Nhiều người cảm thấy bản thân ăn ít nhưng cân nặng vẫn không giảm, thậm chí còn tăng lên, rốt cuộc nguyên nhân là do đâu?

Trên thực tế, béo phì không chỉ do ăn quá nhiều và lười vận động mà còn liên quan nhiều đến thói quen ăn uống. 

Nếu bạn có những thói quen dưới đây thì có thể bạn sẽ không đạt được mục tiêu giảm cân như mong muốn.

1. Không ăn sáng

Bỏ bữa sáng thường dẫn đến ăn nhiều thức ăn hơn cho bữa trưa và bữa tối, làm tăng tổng lượng calo hàng ngày và dẫn đến béo phì.

Thông thường, năng lượng ăn vào bữa sáng chiếm 25% đến 30% tổng năng lượng, bữa trưa và bữa tối chiếm 30% đến 40%.

Rèn dạ dày “ăn ít” có giúp giảm béo?; ăn ít có tốt không
Ăn sáng giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn (ảnh minh họa Halodoc)

Ví dụ: nếu tổng năng lượng nạp vào hàng ngày của bạn là 1500 kcal và tỷ lệ phân bổ là 3:4:3, thì bạn nên tiêu thụ 450 kcal cho bữa sáng, 600 kcal cho bữa trưa và 450 kcal cho bữa tối. 

2. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và năng lượng, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh dễ dẫn đến tình trạng nạp quá nhiều năng lượng và gây béo phì.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh ít phong phú, ăn thường xuyên sẽ gây thiếu hụt một số chất dinh dưỡng.

ăn ít để khỏe; ăn ít có tốt không
Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và năng lượng (ảnh: Baobixanh)

Cách giảm cân hiệu quả là đảm bảo đa dạng hóa thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng, đồng thời phải kiểm soát lượng calo nạp vào. Như vậy sẽ có ích hơn cho việc giảm cân của bạn.

3. Ăn quá nhanh

Khi bạn ăn chậm, tín hiệu truyền đến não có thể khiến não thực hiện các điều chỉnh tương ứng, cảm giác no sẽ xuất hiện sớm hơn và ăn ít hơn.

Và nếu bạn ăn quá nhanh, dây thần kinh não không kịp phản ứng, khi bạn phản ứng lại thì bạn đã no, dẫn đến việc nạp vào cơ thể quá nhiều năng lượng, làm bạn tăng cân và béo phì. 

4. Thích ăn vặt

Đừng coi thường đồ ăn vặt, phần lớn đồ ăn vặt đều là đồ ăn nhiều calo và chất béo, hơn nữa ăn cũng không thấy no, ăn xong vẫn muốn ăn tiếp. 

Ăn vặt trong quá trình giảm cân tương đương với việc nạp vào cơ thể rất nhiều calo và chất béo, càng dễ dẫn đến béo phì hơn.

Rèn dạ dày “ăn ít” có giúp giảm béo?; ăn ít để khỏe
Phần lớn đồ ăn vặt đều là đồ ăn nhiều calo và chất béo, do đó dễ dẫn đến tăng cân (ảnh: Leep)

Ví dụ, nhiệt lượng của một chiếc bánh trứng gần 200 kcal, nhiệt lượng của ly trà sữa gần 400 kcal và nhiệt lượng của một túi khoai tây chiên (70 gam) là 350 kcal.

Tuy nhiên, tổng lượng calo hàng ngày của một cô gái trong quá trình giảm cân không thể vượt quá 1500 kcal, nếu ăn thêm một vài bữa ăn nhẹ, lượng calo dễ dàng vượt quá mức cho phép thì làm sao cô ấy có thể giảm cân được?

5. Ăn quá no

Ăn quá no cũng là một thói quen ăn uống không tốt, sẽ dẫn đến thừa calo. Hơn nữa, khi bạn đói sẽ dễ ăn những món nhiều calo, nhiều chất béo nên dễ dẫn đến tăng cân, béo phì.

6. Giảm bữa ăn nhưng lại ăn nhiều trong mỗi bữa

Những người ăn ít bữa trong ngày có nguy cơ và mức độ béo phì cao hơn những người ăn nhiều bữa hơn.

Sau mỗi bữa ăn, cơ thể chúng ta cần năng lượng để thực hiện quá trình tiêu hóa. Nếu chia nhỏ các bữa ăn ra, thì năng lượng sẽ tiêu hao nhiều lần, khiến cơ thể phải đốt cháy nhiều calo hơn để phục vụ cho hệ tiêu hóa.

Rèn dạ dày “ăn ít” có giúp giảm béo?
Những người ăn ít bữa trong ngày có nguy cơ và mức độ béo phì cao hơn những người ăn nhiều bữa hơn (ảnh: Medinet)

Do đó, bạn nên đảm bảo ít nhất ba bữa một ngày trong thời gian giảm cân, bạn cũng nên ăn ít và chia thành nhiều bữa. 

7. Ăn đêm

Ăn quá nhiều vào buổi tối và không vận động sẽ khiến năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể. 

Vì vậy, bạn nên kiểm soát lượng ăn vào bữa tối, hơn nữa trước khi đi ngủ 3 tiếng bạn cũng không nên ăn thêm bữa phụ.

Nếu bạn thay đổi 7 thói quen ăn uống này thì cơ thể sẽ khỏe đẹp và cân đối hơn, và cân nặng của bạn chắc chắn sẽ giảm xuống đấy! 

Theo Aboluowang