân xác thịt, nguyên thần có thể tự do đi xuống dưới địa phủ, xuyên qua các tầng không gian và tiếp tục tiến trình của sinh mệnh.

Theo NTDTV