Hạ Tri Chương gặp Tiên, bỏ công danh để cầu Đạo
Người tín Thần cho rằng con người đến từ thiên thượng; cầu đạo là con đường duy nhất để quay trở về.
- Trương Tam Phong đã tu luyện đắc Đạo như thế nào?
- Trở thành Thần tiên không khó, khó ở chỗ có thể kiên trì hay không
Người ta nói thế gian con người giống như một vở kịch. Có nhiều người là đến từ thiên thượng, sống ở nhân gian chỉ là một chặng đường, là một lần cơ hội để quay về thiên thượng.
Thời xưa, từ hoàng đế đến đại thần, cho đến cả những người bình dân nhất, rất nhiều người đều có tâm hướng Đạo. Hạ Tri Chương là một người như thế!
Nội dung chính
Hạ Tri Chương gặp tiên, từ quan đi cầu Đạo
Ngay đối diện cổng nhà Hạ Tri Trương có một cái cống nhỏ, nơi này thường thấy có một ông lão hễ cưỡi lừa ra lại cưỡi lừa vào. Ông lão đã qua tuổi 60 mà sắc mặt còn trẻ trung, không có vẻ gì là đã già cả. Hơn nữa, cũng không thấy ông lão ấy có người nhà ở cùng. Thấy vậy Hạ Tri Trương bèn hỏi thăm hàng xóm, mọi người trả lời rằng đó là lão Vương, ông bán dây thừng xỏ tiền ở phía tây khu chợ; ông không làm nghề nào khác nữa. Mới nghe tới vậy, Hạ Tri Trương đã nhận ra ông lão không phải là một người bình thường.
Những ngày nhàn rỗi, Hạ Tri Chương thường đến chỗ của ông lão và được ông lão đón tiếp rất chu đáo. Khi ấy Hạ Tri Trương mới hỏi ông làm nghề gì. Vì Hạ Tri Chương thường xuyên tới nói chuyện với ông lão nên ngày càng kính trọng, tâm phục ông lão hơn. Cũng vì thế, Hạ Tri Chương được nghe nhiều câu chuyện từ ông lão. Câu chuyện ông lão kể thường nói về tu luyện và thuật luyện đan. Hạ Tri Chương trong lòng rất muốn bái ông lão làm thầy của mình.
Đạo thuật có được là từ tâm
Ngay sau đó, Hạ Tri Chương cùng vợ mình lấy ra một viên ngọc minh châu. Ông nói rằng viên ngọc minh châu này ông mang đến từ quê nhà và nó được gìn giữ cẩn trọng nhiều năm nay. Ông thành kính dâng lên biếu ông lão và cầu xin được ông lão truyền đạo cho mình.
Ông lão sau khi nhận viên ngọc minh châu từ tay Hạ Tri Chương liền đưa cho một người hầu bảo anh ta đi mua bánh. Người hầu đổi viên ngọc minh châu lấy 30 chiếc bánh nướng; thế nhưng về đến nơi lại không mời Hạ Trương Chi ăn. Khi đó, Hạ Tri Chương nghĩ thầm trong bụng: viên ngọc minh châu là của mình tặng ông lão, tại sao ông lão lại dùng tùy tiện như vậy; ông cảm thấy thật muộn phiền.
Quả nhiên ông lão này là một cao nhân, ông đã nhìn thấu tâm tình ấy của Hạ Tri Chương, ông lão nói: “Đạo thuật không ở đâu xa, đạo thuật ở chính trong tâm người tu luyện. Nếu trong lòng không buông xuống tâm keo kiệt, thì có thu cả đời cũng khó đắc Đạo. Ngươi nên đi vào rừng sâu thanh vắng; chăm chỉ dốc toàn sức lực mà tu luyện để nắm bắt được Đạo thuật. Đạo thuật không thể là thứ ở chốn quan trường xô bồ, nhân tâm nặng gánh mà có thể tu thành được”.
Hạ Tri Chương nghe được những lời này, trong lòng cảm thấy có chút xấu hổ nhưng cũng rất tâm đắc. Qua mấy ngày lão nhân cũng không thấy Hạ Tri Chương tới thăm ông lão như trước. Thì ra, Hạ Tri Chương đã lên triều xin từ quan để về quê tu Đạo.
Bá quan đưa tiễn đề thơ tặng, tấm lòng cầu Đạo người người biết
Chốn quan trường tấp nập ngựa xe với những ồn ào, xô bồ cũng là nơi người ta chỉ chú trọng công danh, lợi lộc. Hạ Tri Chương đã từ bỏ chức quan của mình để về quê cầu Đạo. Nếu theo lẽ thường tình thì nhà vua Đường Huyền Tông nên giữ ông ở lại làm quan. Thế nhưng, nhà vua Đường Huyền Tông đã không giữ ông lại; thậm chí còn cùng các bá quan tổ chức tiệc chia tay Hạ Tri Chương rất linh đình. Các vị quan cùng nhiều văn nhân đã viết thơ đề tặng khen cho nhân tâm hướng Đạo của ông.
Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, thái tử Lý Hanh, hữu tướng Lý Lâm Phủ, tả tướng Lý Thích Chi, Vi Kiên, Vương Quản, Lý Quán, Khanh Đĩnh, Lý Bạch, Vương Vũ, Vu Doãn Cung, Tề Cán…đều có đề thơ cáo biệt. Thế nhưng, cũng có người có cách nghĩ khác. Họ cho rằng Hạ Tri Chương tuổi đã cao nên từ quan về quê để sống với thú vui tuổi già. Sự thực đơn giản chỉ là về hưu thì có lẽ không cần tổ chức một đại tiệc chia tay long trọng đến thế. Đường Huyền Tông cùng các quan văn, quan võ đã cảm nhận được tâm cầu đạo của ông nên đã hết sức xúc động mà tổ chức buổi tiệc như vậy.
Trong những bài thơ đề tặng hôm ấy nổi tiếng nhất là bài thơ “Tống Hạ Tri Chương quy Tứ Minh” (Tiễn Hạ Tri Chương về Tứ Minh) của Đường Huyền Tông:
“Bỏ vinh hoa, cầu Đạo
Giã biệt, lão từ quan
Người hiền sao không tiếc
Lòng ấy quý vô vàn”
Tiền nhân hậu quả đều là Đạo duyên
Việc Đường Huyền Tông đồng tình với quyết định từ quan cầu Đạo của Hạ Tri Trương là điều thật đáng trân trọng. Đây không chỉ là mong muốn của Hạ Tri Chương mà còn là tâm nguyện của Đường Huyền Tông và các bậc đại thần trong triều.
Đường Huyền Tông được mệnh danh là hoàng đế âm nhạc. Truyền thuyết kể rằng Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi đều là Thần Tiên hạ thế; cùng xuống nhân gian với An Lộc Sơn. Dương Quý Phi đến là để hầu hạ chăm sóc Đường Huyền Tông. Còn An Lộc Sơn là đến để nhắc nhở Đường Huyền Tông không được trầm mê trong cái phú quý của thế gian mà quên đi nguồn gốc thực sự của mình.
Tể tướng Lý Lâm Phủ khi ấy cũng là thần tiên hạ thế. Có lần Thần Tiên đến tìm ông hỏi rằng ông muốn làm tể tướng hay muốn quay về ngôi nhà thực sự của các vị Thần Tiên; thế nhưng đáng tiếc là Lý Lâm Phủ lại bỏ lỡ cơ duyên hết lần này tới lần khác. Kết cục của ông ấy thật hết sức đáng buồn.
Thế gian cũng giống như một đoạn diễn của một vở kịch mà tất cả chúng ta đang diễn sao cho có thể quay về nơi nguồn gốc thực sự của mình; cầu Đạo đắc chính Pháp cũng là để quay trở về.
Theo Chánh Kiến
Có thể bạn quan tâm: