Cuộc đời cô Hoài vất vả với nhiều ngã rẽ, đôi lần ngược xuôi Bắc- Nam, về sau còn bị căn bệnh ung thư đeo bám, tưởng cứ trầm luân đến hết kiếp người, nhưng may mắn là cuối cùng cô đã tìm được bến đỗ bình an.

Vất vả mưu sinh

Cô Hoàng Thị Hoài, 69 tuổi, ngụ tại quận 7, thành phố Sài Gòn. Quê cô ở thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Cô sinh ra trong một gia đình nông dân có 4 người con, cô là thứ 3 và là con gái duy nhất. Nhà ở sát bến phà Long Đại, phía trên bến phà là một quả đồi có một đơn vị bộ đội pháo cao xạ canh giữ đêm ngày.

Trong kí ức của cô, tuổi thơ gắn liền với những ngày phải đi sơ tán vì chiến tranh. Và từ khi còn rất nhỏ, cô đã vừa đi học vừa đi làm giúp cha mẹ những công việc như chăn bò, tát nước, nhổ cỏ, gặt lúa v.v. Thời ấy, cuộc đời của người nông dân làm ruộng quá vất vả, mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Người dân quê cô thường nói lái câu “nỏ cần chi” thành “chỉ cần no”.

Khi lớn lên, 3 anh em trai đều đi bộ đội, còn cô thì đi học Trung cấp Ngân hàng tại Thị xã Bắc Ninh. Sau ra trường cô về làm ở ngân hàng Bình Trị Thiên (Huế). Năm 1983, cô chuyển về Khánh Hòa làm ở Công ty lương thực Thành phố Nha Trang (nơi anh trai cô đang đóng quân ở đó). 

Được mấy năm sau thì chính quyền chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, thế là có khi cô đi làm cả mấy tháng cũng chẳng được lương. Rồi theo nghị định 176, cô thuộc diện giảm biên chế, trả chế độ một lần.

Cuộc đời cô đứng trước một bước ngoặt mới, phải bươn chải với cuộc sống. Cô chấp nhận làm tất cả mọi việc, miễn là có thể kiếm tiền để nuôi con, không nề hà việc gì, nào là đi làm thuê phơi hải sản, tôm cá, lên đồi đốn củi, làm vàng mã, làm bia lên men, làm nước ngọt, bán trứng vịt lộn, bán thịt heo, nuôi heo gà, nấu rượu v.v.

Căn bệnh ung thư đeo bám nhiều năm

Đến năm 1998, chồng cô được chuyển về dạy ở trường sĩ quan không quân tại Hà Nội (chú Khê- chồng cô trước đây là phi công đang dạy ở trường sĩ quan không quân Nha Trang, nay theo yêu cầu của nhiệm vụ mới chú được phân công ra Hà Nội để dạy sĩ quan không quân tại đường Trường Chinh, Hà Nội). Thế là cả gia đình (cô chú cùng 2 cô con gái: đứa lớn 12 tuổi, đứa bé 3 tuổi) theo đoàn tàu chuyển bánh từ Nha Trang ra Hà Nội.

Cuộc sống thật vất vả, họ phải thuê nhà ở, mấy năm sau cô chú tích cóp và vay mượn mới mua được một mảnh đất hơn 40m2 ở Thanh Trì. Đi làm xa quá, bạn bè anh em thương tình lại cho cô chú vay tiền mua một chiếc xe máy Dream Việt Nam để lấy phương tiện đi lại.

Nhưng đúng là cuộc đời bể khổ trầm luân, muốn cầu hai chữ bình an cũng không phải là điều dễ dàng. Một ngày năm 2003, khi vừa làm nhà xong, còn chưa trả hết nợ, cô Hoài nằm ngủ thì thấy một cục u ở ngực phải to bằng ngón tay cái. Chị bạn thân của cô (cũng bị ung thư vú) bảo cô thế là bị u vú rồi.

Ngay hôm sau cô đến bệnh viện K khám, bệnh viện K kết luận cô bị ung thư. Bác sĩ chỉ định mổ lần thứ nhất cho cô và cô đã đồng ý. Mổ xong lấy tế bào sinh thiết, bác sĩ phát hiện có tế bào ung thư, yêu cầu mổ lần thứ hai và phải cắt hết cả vú phải. Nhưng mổ lần thứ 2 xét nghiệm tế bào lại là u lành. Họ nói để đảm bảo thì phải truyền hóa chất 3 đợt.

Trầm luân là gì; Trầm luân trong đôi mắt; Trầm luân truyện; Trầm luân và giả tưởng; Kiếp trầm luân là gì
Việc nhà chưa ổn thỏa thì cô lại bị ung thư (ảnh minh họa Adobestock)

Lúc này nhà đã hết sạch tiền, may nhờ cô Vững giám đốc công ty nơi cô làm cho vay 12 triệu để truyền hóa chất đợt 1. Rồi bệnh viện lại yêu cầu chuẩn bị cho truyền hóa chất đợt 2. Đang chuẩn bị đi vay tiền tiếp để truyền hóa chất đợt 2 thì anh đồng hương là cai thầu xây dựng cho nhà cô đến chơi, thấy tình cảnh nhà cô quá đáng thương, anh ấy bảo làm gì mà hết nhiều tiền thế, để anh dắt đến nhà giáo sư Kha- vị chuyên khoa đầu ngành của u vú Việt Nam khám. Sau khi khám xong giáo sư Kha bảo: “U lành thế này thì truyền hóa chất làm gì cho hại người.” Thế là cô không truyền hóa chất nữa.

Nhưng đến năm 2009, cô thấy khó chịu ở chỗ vết mổ, cô lại đến chỗ giáo sư Kha khám, giáo sư kết luận u vú tái phát và yêu cầu mổ lần thứ 3.

Năm 2011, cô nghe thầy Tuệ Hải chùa Long Hương (Đồng Nai) nói rằng ăn gạo lứt, muối mè để chữa bệnh. Cô thực hiện ăn được 1 năm thì người chỉ còn 30kg.

Nhưng căn bệnh ung thư này dường như không muốn buông tha cho cô, đến năm 2015 cô thấy một nốt nhỏ bằng hạt đỗ cũng ở ngực phải, giáo sư Kha lại kết luận u vú tái phát, yêu cầu cô mổ cắt u lần thứ 4 và phải xạ trị. Đồng thời bác sĩ cho cô uống thuốc thêm 5 năm nữa. Phải uống đều đặn mỗi ngày 1 viên nhỏ bằng viên B1 (tuyệt đối không được phép bỏ quên 1 ngày nào).

Theo đuổi trị bệnh bằng Tây y mà bệnh không dứt được, cô thử tìm đến những phương pháp khác như nhân điện, ngồi thiền khai mở luân xa, diện chẩn, yoga, dưỡng sinh… nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh.

Bản thân cô và gia đình đã phải trải qua nhiều vất vả gian truân, nhưng cô không bao giờ kêu than mà chỉ một mình chịu đựng. Có những lúc bệnh tật, mọi người đều lo lắng cho sức khỏe của cô, sợ cô ra đi bất kể lúc nào, nhưng cô vẫn suy nghĩ rất tích cực. Cứ mỗi lần nhập viện, thấy những bệnh nhân quanh mình buồn bã, sầu não với bệnh tật, thì cô Hoài lại động viên họ, hát cho họ nghe, kể chuyện vui để họ quên đi bệnh tật. 

Tìm được bến đỗ bình an

Năm 2018 chồng cô được nghỉ hưu, cả nhà cô quyết định chuyển về Sài Gòn, vì lúc đó cô con gái lớn đã chuyển về làm ở đó được mấy năm, bảo ba mẹ chuyển vào Sài Gòn ở vì khí hậu trong đó phù hợp với tuổi già. “Cuộc đời là những chuyến đi”, thế là cả gia đình lại đóng gói đồ đạc chuyển vào Sài Gòn.

Trước khi về Sài Gòn, cô đi khám ung thư lần cuối cùng ở Hà Nội, kết quả xét nghiệm chỉ số ung thư 11,82. Cô đi lấy thuốc của thầy Toán- một thầy thuốc Đông y ở 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Khám và cắt thuốc xong thầy nói: “Chị nên tập Pháp Luân Công đi!” Thầy chỉ nói đơn giản như vậy rồi dẫn cô ra điểm luyện công ở công viên Thống Nhất.

Ra công viên Thống Nhất, cô được các học viên trẻ ở đó hướng dẫn rất tận tình. Nhưng cũng chỉ được 1 lần đó thôi, vì cô phải chuẩn bị để chuyển vào Sài Gòn định cư. Mãi đến năm 2019, khi cô chính thức chuyển vào sống ở Sài Gòn thì cô mới thực sự bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một cánh cửa mới đã mở ra cho cuộc đời cô. 

Cô Hoài đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Vừa bắt đầu vào tu luyện, cô Hoài bỏ luôn thuốc trị ung thư của bệnh viện K (liệu trình đó phải đến năm 2020 mới kết thúc). 6 tháng sau tu luyện cô đi xét nghiệm thì kết quả cho thấy chỉ số ung thư xuống 4,7 (khi chưa tu luyện là 11,82). Ngoài ra, rất nhiều bệnh mãn tính khác như mất ngủ, đau nửa đầu trái, dạ dày, tá tràng, vai gáy, … đều biến mất. Chồng con cô rất ngạc nhiên, quả là một điều kì diệu!  

Tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn cũng giúp cô trở nên hòa ái hơn, cô đã bớt nóng nảy hơn trước rất nhiều. Chồng cô tuy chưa bước vào tu luyện nhưng rất ủng hộ và hàng ngày đều vui vẻ chở cô đến điểm luyện công và đón cô về nhà. Hai cô con gái cũng theo mẹ tu luyện Đại Pháp, nhưng vì còn bận công tác nên chưa được đều đặn lắm! Từ khi bước vào tu luyện cô thấy cuộc sống của cô và gia đình ngày càng vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Cuộc đời trầm luân đã tìm được bến đỗ bình an
Cô Hoài cùng con gái và cháu ngoại đang đọc sách Chuyển Pháp Luân – quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Đại Pháp thực sự đã ban cho cô một cuộc sống mới, một bến đỗ bình an trong cuộc đời nhiều phiền não.

Cuộc đời trầm luân đã tìm được bến đỗ bình an
Gia đình cô Hoài (ảnh nhân vật cung cấp)
Cuộc đời trầm luân đã tìm được bến đỗ bình an
Cô Hoài cùng các học viên chúc mừng sinh nhật nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Bạn đọc muốn được giao lưu chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với cô qua số điện thoại 0932 110 308. Hoặc có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.