Sự tôn trọng người khác là biểu hiện trí huệ của người bao dung, độ lượng, biết chấp nhận sự khác biệt của người khác. Người không biết tôn trọng người khác luôn nổi giận và mong muốn người khác phải thay đổi. Thực ra việc chúng ta muốn kiểm soát, khống chế người khác là biểu hiện của sự tự hạ thấp giá trị của bản thân.

Vì sao chúng ta nên tôn trọng người khác?

Tôn trọng người khác
Tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng. (Ảnh: giaoducvathoidai)

Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng người Ai-len từng nói: “Con người giống như động vật lý tính, tuy nhiên khi được yêu cầu hành động theo lý tính, lại muốn nổi giận”.  Bởi lẽ, chúng ta thường không suy xét tới thói quen và cảm nhận của đối phương. vì thế, chúng ta cưỡng ép người khác thay đổi một cách mạnh mẽ, tăng thêm áp lực cho họ, thường sẽ nhận được sự ác cảm và chống đối. 

Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ, vậy thì ta cũng sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.

Người thông minh, ưu tú thì đối với bất kể ai cũng đều tỏ thái độ khiêm nhường, tôn trọng. Tôn trọng cấp dưới chính là một loại mỹ đức. Tôn trọng khách hàng chính là một loại ý thức. Tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng. Tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.

Tình yêu đích thực chính là sự tôn trọng lẫn nhau

Tôn trọng người khác
Tình yêu đúng nghĩa là tôn trọng quá khứ và mọi thứ của nhau. (Ảnh: laodong)

Người ta ở bên nhau vì tình yêu, ngọt ngào, hạnh phúc, vui vẻ. Tuy nhiên dần dần sau này xuất hiện cãi vã, chia tay… vì chúng ta cố gắng ép buộc người khác thay đổi. Bạn có biết tôn trọng một người thường có hiệu quả hơn việc khống chế kiểm soát họ?

Trên thực tế, sự hạnh phúc và ngọt ngào khiến bạn hạnh phúc chưa bao giờ biến mất. Nó chỉ là bị sự kiểm soát lẫn nhau của hai người che lấp. Bạn muốn kiểm soát quá khứ của anh ấy, cho dù trong quá khứ đó không có sự tồn tại của bạn. Bạn vẫn muốn kiểm soát tất cả. Bạn không hề có mặt trong quá khứ của họ, vì thế bạn không có quyền phát xét quá khứ.

Kiểm soát nhất định không phải là tình yêu. Dù kiểm soát có sinh ra từ tình yêu, nhưng nó lại đi ngược lại hoàn toàn với tình yêu. Khi bạn bị nhân tâm đó thao túng, bạn chính là đang hủy hoại tình yêu bằng chính đôi tay mình. Tình yêu đích thực là sự tôn trọng lẫn nhau, chỉ có tôn trọng mới có giới hạn, chỉ có vậy bạn mới làm được điều là hai cá thể độc lập tồn tại. 

Kiểm soát, khống chế là biểu hiện không tôn trọng người khác

tôn trọng
Kiểm soát, khống chế người khác là biểu hiện của tâm ích kỉ. (Ảnh:cafebiz)

Nguyên nhân của việc này là người ta không tự tin vào bản thân mình. Họ cảm thấy mình không có giá trị, cần thông qua người khác để khẳng định bản thân. Sự áp đặt, khống chế này sẽ làm thay đổi người khác tới khi họ mất đi sự tự ngã. Còn bản thân người kiểm soát bộc lộ sự ích ki của bản thân.

Một người nếu hiểu được đầy đủ giá trị và ý nghĩa của bản thân sẽ lập tức không còn hứng thú đi áp đặt người khác nữa. Một họa sĩ nếu thực sự hiểu được nét đẹp trong bức tranh của mình, họ sẽ không để ý đến người khác nói nó đẹp hay xấu. Một nhà thơ nếu thực sự tin tưởng bài thơ của mình là hay nhất, họ sẽ không bao giờ lo sợ bài thơ của mình không có người đọc.

Vậy một người tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng chính mình. Người đó là người tự tin vào năng lực của mình trong công việc cũng như các mối quan hệ. Không kiểm soát, không khống chế người khác cuộc sống của bạn sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Không bình luận về cử chỉ người khác là biểu hiện của sự tôn trọng

Phán xét người khác
Mỗi người là một cá thể đọc lập nên cần được tôn trọng quan điểm, việc làm của họ. (Ảnh: gocnhindkn)

Người với người là bình đẳng như nhau, đây chính là nguyên tắc và là cơ sở giao tiếp cơ bản. Mỗi người đều là một cá thể độc lập. Tín ngưỡng, đạo đức, quan niệm hoặc cách nhìn nhận vấn đề, cách thức làm việc hay cách sống của bạn đều chỉ có thể chỉ đạo chính bản thân mình. Nếu bạn dùng nó để so sánh hay yêu cầu người khác chính là không tôn trọng họ.

Chí hướng, thái độ lập trường và kiến thức, năng lực của người khác như thế nào, tướng mạo của họ ra sao không liên quan gì đến bạn. Bạn không nên dùng tiêu chuẩn của bản thân để áp đặt làm tiêu chuẩn cho người khác. Bạn càng không nên yêu cầu người khác phải phù hợp theo tiểu chuẩn của mình. Kỳ thực tư tưởng tình cảm của một người luôn không ngừng thay đổi, không ai có thể bảo đảm rằng quan điểm và thái độ của mình là vĩnh viễn bất biến cả.

Khi trao đổi, giao tiếp với người khác vừa phải có cảm xúc, lại vừa phải có đạo lý. Cảm xúc cần bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta cảm thấy bản thân được tôn trọng, họ mới có thể tôn trọng bạn.

Hàm nghĩa của trí huệ trong thể hiện tôn trọng người khác

Thứ nhất: Chấp nhận sự khác biệt, bao dung, rộng lượng với người khác. Tâm bạn thoải mái, an nhiên.

Thứ hai: Kiểm soát hành vi của bản thân để cả hai đều cùng là người chiến thắng. Trong tranh luận, ta thắng người nhưng ta đang mất đi nhiều thứ. Cả hai cùng thắng tâm ta thảng đãng, ung dung.

Thứ ba: Có thể tiến có thể lùi, biết làm thế nào để có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Cho dù đối phương có thật sự sai sót, khi chỉ ra sự sai sót của đối phương cũng nên thiện ý rộng lượng, không nên quá khắt khe, kiêu ngạo coi thường người khác.

Chân thành nói ra suy nghĩ của mình là biểu hiện của sự tôn trọng

Chân thành
Chân thành với người khác tốt cho mình, tốt cho người. (Ảnh: dulichvietnam)

Nếu có lời muốn nói không nói lại để trong lòng. Đó chính là biểu hiện của sự coi thường người khác. Khi bạn im lặng không nói đó không phải là biểu hiện cảm xúc tốt. Bạn cần nói ra để chia sẻ điều tốt hoặc để người khác hiểu bạn hơn. Như thê tốt cho mình, cũng tốt cho người.

Không tùy tiện xúc phạm tới tôn nghiêm của người khác chính là tôn trọng người khác. Cổ nhân nói “mau nói, mau lỗi” là vì đôi lúc ta hồ đồ, nói không suy nghĩ dễ làm tổn thương người khác. Như thế không tốt cho mình, cũng không tốt cho người.

Khi thấy người khác mắc lỗi, chúng ta thường nghĩ nếu không dùng lời chỉ trích nặng nề, đối phương sẽ không nhìn ra vấn đề. Do vậy, ta thường dùng cách nói phủ đầu những mong đối phương có thể ghi nhớ mà tỉnh ngộ.

Khi bạn làm như vậy vô tình sẽ làm tổn thương tới cái tôi, tới lòng tự trọng của họ. Nếu phân tích vấn đề ở góc độ sâu sắc hơn, đây chính là âm thầm tự thể hiện sự ưu tú của bản thân, không ngại tạo niềm vui của mình trên sự đau khổ của người khác.

Theo Secret China