Có lẽ mọi người đều nghĩ đến cách hít thở sâu để giảm bớt căng thẳng. Nhưng khi đang nói chuyện với mọi người mà đột nhiên bạn cảm thấy căng thẳng thì cần làm thế nào? Lúc này không thể ngừng nói mà hít thở sâu được. Thay vào đó, bạn hãy nói chậm lại, thực sự nói chậm mang lại nhiều lợi ích.

Nói chậm giúp giảm căng thẳng

Có một cách có thể giúp bạn trong trường hợp này, nó gọi là “giảm căng thẳng kiểu nhiếp ảnh gia chiến tranh”, cũng gọi là “nói chậm”.

Bạn đã bao giờ nghe nói về ông Yoichi Watanabe, một nhiếp ảnh gia chiến tranh chưa? “Tên tôi là… Yoichi Watanabe. Tôi là một nhiếp ảnh gia…chiến tranh”. Giống như vậy, nói rất chậm rãi, giống như nhai lại từng từ trước khi nói vậy. Đây gọi là “nói chậm”, cũng là cách mà tôi muốn giới thiệu với mọi người để giải tỏa căng thẳng quá mức.

Bạn thường nghe mọi người nói rằng, “chỉ cần căng thẳng, tốc độ nói của tôi sẽ trở nên nhanh hơn”. Sự thực đúng là như vậy.

Nhưng vì sao mỗi khi căng thẳng thì tốc độ nói của bạn lại nhanh hơn? Khi bạn lo lắng, hơi thở của bạn sẽ trở nên ngắn hơn. Trong tình trạng này, nếu bạn nói chậm từng chữ một, thì có khả năng sẽ không đủ hơi để nói cho hết câu. Bởi vậy, trong tình huống này, tốc độ nói đương nhiên sẽ được tăng lên. Nói một cách khác, “nói nhanh” chính là biểu hiện của sự “hụt hơi”. “Thần kinh giao cảm ở tư thế chi phối”, “lâm vào trạng thái căng thẳng”.

Do đó, nếu bạn cảm thấy cực kỳ lo lắng khi nói trước mọi người. Chẳng hạn như trong cuộc họp giao ban hoặc bài phát biểu. Xin hãy chú ý “giảm tốc độ nói xuống 30%”.

Giảm tốc độ nói đi 30% có là quá chậm?

Bạn có thể nghĩ: “Giảm tốc độ nói xuống 30%… như vậy sẽ không trở nên quá chậm chứ?” Đừng lo lắng, mặc dù bạn có ý thức giảm tốc độ nói của mình xuống 30%. Nhưng trên thực tế bạn chỉ giảm xuống khoảng 10% mà thôi. Vì vậy nếu lúc đầu bạn chỉ có ý thức “giảm đi 10%” thì thực tế tốc độ nói sẽ không thay đổi.

Để có thể làm chậm tốc độ nói, cần phải hít thở sâu. Nói cách khác, chỉ cần ý thức được việc “giảm tốc độ nói”, bạn có thể nhận được hiệu quả tương tự như hít thở sâu. Tức là để cho các dây thần kinh phó giao cảm chi phối.

“Đẩy nhanh tốc độ nói” là nhấn chân ga để tăng căng thẳng; “giảm tốc độ nói” là phanh hãm để giảm căng thẳng.

Hãy dành 15 giây để giúp tinh thần đỡ căng thẳng

Hãy dành ra 15 giây để hít thở sâu! Nếu tổng thời gian bài phát biểu chỉ có 3 phút hoặc 5 phút thì khoảng thời gian 15 giây có thể là dài; nhưng nếu tổng thời lượng là 30 phút hoặc 1 giờ, thì việc thêm khoảng thời gian 15 trước khi chuyển chủ đề lại là điều tốt. Nó cho phép khán giả sắp xếp và tìm hiểu nội dung một chút. Đồng thời nó cũng cải thiện sự hiểu biết và sự hài lòng của khán giả.

Đối với người nói, khoảng thời gian 15 giây có thể cảm thấy hơi dài. Nhưng đối với người nghe, khoảng thời gian 15 giây chỉ là khoảng thời gian “lấy hơi”.

Ngoài ra, đối với một người đang bị căng thẳng mà nói, cho dù muốn tăng thêm khoảng hòa hoãn 15 giây, nhưng thực tế thì cũng chỉ 10 giây thôi. 10 giây là một khoảng thời gian thích hợp.

Căng thẳng là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực hoặc chuyện buồn trong cuộc sống
Trong quá trình nói chuyện, hai bên có thể bị ‘lây nhiễm cảm xúc’ của đối phương, làm cho cơn thịnh nộ của bản thân bị đẩy lên cao (ảnh Fotolia)

Chỉ cần “nói chậm” là đã có thể kìm nén được cơn “nóng giận”

“Nói chậm” cũng khá hữu ích cho việc kìm nén cơn “tức giận”. Khi giải quyết những lời phàn nàn của khách, người ta thường thấy bên kia tức giận và nói không ngừng với tốc độ rất nhanh. Bởi vì “tức giận” còn khiến thần kinh bị kích thích mạnh hơn rất nhiều so với căng thẳng, vì vậy mới dẫn đến nói rất nhanh.

Lúc này, người nghe sẽ rất dễ bị tác động bởi người nói mà cũng nói nhanh theo. Trong quá trình nói chuyện qua lại, cả hai bị cuốn vào ‘cơn tức giận’ của đối phương. Làm cho cơn thịnh nộ của bản thân bị đẩy lên cao. Lúc này, nếu bên đang giải quyết khiếu nại của khách mà ngắt lời bên kia thì sẽ khiến bên kia càng thêm tức giận. Tình huống sẽ càng khó giải quyết hơn. Đây là điều thường thấy trong nhiều trường hợp giải quyết khiếu nại của khách hàng. 

Đối mặt với tình huống này, nếu như bạn có thể ý thức đến việc “nói chậm”, như vậy sẽ không bị đối phương kiểm soát cơn nóng giận. Bất kể khi nào cũng đều có thể bình tĩnh xử lý sự việc.

Cũng giống như ông Yoichi Watanabe, nói rất chậm rãi. Có cảm giác như ông ấy phải nhai kỹ từng từ trước khi sẵn sàng nói ra. Khi làm như vậy, bạn sẽ thấy rằng, thật khó tin, không chỉ tốc độ nói của bên kia chậm lại mà cơn giận của bên kia cũng giảm dần. 

Truyền cảm xúc tích cực cho người khác

Trong tâm lý học, phản ứng cảm xúc giữa những người trong cuộc trò chuyện được gọi là “lây nhiễm cảm xúc”. Nếu đối phương của bạn có những cảm xúc bất ổn, có những phản ứng tiêu cực, bạn có thể bị lây cảm xúc đó. Lúc này bạn cần truyền cảm xúc bình tĩnh này cho bên kia. Để cho bên kia có thể bình tĩnh lại. Tất cả những gì chúng ta cần làm là “giảm tốc độ nói”.

Khi đối diện với những người đang trong cơn nóng giận, bạn hãy đáp lại bằng thái độ nhẹ nhàng, lịch sự và giảm tốc độ nói. Chỉ cần làm được điều này, bạn có thể xoa dịu cơn giận của đối phương trong khoảng 5 phút.

Chỉ cần thay đổi tốc độ nói là có thể chuyển chế độ chi phối của thần kinh phó giao cảm và thần kinh giao cảm. Đồng thời tự do kiểm soát những cảm xúc như căng thẳng hay tức giận của bản thân. “Giảm căng thẳng kiểu nhiếp ảnh gia chiến tranh” là một kỹ thuật tâm lý rất tiện lợi.

Tác giả: Hoa Trạch Tử Uyển

Theo Epoch Times