Người xưa nói “biết đủ thường vui”, nhưng cái khó là người ta thường không biết thứ gì thuộc về mình và thứ gì không thuộc về mình, biết đủ cũng là một loại cảnh giới. Vậy phải sống như thế nào mới là đúng, là đủ?

Có nên đầu tư hết cả số tiền có được vào một việc không?

Có hai người Mỹ vì muốn thay đổi môi trường và có thêm trải nghiệm nên đã quyết định sang một quốc gia châu Á mở công ty tư vấn du lịch. Trước khi lên đường, cả 2 đều được bố mẹ trao cho khoản tiền thừa kế 5 triệu đô-la. Họ gửi số tiền ấy trong tài khoản của một ngân hàng quốc tế để có thể rút khi cần.

Khi sang đến nơi, người thứ nhất cảm thấy cuộc sống mới thật xinh đẹp nên đã rút hết số tiền ra xây một ngôi nhà to và đẹp; tầng dưới làm văn phòng, tầng trên để ở. Anh cho rằng như thế ổn định hơn.

Người thứ 2 chỉ dùng một ít tiền để thuê một căn phòng trong phố để làm công ty; và một căn phòng nhỏ ở ngoại ô để sống. Anh mỗi ngày vui vẻ tìm hiểu cuộc sống mới và cố gắng làm tốt công việc của mình. Số tiền làm ra không tiêu hết anh lại gửi vào tài khoản.

Đời người vô thường, không sao biết trước được

sống như thế nào là đúng, là đủ
Cuộc đời vô thường, cố chấp nắm giữ thì cũng vỡ tan như bong bóng xà phòng (ảnh Adobe Stock)

Một ngày nọ, một trận động đất và sóng thần đột ngột kéo đến cuốn trôi tất cả nhà cửa và cây cối trong vùng. Hai người Mỹ may mắn thoát nạn.

Người thứ nhất không còn gì cả. Nhà cửa, công ty cũng không còn. Anh nhận viện trợ của quốc gia; thuê một căn phòng nhỏ để ở và đi làm thuê cho một công ty của người bản xứ, lương rất thấp. Cuộc đời xa xứ không còn đẹp như xưa, nhưng vì tất cả đã mất, chuyến đi đã hoàn toàn thất bại, anh xấu hổ và không còn ý định quay trở về Mỹ nữa.

Người thứ 2 rút tiền từ tài khoản, thuê một văn phòng khác để lập lại công ty, và một căn phòng nhỏ để ở. Cuộc sống chẳng mấy chốc đã quay lại quỹ đạo cũ; số tiền trong tài khoản lại ngày một nhiều thêm. Sau khi đã đủ trải nghiệm, anh sang nhượng lại công ty và trở về Mỹ mở một công ty khác; tiếp tục sống cuộc đời bình thản không âu lo.

Mệnh có nhiều tiền, có nên tiêu hết số tiền đó không?

Có hai sinh mệnh cùng tích được nhiều đức trong các đời trước nên được an bài chuyển sinh làm người ở kiếp này. Ở dương gian, tiền tài, địa vị, hạnh phúc… đều phải dùng đức để trao đổi.

Người thứ nhất lớn lên với rất nhiều tham vọng nên đã sớm dùng hết đức của mình để đổi lấy tiền tài và địa vị. Anh ta giàu có, người đưa kẻ đón, cuộc sống quả thật “vạn người mơ”.

Người thứ hai sống rất an phận với đồng lương đạm bạc. Anh thấy người gặp nạn thì vô tư giúp, nên đức chẳng những không hao tổn mà ngược lại còn ngày một nhiều hơn. 

Đời người như quán trọ, vụt qua phút chốc 

Phật Pháp từ bi, độ người vượt qua kiếp nạn; thế gian mê tỉnh, làm sao đắc được chân Kinh?
Phật Pháp từ bi, độ người vượt qua kiếp nạn; thế gian mê tỉnh, làm sao đắc được chân Kinh? (ảnh Adobe Stock)

Rồi đến một ngày thế gian mạt thế, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh loạn lạc xảy ra khắp mọi nơi. Phật Pháp được truyền trong nhân loại, độ người hữu duyên vượt qua đại kiếp trở về thiên quốc. Người thứ 2 hiểu được đây là cơ hội quý giá của mình nên đã một lòng theo Phật Pháp; buông bỏ hết thảy phù du nơi trần thế, thoát kiếp luân hồi, trở về thiên quốc sống cuộc đời chân thực vĩnh hằng; kiếp nhân sinh đã hoàn thành trọn vẹn.

Người thứ nhất đã làm rất nhiều việc khiến đức bị hao tổn; tuy kiếm được nhiều tiền, cuộc sống giàu sang, nhưng khi kiếp nạn đến lại không qua được. Khi sang thế giới bên kia, anh nhìn lại cuộc đời mà vô cùng hối tiếc. Anh tiếc rằng dù đã được chuyển sinh làm người nhưng nhận thức không tới nên đã phung phí hết đức của mình; không thể đắc được Phật Pháp.

Đời người như quán trọ, mấy mươi năm nơi trần thế cũng không là gì nơi vũ trụ vĩnh hằng. Con người thường khi rơi vào khốn cảnh mới nhìn lại cuộc đời của mình, thấy tất cả đều là mộng ảo khiến người ta mê lạc; chỉ có giữ tâm thiện lương, sống an nhiên tự tại, chờ duyên lành giải hết vướng mắc nhân gian, trở về thiên quốc trang nghiêm thần thánh – đó là nơi tận trong sâu thẳm mỗi sinh mệnh đều đang ngóng chờ.