Khổ tận cam lai, giờ đây mỗi ngày đối với cô Tươi đều là niềm vui khi cùng cháu gái tu luyện Phật Pháp. Cuộc đời cô đã thực sự bước sang trang khác.

Cô là Đặng thị Tươi (58 tuổi) ở tổ dân phố thôn Vàng – thị trấn Bích Động – Việt Yên – Bắc Giang. Tôi quen cô qua một người bạn gọi cô là thím. Một lần đến nhà bạn, tình cờ gặp cô ở đó, cô niềm nở mời tôi sang nhà chơi. 

Đến nhà cô, tôi ấn tượng bởi bồn hoa súng trắng tuyệt đẹp đặt ngay cổng. Cô nhìn tôi rồi nói “cô rất yêu cây cối và đặc biệt là hoa súng trắng, bởi vì nó rất thuần và thanh thoát”. Bước vào trong nhà tôi thấy 3 cô cháu gái nhỏ nhắn đang chơi ríu rít; thấy khách cả 3 bé đều nhanh nhẹn chào hỏi. Cô nói “ba đứa cháu gái nội của cô đấy! Ngoan lắm, rất thương yêu và nhường nhịn nhau”. Ngồi một lát rồi tôi nghe cô tâm sự:

Tuổi thơ với nỗi đau không cha, không mẹ

Cô kể: Cô là chị cả của hai đứa em gái. Năm cô lên 5 còn đứa em kế 3 tuổi và em út mới được 1 tuổi, thì bố cô hy sinh khi tham gia chiến tranh chống Mỹ. Lúc đó mẹ cô vì buồn chán và cám cảnh số phận nên đã bỏ lại ba chị em cô cho ông nội rồi đi biền biệt. Sau này, lớn hơn một chút, ông nội nói thì cô mới biết là mẹ bỏ chị em cô để đi tìm hạnh phúc khác. Nghe ông nội nói vậy cô chỉ biết khóc. Lúc đó, ba chị em cô mặc dù có ông nội; nhưng vì ở cùng chú và thím nên cuộc sống quá cơ cực.

Kể đến đây cô rơm rớm nước mắt, người ta nói “sẩy cha còn chú”, nhưng chú thím cũng có cuộc sống riêng nên chị em cô thiếu thốn đủ thứ, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Cả ba chị em cứ chạy khắp xóm làng nhờ mọi người cưu mang, rồi lên chùa nương nhờ.

Năm cô lên 14 tuổi, do chịu quá nhiều áp lực nên 3 chị em cô phải ra khỏi nhà. Khi đó, không còn nơi nương tựa, nên cô và hai em phải tìm đến trung tâm trẻ mồ côi của tỉnh để nương nhờ. Cô sống ở đó cho đến khi 18 tuổi. 

Cô tâm sự: Cuộc sống ở trung tâm mồ côi tuy có nhiều thiếu thốn nhưng cô và các em cũng được học hành đầy đủ. Cô cũng đã thì đỗ 1 trường đại học và 1 trường trung cấp. Nhưng vì không có điều kiện nên không thể đi học được. Kể đến đây, cô ngậm ngùi không khỏi tiếc nuối.

Gặp được một người chồng hết mực yêu thương

Mỗi ngày đều là niềm vui; Bất hạnh cuộc đời; Bất hạnh gia đình
Cô lấy chồng sinh con và có được những cô cháu gái dễ thương (ảnh nhân vật cung cấp)

Thời gian trôi đi, cô cố gắng tự lập lo cho cuộc sống. Công việc bận rộn cũng giúp cô nguôi ngoai chuyện về người mẹ nỡ bỏ chị em cô ra đi tìm hạnh phúc khác. Cô cũng không còn trách hận chú thím nữa, mà còn muốn được về thăm chú thím, nhưng họ vẫn không nhìn nhận chị em cô. Thế nên, đó vẫn là một nỗi buồn sâu kín trong lòng cô cho đến tận bây giờ.

Dừng một lát, nhìn mấy đứa cháu đang vui đùa, cô kể tiếp câu chuyện đời mình với giọng nói chứa đầy sự yêu thương, hạnh phúc.

Cô kể: Năm 23 tuổi thì cô lấy chồng. Chú cũng là người cùng làng với cô. Bởi ông ngoại của chú và ông nội của cô là chỗ quen biết nên có hứa vui sau này sẽ gả hai cháu cho nhau. Vậy mà cô và chú nên duyên thật! Lúc đó, chồng cô đang công tác ở trên công an tỉnh. Cô và chú sinh được hai con trai. Con trai lớn sinh năm 1987, còn con trai thứ hai sinh năm 1989.

Chồng cô thấu hiểu và cảm thông

Sau đó, chú xin ra khỏi ngành công an khi công tác được khoảng 10 năm để về làm kinh tế. Mặc dù cuộc sống của hai vợ chồng lúc đầu còn có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chú luôn luôn yêu thương và chăm lo cho cô từng chút một. Chú luôn động viên và dạy bảo cô như một người cha, người chồng, người anh. Cho dù cô có làm chú không vừa ý chuyện gì thì chú cũng không bao giờ to tiếng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Hai cậu con trai luôn nhận được sự giáo dục chu đáo, nề nếp từ chú.

Chú còn là người vô cùng rộng lượng khi đồng ý đón mẹ của cô – lúc đó đã 70 tuổi về chăm sóc. Bởi khi đó, bà không còn nơi để nương tựa. Mặc dù, trong lòng cô vẫn chưa nguôi ngoai nỗi buồn về mẹ mình, nhưng chứng kiến hành động của chú dành cho bà, cô vô cùng cảm động và biết ơn chú. Từ đó, vợ chồng cô cùng hai cô em gái thay nhau phụng dưỡng bà cho đến ngày cuối đời.

Khổ tận cam lai nghĩa là gì; Khổ tận cam lai là sao; Tu luyện Pháp Luân công tại nhà; Mỗi ngày đều là niềm vui
Cô may mắn vì lấy được một người chồng biết cảm thông chia sẻ (ảnh nhân vật cung cấp)

May mắn nhất cuộc đời là được tu luyện Đại Pháp

Cô kể về đứa cháu gái gọi cô bằng thím đang tu luyện môn Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp): Một ngày tình cờ cô nghe mẹ nó nói chuyện với người hàng xóm là “cái Thủy nhà tôi nó thay đổi nhiều về tính nết và sức khỏe kể từ khi nó đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân của môn Pháp Luân Công, môn này tốt lắm!” Thế là cô tò mò và thấy có điều gì đó thôi thúc muốn tìm hiểu và muốn đọc cuốn sách đó.

Rồi cô sang nhà bảo với đứa cháu là “Thím cũng muốn đọc sách này, cháu mua giúp thím cuốn sách đó được không?” Đứa cháu gái ngạc nhiên hỏi lại “Thím có muốn đọc thật không ạ?” Dường như không tin lời của cô. Rồi cô chờ mãi cũng không thấy nó mang sách cho. Thế là cô lại sang nhà gặp đứa cháu hỏi lần nữa. Sau lần đó, thấy cô muốn đọc thật sự nên nó đã đặt sách cho cô.

Cô chia sẻ với tôi rằng, cô đã rất xúc động khi đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Cuốn sách đã giúp cô hiểu ra rất nhiều điều trong cuộc đời mình từng thắc mắc, oán trách.

Cô đã tìm ra nguyên nhân cho những bất hạnh mình phải chịu đựng

Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; mỗi ngày đều là niềm vui
Tu Đại Pháp giúp cô bỏ đi tâm oán hận trong lòng (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô tâm sự, mặc dù bên cạnh cô luôn có một người chồng hết mực yêu thương và hai đứa con trai hiếu thuận; con dâu ngoan hiền cùng ba cô cháu nội vô cùng đáng yêu; nhưng từ trong sâu thẳm cô vẫn có một nỗi đau đớn khi nghĩ về mẹ, về chú thím, về những ngày thơ dại. 

Trong tâm cô vẫn còn sự oán trách mẹ vì nỡ bỏ chị em cô mà đi tìm hạnh phúc riêng. Cô trách chú thím sao nỡ đối xử bất công với chị em cô…Thế nhưng, kể từ khi khi đọc sách Chuyển Pháp Luân thì mọi nỗi xót xa, đau đớn, oán trách đó cũng tan biến; 3 chữ Chân -Thiện – Nhẫn luôn in đậm trong tâm cô. Cô hiểu được rằng, mọi chuyện trong đời dù tốt hay xấu thì đó đều là nhân duyên mà mình cần trả.

Cô vui vẻ hào hứng kể cho tôi nghe về những điều tuyệt vời khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô nói, khi cô đọc sách Chuyển Pháp Luân và luyện 5 bài công pháp của môn Pháp Luân Công, sức khỏe cô thay đổi đáng kể.

Thân tâm cải biến rất nhiều kể từ khi bước vào tu luyện

Cách tu luyện Pháp Luân công; Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công
Cô Tươi và 3 cháu gái đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô kể: Trước đây, cô thường bị đau đầu, cứ mỗi khi trở trời là đau khủng khiếp. Những lúc đó cô phải bỏ hết mọi việc vào trong phòng mà ôm chặt lấy đầu, đau nhức khó chịu. Chân của cô thì bị thấp khớp luôn buồn bực, khó chịu. Đầu gối thì đau nhức khiến cô đi không vững; đứng lên ngồi xuống rất khó khăn. Bệnh dạ dày cũng khiến cô ăn không ngon ngủ không yên. Da dẻ thì nhăn nhúm và xám đen.

Thế nhưng, sau một thời gian ngắn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì mọi bệnh tật đều không còn nữa. Giờ cô có thể đạp xe đèo hai đứa cháu nội đi chơi khắp xóm mà không mệt mỏi chút nào. Dáng đi nhanh nhẹn, làm việc đồng hay việc nhà cũng không thấy mệt mỏi. Da cô giờ sáng mịn rõ rệt.

Còn về tâm tính – nói đến đây cô cười, rồi nói tiếp: Trước đây cô là người rất thẳng tính, nóng tính và lắm lời. Dù là chồng, con cái hay người ngoài, lúc nào cô cũng sẵng giọng nói to, rồi chành chọe hơn thua. Vì cô không biết giữ mồm giữ miệng nên nhiều lúc khiến người khác bị tổn thương. Nhưng kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã nhận ra là cần phải biết tu khẩu, phải biết nhẫn nhịn và hòa ái hơn. Vậy là cái tính nóng nảy, chanh chua của cô cũng giảm đi rất nhiều.

Cháu nội tu luyện cùng với bà

Khi nhắc đến ba cô cháu nội của mình, ánh mắt của cô vô cùng hạnh phúc. Khi cô bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân thì đứa cháu gái lớn của cô lúc đó đang học lớp 3 cũng rất thích đọc. Thế là kể từ đó, hàng ngày hai bà cháu cùng đọc sách và luyện công với nhau. Còn hai cô cháu gái, một đứa lên 5 và một đứa lên 3 dù chưa biết chữ, nhưng rất thích nghe bà và chị đọc sách, và có khả năng ghi nhớ rất tốt. Cô khoe: khi bà và chị đọc thơ Hồng Ngâm thì cả hai đứa đều rất thích nghe và học thuộc theo.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp; Cách tu luyện Pháp Luân Đại Pháp; Phật Pháp là gì
Cả 3 cháu gái đều có duyên với Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Đến bây giờ, cả ba chị em đều thuộc rất nhiều bài thơ trong tập thơ Hồng Ngâm của sư phụ Lý Hồng Chí. Mỗi ngày khi cô đọc sách, thì cả ba chị em đều học theo. Mỗi tối trước khi đi ngủ, cả ba chị em ngồi quây quần để đọc thuộc thơ Hồng Ngâm cho nhau nghe.

Cô cười hạnh phúc khi nhắc đến cô cháu gái út 3 tuổi. Nó bé nhất nói còn chưa rõ lắm, nhưng lúc nào cũng thích bà dạy cho học thuộc thơ Hồng Ngâm. Và đến giờ bé con đã học thuộc được gần 20 bài rồi. Nó rất ngoan, khi thấy bà và chị luyện công cũng ra ngồi bên cạnh luyện cùng. Bé thứ hai, hiện vừa bắt đầu bước vào lớp 1, nó nói với cô là “Bà ơi! Đợi con biết đọc chữ, con sẽ đọc sách Chuyển Pháp Luân cùng bà và chị Quỳnh Anh nhé!”

Cháu gái cũng nhận được nhiều lợi ích khi tu luyện Đại Pháp

Còn bé Quỳnh Anh (9 tuổi là cháu gái lớn của cô Tươi) líu lo nói: “Cháu thấy rất là vui kể từ khi bà nội tu luyện Đại Pháp. Bà cháu khỏe mạnh hơn, vui vẻ hơn và lại hiền hơn rất nhiều. Ông nội cháu cũng đỡ lo lắng cho bà. Bố mẹ cháu cũng vui vẻ hơn khi thấy bà mỗi ngày một khỏe, một trẻ ra. Chị em cháu thấy vô cùng hạnh phúc khi luôn được đọc sách của Sư Phụ Lý Hồng Chí cùng bà.

Chị em cháu rất thích đọc những bài thơ trong tập thơ Hồng Ngâm của sư phụ Lý Hồng Chí. Nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân, cháu đã biết nhường nhịn hai em cũng như bạn bè hơn. Cháu luôn cố gắng hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn mà Sư Phụ dạy; luôn cố gắng giúp đỡ ông bà bố mẹ; yêu thương nhường nhịn hai em và cố gắng học tập thật tốt”.

Mỗi ngày đều là niềm vui khi cùng cháu gái tu luyện Phật Pháp
Bé Quỳnh Anh đang luyện công cùng bà nội (ảnh nhân vật cung cấp)

Mỗi ngày đều là niềm vui

Cô nói từ khi cô tu luyện, chú và hai con trai cũng như con dâu đều rất ủng hộ. Con trai thứ hai của cô (là bố của ba cô cháu gái) còn nói “con biết môn Pháp Luân Công này mấy năm trước và cũng đã tự luyện 5 bài công pháp nhưng chưa đọc sách. Môn này tốt lắm mẹ ạ!” Con trai cô rất ủng hộ các con tu luyện cùng với bà.

Cô kể thêm, lúc chưa tu luyện, cô và cậu con trai cả thường rất hay khắc khẩu; mẹ con ít khi tâm sự cùng nhau. Nhưng kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, giữa cô và con trai cả không còn sự xa cách nữa. Hai mẹ con đôi khi cứ thủ thì cả ngày không hết chuyện.

Còn chú, khi thấy cô sức khỏe cải biến từng ngày, tính tình cũng mềm dịu hơn; và thấy ba đứa cháu gái ngày càng ngoan ngoãn, thông minh, hiếu thảo, chăm chỉ học tập, thì cũng rất ủng hộ cô và các cháu tu luyện. Mọi người đều công nhận Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân -Thiện – Nhẫn là tốt.

Nghe câu chuyện cuộc đời cô và nhìn 3 cô cháu gái nhỏ xinh xắn đáng yêu, tôi cảm nhận được niềm vui trọn vẹn khi cô đã tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình. Cô hạnh phúc khi có một người chồng hết mực yêu thương; những đứa con hiếu thảo và 3 cô cháu gái thông minh, ngoan ngoãn.

Khi tiễn tôi ra về, cô nói: “Điều may mắn nhất trong cuộc đời cô, đó chính là được tu luyện Đại Pháp!” Giờ đây đối với cô mỗi ngày đều là niềm vui!