Nội tâm thường tĩnh lặng thì khi gặp nguy mới không hoảng loạn; gặp khốn cảnh mới không u sầu. Tâm tình bình ổn cũng là thể hiện trình độ tu dưỡng của một người.

Tĩnh lặng là thể hiện trình độ tu dưỡng của một người

Tĩnh lặng không phải là nhàm chán hay trống rỗng hư không; mà ngược lại, người có thể tĩnh lặng thì nội tâm lại rất phong phú. Tĩnh lặng là có thể kiềm chế bản thân không để ngoại cảnh tác động; gặp chuyện gì cũng có thể bình tĩnh giải quyết. 

Chuyện kể rằng, Tử Lộ tên là Trọng Do, ông là một trong bảy mươi hai môn đệ của Khổng Tử. Có một lần Tử Lộ ngồi chơi đàn. Khổng Tử nghe thấy tiếng đàn rất lạ bèn nói với các môn sinh: “Lạ thật! Ta thường dạy chữ Hòa, vậy mà sao tiếng đàn của Do lại có tính sát phạt như vậy; không có giống với lời dạy của ta”. 

Các môn sinh đi vào nói lại lời của thầy với Tử Lộ, thì ra trong lúc Tử Lộ đang gảy đàn thì có một con mèo đang rình bắt một con chuột; do đó tiếng đàn mới có âm điệu sát phạt như vậy. Tử Lộ chỉ hơi động tâm một chút thì tiếng đàn đã thay đổi hẳn đi. 

tĩnh lặng là gì; tĩnh lặng là bản lĩnh; tĩnh lặng như nước
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến (ảnh Adobe Stock)

Người muốn làm việc lớn thì tâm lại càng phải tĩnh lặng. Các bậc thánh nhân càng gặp phải chuyện kinh thiên động địa thì lại càng có thể tĩnh lặng; gặp lúc nguy cấp cũng không đánh mất phong thái của bản thân.

Khổng Tử gặp nguy vẫn không hoảng loạn

Có một lần Khổng Tử và mấy học trò bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Thái. Cả thầy và trò bị thiếu lương thực, bị bỏ đói, chỉ có thể húp cháo cầm hơi. Thế nhưng Khổng Tử vẫn điềm nhiên ngồi trước nhà gảy đàn ca hát.

Tử Lộ thấy vậy mới hỏi Khổng Tử: “Lúc này mà thầy vẫn có thể ca hát, chẳng lẽ đây cũng là yêu cầu của lễ hay sao?” Khổng Tử nghe vậy nhưng không vội trả lời, đợi khi chơi hết bản nhạc rồi mới nói: “Tử Lộ à! Trong lúc này người quân tử chơi nhạc là để giữ cho tâm mình không kiêu ngạo phóng túng; còn tiểu nhân chơi nhạc là để che giấu nỗi sợ hãi của mình. Con đi theo ta đã lâu chẳng lẽ không hiểu tình cảnh này hay sao?”. Tử Lộ nghe xong thì tâm mới bình tĩnh trở lại.

Vừa lúc đó, một cơn gió nhẹ thổi đến mang theo hương thơm thoang thoảng, Khổng Tử lần theo hương thơm mà đi tới một thung lũng nhỏ; ở trong thâm sâu tịch cốc phát hiện ra một nhánh lan rừng đang nở, hương thơm thật dễ chịu, cứ lặng lẽ bay xa. Khổng Tử nói với các học trò: “Hoa lan nơi hang sâu tịch cốc, không vì không có người mà không nở hoa tỏa hương; dù là trong hoàn cảnh nào cũng không thay đổi bản chất của mình. Cũng giống như người quân tử thanh tao, chính trực, kiên cường”.

tĩnh lặng trong tâm hồn; tĩnh lặng trưởng thành; tu dưỡng đạo đức
Tĩnh lặng là thể hiện của sự tu dưỡng (ảnh Adobe Stock)

Làm thế nào giữ được nội tâm tĩnh lặng?

Sự tĩnh lặng của một người đến từ đâu? Chắc chắn là không phải sinh ra đã có, nó là cả quá trình rèn luyện tu tâm dưỡng tính mà thành.

Có một vị thiền sư từng nói: “Một người muốn tâm tĩnh lặng như nước thì điều quan trọng là có thể bỏ qua được những phiền não về danh lợi; vứt bỏ được những quấy nhiễu của sắc dục. Đó chính là phải buông bỏ”.

Một người bình thường khi gặp chuyện không như ý thì sẽ thất vọng; khi bị tổn thương thì sẽ thống khổ; khi bị phỉ báng thì sẽ suy sụp; khi đứng trước cám dỗ của danh lợi thì sẽ lưỡng lự; khi bị phản bội thì sẽ oán hận; khi đứng trước sinh tử thì run lên sợ hãi…

Kỳ thực cũng là do định lực của những người này quá yếu, sự tu dưỡng còn chưa đủ nên mới như vậy. Người càng lớn tuổi càng trầm lặng cũng là vì đã trải qua đủ các khảo nghiệm trong đời; lúc tuổi trẻ có thể hăng say cuồng nhiệt nhưng rồi nhận ra mọi thứ đều không thể như mình mong muốn; nhận ra ‘muốn nhanh thì cứ từ từ’; tâm tình vì vậy mà cũng tĩnh lặng hơn.

tu dưỡng bản thân; tu dưỡng là gì; tu dưỡng khí chất
Tu tâm dưỡng tính gặp chuyện mới không hoảng loạn (ảnh Adobe Stock)

Thường xuyên tu tâm dưỡng tính

Nhưng một người có tu dưỡng thì không chờ việc đến mới đối phó; mà trong cuộc sống hàng ngày cũng luôn phải chú ý rèn luyện cái tâm của mình, tập nhẫn nhịn từ những việc nhỏ; để khi việc lớn xảy ra còn đủ bình tĩnh mà xử lý cho đúng.

Có người hay thích ở một mình, yên lặng đọc sách hay suy ngẫm về cuộc sống; người ngoài nhìn vào có thể thấy là nhàm chán vô vị; nhưng thực ra đó một cách rất tốt để nuôi dưỡng tâm hồn. Sự cô độc sẽ làm cho nội tâm người ta mạnh mẽ hơn; sự cô độc sẽ giúp người ta hiểu thấu lẽ đời, tâm tĩnh lặng như mặt hồ, dù có việc gì xảy ra cũng không dễ mà xao động.

Theo DKN