Lịch pháp truyền thống dựa trên âm dương
Lịch âm mà chúng ta đang dùng hiện nay được gọi là lịch Pháp. Đây là lịch kết hợp giữa âm và dương; chứ không đơn thuần là âm lịch, cũng không đơn thuần là dương lịch.
Lịch pháp hay còn gọi là lịch âm ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Lịch này do ông tổ nhân văn – Hoàng đế Hiên Viên ban bố. Ông cũng là người sáng lập ra văn hóa Đạo gia. Người Trung Quốc từ thuở văn minh sơ khai đã rất coi trọng học thuyết âm dương của Đạo gia. Lịch pháp cũng biểu đạt khái niệm cân bằng âm dương. Lịch pháp truyền thống này là lịch kết hợp giữa âm và dương.
“Ngũ Đế bản kỷ” trong “Sử ký” có ghi chép Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu và Thuấn đều đã tiến hành chỉnh sửa lịch pháp. Trong thời đại Đế Thuấn, con người phân chia số ngày, tiết khí trong một năm cũng tương đối chính xác
Lịch pháp truyền thống gọi là “Hoàng lịch” dựa trên âm dương
Cổ nhân Trung Quốc đã lập ra lịch pháp truyền thống dựa trên âm dương hòa hợp. Người xưa còn quan tâm tới cả chu kỳ trăng tròn khuyết, trái đất xoay quanh mặt trời.
Ngay từ thời Thuấn Đế đã miêu tả chính xác, phân chia rõ ràng 24 tiết khí biến đổi theo mùa. Tiết khí trong lịch pháp truyền thống quyết định bởi chu kỳ thay đổi của vị trí trái đất xoay quanh mặt trời; thuộc về phạm trù thái dương lịch.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc coi trọng “Thiên nhân hợp nhất”. Đạo gia cho rằng con người chính là một tiểu vũ trụ. Bởi vậy, người xưa rất coi trọng việc quan sát thiên tượng. Chương “Thiên quan thư” trong “Sử Ký” của Tư Mã Thiên trình bày hết sức tỉ mỉ vị trí, quy luật chuyển vận của tinh cầu; sự ảnh hưởng của nó đến sự việc tại nhân gian.
Do Thiên Can Địa Chi đối ứng với ngũ hành; hơn nữa còn đối ứng với phương vị, màu sắc, các mùa, các tiết, ngũ tạng, kết cấu xã hội…
Trong lịch sử khi Hoàng đế lên ngôi, hoặc phát sinh đại sự, thiên tai,… đều sửa niên hiệu. Nên trong lịch pháp lại thêm vào niên hiệu. Lịch Thư truyền thống của hoàng triều đều do các Hoàng đế ban bố. Hơn nữa, lịch pháp sớm nhất khởi nguồn từ Hoàng Đế. Do đó lịch pháp truyền thống được gọi là “Hoàng lịch”.
Hoàng lịch lấy Can Chi để ghi năm, bao gồm bảng biểu ngày tháng của 24 tiết khí, cát, hung, hợp, kỵ của mỗi ngày. Nó liên quan tới hôn nhân gia đình, xây dựng, vận chuyển, cuộc sống thường ngày, tế tự an táng…
Lịch pháp truyền thống là âm lịch?
Lịch pháp Trung Quốc thể hiện đầy đủ tư tưởng âm dương ngũ hành. Nó ẩn chứa quy luật diễn hóa tuần hoàn của tự nhiên; là kết quả của tương tác giữa thời gian và phương vị; giữa âm và dương. Đồng thời phản ánh sự lý giải của cổ nhân về quy luật của vũ trụ; về tương sinh tương khắc, họa phúc hoán chuyển, thay triều đổi đại, tuần hoàn tới lui.
Điều này phản ánh phía sau là văn hóa Đạo gia và giá trị quan của xã hội Trung Quốc truyền thống; kính sợ Thiên Địa Thần minh, cân nhắc tới thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Như vậy, lịch pháp Trung Quốc hợp nhất từ nội hàm cân bằng âm dương, thiên nhân hợp nhất, dự đoán học.
Ngày nay gọi lịch pháp truyền thống là âm lịch. Có thể nói cách gọi này là sai. Lịch pháp Trung Quốc là âm dương hợp lịch. Khi gọi âm lịch đã phá vỡ đi quan niệm âm dương cân bằng trong văn hóa truyền thống.
Hoàng lịch truyền thống có mối quan hệ trực tiếp với cuộc sống của con người. Nó trực tiếp phản ánh mối quan hệ giữa “Thiên Địa Nhân”. Hoàng lịch lấy Thiên Can Địa Chi làm cơ sở, căn cứ theo ngũ hành sinh khắc mà xác định cát, hung, hợp, kỵ trong mỗi ngày; cho đến các loại các hoạt động tế tự, ngày tết trong năm vốn dựa vào kính thiên tín thần.
Những nội dung văn hóa có mối liên quan mật thiết với cuộc sống thường nhật, khiến người phương Đông luôn luôn nhớ về văn hóa truyền thống của mình.