Duyến Lộ – một đệ tử Đại Pháp ở miền Đông Bắc, Trung Quốc đã chia sẻ những hồi ức về Sư phụ Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Công từ những ngày đầu tiên ngài truyền Pháp ở Trung Quốc. Các đệ tử không chỉ được cảm hóa bởi nghĩa lý nhân sinh trong Pháp mà Sư phụ truyền, mà sự đức độ và phong cách sống chân chính của Ngài là một tấm gương cho tất cả các đệ tử noi theo.

Tôi muốn kể lại một ký ức mà tôi đã khắc cốt ghi tâm!

Ngày 26 tháng 7 năm 1998, lấy thân phận là một phụ đạo viên, một học viên lâu năm, tôi vinh hạnh được tham gia Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân, được trực tiếp nghe Sư phụ giảng Pháp. Tôi rất cảm động trước lòng từ bi của Sư phụ. Từ đó, tôi cảm thấy rằng tôi không những cần chú tâm đến tu luyện cá nhân mà còn phải lãnh một trách nhiệm lớn lao của một phụ đạo viên.

Hội trường tổ chức tại khách sạn quốc tế Hương Cách Lý Lạp. Chiều ngày 26 tháng 7, các học viên từ nhiều vùng trên Trung Quốc tụ họp trước khách sạn và bước vào hội trường. Tôi nằm trong số những người đầu tiên bước vào. Khi bước vào hội trường, điều đầu tiên tôi chú ý đến là khán đài và hoa tươi rực rỡ đặt quanh phòng. Hội trường trang nghiêm, ấm áp, tường hòa. Tôi cảm thấy khác với tất cả các Pháp hội mà tôi từng tham dự. Tôi rất xúc động và nói với các đồng tu bên cạnh rằng Sư phụ có lẽ sẽ đích thân đến hội trường, nhưng họ không tin vì Sư phụ đã sang Mỹ định cư và cũng không ai biết được nội dung của buổi chia sẻ. Tôi nói với họ: “Mọi người chờ đi. Sư phụ nhất định sẽ đến.” Khi mọi người đã ngồi xuống, hội trường lặng ngắt như tờ, không còn chỗ trống. Tất cả chúng tôi đều lặng lẽ chờ đợi…

Sau đó đúng vào lúc 5 giờ chiều, Sư phụ từ bi của chúng ta đột nhiên xuất hiện tại cửa chính, lập tức toàn hội trường tiếng vỗ tay vang lên như sấm. Sư phụ mỉm cười, vững bước đi vào hội trường. Những đồng tu ngồi gần lối đi đều muốn bắt tay Sư phụ. Những học viên ngồi xa hơn cũng đều đứng dậy và chắp tay trước ngực để chào Sư phụ. Có đồng tu dâng hoa tươi lên cho Sư phụ. Sư phụ nhanh bước lên bục, lập chưởng chào đáp lại chúng tôi. Sau tiếng vỗ tay kéo dài hồi lâu, Sư phụ ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Sư phụ biết tâm tình của đệ tử, muốn được nhìn rõ Sư phụ hơn một chút, nên Ngài ngồi cao hơn một chút để mọi người đều có thể nhìn thấy. Chúng tôi đều mang theo tâm tình vô cùng sùng kính và vui mừng, tập trung tinh thần lắng nghe cẩn thận từng lời Sư phụ giảng.

Đối với tôi, xúc động nhất là khi nghe Sư phụ giảng đến đoạn:

“Đại đa số chúng ta ngồi đây đều là phụ đạo viên, đều làm rất nhiều cống hiến cho Đại Pháp. Chư vị cảm thấy những việc chư vị làm dường như khá đơn giản, cũng không giống công tác lãnh đạo của người thường vốn có thù lao. Chư vị hoàn toàn đều là làm dựa vào nhiệt tình của mình cùng nhận thức về Pháp, xem ra dường như rất đơn giản, không có việc gì kinh thiên động địa hết. Nhưng tôi nói với chư vị, những gì mà biểu hiện càng bình thường ở phía người thường nơi đây, thì có thể là biểu hiện ở cảnh giới mà chư vị tu luyện tới [nhưng] chư vị không nhìn thấy được lại là hết sức oanh động, (vỗ tay) nói một cách khác, chư vị chớ nên coi công tác [Đại Pháp] của chư vị là quá đơn giản thế. Chư vị đã làm công tác ấy, thì cần làm nó cho tốt. Vì các sinh mệnh tầng thứ cao cũng thường nói với tôi, cảm thấy rằng chư vị ở nơi đây có thể làm cống hiến cho Đại Pháp, điều ấy đặt định một cơ sở tốt phi thường cho sinh mệnh tương lai của chư vị trong thời kỳ vô cùng lâu dài của lịch sử sau này. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Nghe những lời này, tôi cảm thấy một luồng hơi ấm thông thấu toàn thân, nảy sinh cảm giác thiêng liêng thần thánh đối với công tác này. Tôi nhận ra rằng có những lúc tôi đã đối đãi với người khác và nhiều vấn đề bằng quan niệm người thường nhỏ hẹp; có những lúc gặp mâu thuẫn không giữ vững được tâm tính; không có dựa theo yêu cầu của Sư tôn mang cái tâm đại thiện đại nhẫn đi làm.

Sư phụ giảng:

“Thông thường trong tu luyện chúng ta cũng không có gì oanh động, đều là trong biểu hiện của mâu thuẫn các loại của người thường mà ma luyện tâm tính chúng ta.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Bởi vậy, những năm qua, tôi luôn một mực tuân theo lời dạy bảo của Sư phụ cố gắng đi làm.

Pháp hội giải lao trong 10 phút, các đồng tu vây quanh Sư phụ, hỏi đủ loại vấn đề gặp phải trong tu luyện. Sư phụ vẫn luôn mỉm cười và kiên nhẫn trả lời các câu hỏi. Pháp hội kéo dài hơn năm tiếng đồng hồ nhưng mọi người vẫn cảm thấy không nghe đủ. Đến 10 giờ đêm, vẫn không ai cảm thấy mệt mỏi hay đói bụng. Lúc Pháp hội kết thúc, các đồng tu lưu luyến không rời đưa tiễn Sư phụ, mọi người đều không muốn rời đi. Mọi người đều đắm chìm trong cảm giác hạnh phúc vui sướng. Sau này chúng tôi nghe các đồng tu tổ chức nói lại rằng Sư phụ đã trả tất cả số tiền thuê hội trường và không dùng một xu nào của các học viên.

(Hết)

Theo Minh Huệ