Một nữ hộ sinh tuổi cao, mắc nhiều bệnh tật nên phải chống gậy hơn 13 năm. Kỳ diệu, sau 3 tháng tập Pháp Luân Công, bà không chỉ bỏ gậy mà còn khỏe mạnh đến tận bây giờ.

Cô nữ hộ sinh quốc gia những năm 60

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, sinh năm 1940, năm nay 83 tuổi, quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (điện thoại 089 6461099). Sau khi đỗ tú tài, học được 2 năm, bà Kim Hoa đã thi nữ hộ sinh quốc gia và tốt nghiệp khoa Sản Bệnh viện Từ Dũ. Bà làm việc tại Bệnh viện Từ Dũ đến năm 1971 thì theo chồng về quê Tiền Giang. Thời gian sau, bà chuyển công tác về Bệnh viện huyện Cái Bè, làm trưởng khoa sản.

Ở bệnh viện nào, bà cũng cũng có cống hiến cả về công tác chuyên môn và quản lý. Vốn ham học hỏi, ham đọc sách, chịu khó nghiên cứu chuyên sâu nên tay nghề của bà rất giỏi. Tuy là nữ hộ sinh nhưng bà thường được đứng phụ mổ với bác sĩ.

Tích cực cống hiến, nhưng bà cũng chịu thiệt thòi khi nhiều năm công tác mà không có lương hưu. Năm 1989, khi bệnh tình của bà thêm nặng, không thể làm việc, bà xin nghỉ. Lúc đó, Nhà nước cho bà lĩnh 14 tháng lương. Đến khi làm chế độ theo chính sách mới thì bà không đủ số năm công tác, nên không có lương hưu.

Ngoài 60 tuổi, chống gậy như bà lão 80

Từ lúc 50 tuổi, bà Kim Hoa đã mắc khá nhiều bệnh nặng. Bệnh thấp khớp khiến lưng đau, nhức mỏi, teo cơ. Hai đầu gối có miếng lõm vào, chân tay, đùi mông teo nhỏ lại. Ngoài 60 tuổi, bà không còn đi lại được tự nhiên nữa, phải chống gậy. Từ đó, hơn mười năm bà không rời xa cây gậy. Bà con lối xóm, phố trên phố dưới, đều quen thuộc với hình dáng cô nữ hộ sinh giỏi giang năm nào, giờ mới ngoài 60 phải chống gậy như bà lão 80.

Ngoài 60 tuổi, chống gậy như bà lão 80
Bà Kim Hoa từng gắn bó với cây gậy hơn chục năm (ảnh nhân vật cung cấp)

Ngoài nhiều căn bệnh hành hạ như bệnh tăng xông, rối loạn tiền đình, nhức đầu chóng mặt, ù tai, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ… điều trị nhiều năm không khỏi, bà Kim Hoa còn mắc triệu chứng sớm của bệnh đãng trí Alzeimer. Bà nói trước quên sau, quên hết tên con cháu, nói tên đồ vật này thành đồ vật khác… quả sầu riêng thì bà nói là quả dưa hấu… Vậy nên, bà không thể nói chuyện như bình thường… Cuộc sống của bà gặp rất nhiều khó khăn.

Thử thách khi bắt đầu tập Pháp Luân Công

Một buổi sáng năm 2016, bà Kim Hoa chống gậy đi thể dục tại công viên Cái Bè, thấy một nhóm người thiền định. Một người trong số họ, biết mà bà chống gậy nhiều năm, có giới thiệu môn họ đang tập. Họ cho biết những giá trị tốt đẹp của môn Pháp Luân Công đối với tâm tính và sức khỏe. Họ nói vui một câu: “Bà tập môn này khéo 3 tháng là bỏ gậy đấy”. Bà Kim Hoa đương nhiên là không tin. Đâu có chuyện lạ đó xảy ra được.

Ngã lên ngã xuống khi tập Pháp Luân Công
Bà Kim Hoa được các học viên giúp đỡ rất nhiệt tình khi bước vào tập Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Thấy mọi người nhiệt thành giúp đỡ, bà nghĩ: “Thôi thử tập vậy”. Pháp Luân Công có 5 bài công pháp, gồm 4 bài đứng, một bài tĩnh công. Bà nhiều năm không thể tự đứng trên đôi chân của mình. Khi bà thử bỏ gậy ra đứng tập thì ngã tới ngã lui, xiêu vẹo, ngả nghiêng. Bà kêu: “Mọi người đừng cười tui nhé”. “Không, cô cứ tập đi, chúng cháu không cười”. Ai cũng thân thiện, động viên bà, khiến bà có động lực tập luyện.

Điều khiến nữ hộ sinh cao tuổi cảm thấy “thật lạ lùng!”

Bà tập được một tuần thì phát hiện chỗ đầu gối, cổ chân trước bị teo, bị khuyết lõm thì tự nhiên thịt ở đâu mà đầy ra. Nữ hộ sinh – người có hiểu biết về y học không thể lý giải được, phải thốt lên: “Thật lạ lùng!”. Kèm theo đó, bà thấy trong người khỏe hẳn ra, không còn trạng thái đau yếu, mỏi mệt như trước. “Trời, sao hay dữ vậy?” Bà lại lần nữa ngạc nhiên mà không thể giải thích được.

Nữ hộ sinh cao tuổi phải thốt lên: “Thật lạ lùng!”
Tập các bài công pháp, thân thể thấy cải biến rõ rệt (ảnh nhân vật cung cấp)

Thấy tập Pháp Luân Công có hiệu quả tức thì, bà Kim Hoa tập ngày 2 lần. Buổi sáng và buổi chiều bà ra công viên tập cùng mọi người. Sau 3 tháng tích cực tập luyện, bà đến nhà cháu ngoại chơi. Cháu gái nói: “Bà bỏ gậy đi, để cháu dắt bà”. Bà thử đi cùng với mọi người, thấy đôi chân đi thật tự nhiên, không vấn đề gì. Từ hôm đó, bà Kim Hoa bỏ hẳn cây gậy đã theo bà hơn chục năm qua. Bà sung sướng đi trên đôi chân giờ đã khỏe mạnh của bà. Niềm vui ấy quá to lớn đối với bà.

Khi mọi người nhìn thấy bà không còn chống gậy nữa, họ tưởng bà uống thuốc khỏi. Ai cũng hỏi: “Bà uống thuốc gì mà hay vậy? Không còn chống gậy nữa, tốt quá”. Bà đều trả lời với mọi người: “Trước tôi uống thuốc dữ lắm nhưng không khỏi. Từ khi tập Pháp Luân Công ở công viên, tôi mới khỏi và bỏ gậy đấy.” Mọi người hiểu ra: “Ồ, môn này hay vậy sao?”

Đọc Pháp giúp thay đổi tâm tính người già 

Khi bà nhận được sự chuyển biến tích cực về sức khỏe, các học viên chia sẻ rằng, bà cần phải đọc sách. Môn này là tu luyện chứ không phải tập luyện. Người tập phải chú trọng tu tâm tính theo Chân Thiện Nhẫn mới là người tu luyện chân chính.

Việc đọc sách với người gần 80 tuổi khá khó khăn. Ban đầu, bà đọc chậm, khó hiểu. Nhưng sau khi học nhóm cùng mọi người, bà dần dần hiểu ra những Pháp lý mà Sư phụ Lý dạy học viên của mình trở thành người tốt và buông bỏ điều xấu như thế nào. Đối chiếu và áp dụng vào mình, bà thay đổi tâm tính dần dần. Bà vốn là người khó tính, hay la mắng con cháu. Ai làm không đúng ý là bà la, bà giận. Giờ bà nói nhẹ nhàng với các con. Các con thấy mẹ mình tâm tính thay đổi mới nói thật: “Trước mẹ thuộc diện “gớm””.

Hàng ngày bà dành thời gian đọc sách, chữ nhỏ bà cũng không cần đeo kính (ảnh nhân vật cung cấp).

Một người già, bản tính, thói quen tưởng đã thành cố hữu, khó ai làm thay đổi được; vậy mà bà Kim Hoa đã thay đổi nhờ tu luyện. Bà không còn nóng nảy, giận hờn, hay để ý đến mọi người nữa, thay vào đó là sự quan tâm, giúp đỡ, thương người. Bà tích cực làm những việc thiện, luôn sống vì người khác… Pháp lý chân chính của Pháp Luân Công đã thay đổi cuộc đời tốt đẹp cho một nữ hộ sinh.

Con cháu nên giúp cha mẹ mình tập Pháp Luân Công

Ngoài chuyển biến về sức khỏe, bà Kim Hoa còn cảm nhận nhiều điều kỳ diệu. Luôn có người che chở, khi té ngã như có người đỡ, bà đều không bị làm sao. Không chỉ bỏ được gậy mà tất cả các bệnh của bà cũng khỏi. Gần 7 năm tu luyện, bà không uống một viên thuốc. Trí nhớ của bà cũng tăng cường trở lại. Bà không còn quên, lẫn như trước. Sự hồi phục đạt đến 80%, bà có thể duy trì nói chuyện như bình thường. Bà càng tập càng trẻ khỏe ra, ai nhìn bà chỉ đoán hơn 70 tuổi.

Con cháu nên giúp cha mẹ mình tập Pháp Luân Công
Tâm thân khỏe mạnh, bà Kim Hoa lúc nào cũng yêu đời, đi khắp đó đây (ảnh nhân vật cung cấp)

Các con thấy mẹ mình chuyển biến tốt quá nên ủng hộ mẹ tập luyện. Chủ nhật hàng tuần, các con đều chở mẹ mình ra công viên tập. Ngày thường bà ở nhà tập và trông con cháu.

Một mẹ già đau yếu bệnh tật, đi lại không được, chẳng phải là gánh nặng cho con cái?! Gia đình bà Kim Hoa vốn neo người. Chồng mất đã 30 năm, con chỉ có hai mụn, lại không lương hưu. Nhờ tập luyện, chi phí không phải bỏ ra nhưng nhận về hàng trăm điều lợi. Bà Kim Hoa ngày ngày leo 3 tầng lên sân thượng tập luyện, còn trông cháu, làm việc nhà giúp con… thật đỡ một gánh nặng rất lớn cho con cháu.