Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết Việt
Vào mỗi dịp tết bên cạnh sự tất bật chuẩn bị đón tết của người lớn, thì sự mong ngóng được nghỉ học, nhận tiền lì xì trong năm mới của con trẻ cũng khiến ngày tết rộn ràng hơn. Phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Không rõ du nhập nước ta vào năm nào. Nhưng từ bao đời nay người Việt vẫn giữ gìn phong tục này như một nét đẹp truyền thống.
Tiền và hạnh phúc từ câu chuyện tỷ phú dạy con
Nội dung chính
Sự tích phong tục lì xì ngày Tết
Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa. Nó thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.
Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, và biết trước cậu sẽ gặp tai họa. Họ liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi cậu bé ngủ say; hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại; đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện; vừa giơ tay định xoa đầu đứa bé thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.
Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe. Thấy việc lấy tiền bọc trong bao đỏ xua đuổi được yêu quái; giúp cho trẻ em mạnh khỏe, an lành. Vậy nên cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì đỏ cho trẻ em; còn gọi là tiền lì xì. Nó dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm.
Tại sao lại gọi là lì xì?
Lì xì tức Lợi thị; từ này được ghi nhận từ lâu trong “Dịch Kinh” với hàm ý vốn ít lời nhiều. Trong tác phẩm “Tục ngạn khảo” thời Nguyên có đề cập đến là đến gặp chủ nhà xin lì xì điềm tốt. Từ đó cho thấy lì xì tức là vận may.
Căn cứ vào “Dịch tạp chú” ghi ‘doanh thương lợi thị, doanh đạt lợi sự’ (kinh doanh mua bán tốt đẹp thì kinh doanh thuận lợi hanh thông). Người làm ăn gọi là gọi là Lợi thị, có ý là làm bất cứ chuyện gì cũng tốt đẹp.
Một số người già còn gọi Lợi thị là ‘hồng chỉ’, tức là giấy đỏ. Hiện nay bao lì xì thường thấy thực ra chỉ có lịch sử vài thập niên.
Vì sao nên đặt lì xì trong phong bao màu đỏ?
Việc đặt tiền trong những phong bao kín mang ý nghĩa không so bì hay xích mích chuyện tiền nong trong năm mới. Bên cạnh đó, phong bao thường có màu đỏ. Màu sắc được coi là màu đem lại nhiều may mắn nhất trong những lễ hội theo quan niệm người châu Á. Vậy nên việc đặt lì xì trong phong bào màu đỏ tượng trưng cho tài lộc cho cả người cho đi và nhận lại.
Ý nghĩa phong tục lì xì của người Việt
Theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, con cháu được mọi người trong nhà lì xì lại một phong bao màu đỏ. Bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên; và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm.
Tương tự như vậy, khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết cũng không quên lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm. Đồng thời đón nhận lại những lời chúc sức khỏe, may mắn, phát đạt.
Ngoài ra, sau kỳ nghỉ Tết, các công ty phát lì xì cho nhân viên. Không quan trọng là mấy chục đồng mà là thể hiện một phần sự quan tâm; làm tăng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty, cũng giúp cho công ty phát triển lâu dài.
Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm. Thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10.
Việc phát lì xì trong dịp Tết không nằm ở giá trị phong bao mà là sự chia sẻ vui vẻ. Khi phát lì xì chỉ mong nhận lại những nụ cười; lúc nhận được lì xì như nhận được sự vui sướng. Cả hai đều nhận được sự hoan hỉ vui tươi.
Dạy con trẻ sử dụng tiền lì xì đúng cách
Ngày nay, con cháu nhận được không ít lì xì mỗi khi đại gia đình sum vầy vào ngày Tết. Nhưng làm sao dùng tiền cho đúng, thì lại là vấn đề khó khăn cho người lớn. Họ cho rằng, nếu không hướng dẫn con trẻ, thay vì con cháu được vui chơi thì lại tạo thành cho chúng một thói quen lãng phí tiền bạc; quên mất đi sự vất vả kiếm tiền của các người lớn.
Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đều cố tình vận dụng hết tâm trí, nhân cơ hội này mà giáo dục con trẻ cách quản lý tiền bạc. Có một số người đề xuất, số tiền mà con cháu thu nhận được sẽ phân chia để dùng cho cả năm. Chẳng hạn cho phép trẻ con giữ lại để lập mục tiêu nào đó; lập ra những kế hoạch tiết kiệm; chia ra các phần đem ra giúp đỡ xã hội và chia sẻ cho những người nghèo khó.
Dạy con cái không nghe lời: Hạ sách nhất là đánh, vậy thượng sách là gì?