Duyên phận giữa người với người là vô cùng kỳ diệu. Vào thời Đông Tấn đã phát sinh một câu chuyện kỳ lạ. Có người bởi vì ngưỡng mộ phong thái của Vương Mân mà đã chuyển sinh làm con trai của ông.

Tuổi còn nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh

Vương Mân là con trai của Vương Đạo – vị tể tướng nổi tiếng thời Đông Tấn, tự là Quý Diễm, tiểu tự (nhũ danh) là Tăng Di. Ông cùng với Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi là những người nổi tiếng trong gia tộc họ Vương. 

Vương Hiến Chi là anh con bác của ông, anh cả là Vương Tuần. Từ nhỏ ông đã bộc lộ tư chất thông minh, hơn nữa rất yêu thích học tập Phật pháp. Khi đó có một vị Hồ Tăng (nhà sư người dân tộc Hồ, dân tộc ở Tây Vực của Trung Quốc) giảng giải “Tỳ Đàm Kinh” cho Vương Tuần và Vương Mân. Vương Mân tuy còn nhỏ tuổi, nhưng nhà sư chỉ cần giảng một nửa thì ông nói đã hiểu hết. Thậm chí còn đi sang các phòng khác giảng lại cho các hòa thượng khác nghe.

Tuổi còn trẻ nhưng Vương Mân đã bộc lộ ra tài hoa phi phàm. Ông cũng rất nổi tiếng về thư pháp. Trong sử có chép lại, Vương Mân am hiểu hành thư và lệ thư. Vương Hiến Chi từng khen ông rằng: “Thư pháp của đệ như cưỡi ngựa, phi nước đại muốn độ Hoa Lưu (tên một con ngựa tốt trong số tám con ngựa tốt của ông Chu Mục Vương)”.

Nhờ vào gia thế hiển hách, Vương Mân vừa ra làm quan đã đảm nhiệm chức lang. Liên tiếp đảm nhiệm chức tản kỵ lang, tiến sĩ quốc tử, hoàng môn thị lang và thị trung. Trong lúc làm quan, ông cũng thể hiện ra được tài năng quản lý của mình.

Vương Mân tài hoa hơn người, ông cùng với Vương Hiến Chi đều rất nổi tiếng về thư pháp
Vương Mân tài hoa hơn người, ông cùng với Vương Hiến Chi đều rất nổi tiếng về thư pháp (ảnh chụp màn hình Epoch Times)

Phong thái nho nhã phi phàm khiến mọi người nể phục

Lúc Vương Thầm, con trai của trung thư lệnh Vương Thản Chi, đảm nhiệm chức lại bộ lang, trong một lần viết bản thảo để tiến cử quan viên, lúc sắp mang trình tấu lên vua thì Vương Mân đến thăm. Vương Thầm liền mang bản tấu này cho ông xem. 

Vương Mân sau khi xem xong liền sửa lại một nửa số người được chọn trong đó. Vương Thầm cho rằng sửa lại rất tốt, mới theo kiến nghị của Vương Mân mà sửa lại bản tấu. Điều này cho thấy Vương Mân rất biết nhìn người.

Còn có một lần, Trương Thiên Tích, quận công Tây Bình đến thăm nhà Vương Mân. Thấy ông không chỉ có phong thái nho nhã, phi phàm, mà còn thông làu kim cổ. Nói cái gì đều có dẫn chứng đi theo. Trương Thiên Tích không khỏi thán phục.

Vì một niệm ngưỡng mộ mà kết duyên chuyển sinh

Phong thái nho nhã phi phàm của Vương Mân khiến cho cả nha sư cũng phải ngưỡng mộ
Phong thái nho nhã phi phàm của Vương Mân khiến cho cả nha sư cũng phải ngưỡng mộ (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Ngưỡng mộ phong thái của Vương Mân thì không chỉ có Trương Thiên Tích. Có một vị Hồ Tăng, mỗi lần nhìn thấy Vương Mân thì đều rất sùng kính và vui mừng. Ông cứ hơi một tí là nói với sư huynh sư đệ đồng môn rằng: “Nếu như tôi có kiếp sau, có thể chuyển sinh làm con trai của Vương Mân. Như vậy là cảm thấy mỹ mãn”. Vương Mân sau khi biết được điều này thì cùng ông ta nói giỡn rằng: “Tài năng và phẩm hạnh của pháp sư, xứng đáng làm con trai của đệ tử (đệ tử là chỉ Vương Mân)”. 

Không lâu sau đó, nhà sư này liền qua đời. Sau khi ông mất được 1 năm, con trai của Vương Mân cũng chào đời. Điều khiến cho mọi người ngạc nhiên là ngay sau khi con trai của Vương Mân có thể nói thì đã có thể hiểu được phương ngữ nước ngoài, “có thể giải thích âm thanh tiếng Phạn của 16 quốc gia ở Tây Vực”.

Cậu bé rất thông minh và đức độ. Những thứ bảo vật quý hiếm, cậu mặc dù chưa từng thấy qua, nhưng cũng có thể lập tức gọi tên của chúng. Nói đến sự tình kiếp trước, nói việc nào là đúng việc đó. Hơn nữa cậu còn tỏ ra rất thân thiết với các quốc gia của người Hồ. Thậm chí còn gần gũi hơn cả với người Hán.

Chuyển sinh vô cùng kỳ diệu

Vương Mân rất tin tưởng vào thuyết luân hồi của Phật gia. Ông lập tức liên tưởng đến những lời của vị Hồ Tăng đã nói trước đây. Hiểu ra con trai của ông đúng là do vị Hồ Tăng đó đầu thai. Ông đã nghĩ đến một chữ có ý tứ phong phú là “Luyện” (luyện trong tu luyện), và đặt tên cho con trai của mình là Vương Luyện.

Năm 386, trung thư lệnh Vương Hiến Chi qua đời, Vương Mân tiếp nhận chức trung thư lệnh, tương đương với chức thư ký cấp cao của Hoàng Đế. Hai năm sau thì Vương Mân cũng qua đời, hưởng dương 38 tuổi. 

Bởi vì Vương Mân mất sớm, Vương Luyện còn nhỏ đã mất cha nên được giao lại cho người bác là Vương Tuần nuôi dưỡng. Đến thời Tống Văn Đế, Vương Luyện nhiều lần đảm nhiệm chức thị trung, rồi lên đến thượng thư, yên bình sống cho đến cuối đời.

Theo Epoch Times