Câu chuyện xảy ra ở chính gia đình tôi. Chúng tôi đã trải nghiệm được câu nói của cổ nhân “Ông trời có mắt” hay “mắt Thần như điện”.

Những câu chuyện dưới đây đã xảy ra tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Văn Đăng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào đầu thập niên 1930. Mẹ tôi thường kể lại chúng và thông qua đó mà dạy bảo chúng tôi về quy luật “thiện ác hữa báo”. Cả hai câu chuyện đều xảy ra trong chính gia đình tôi.

Quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống

Ông chú của tôi xuất thân từ gia đình giàu có sở hữu một ngôi nhà và đất đai. Nhưng họ không có con. Khi đến tuổi xế chiều, cặp vợ chồng già nghĩ rằng họ không có ai phụng dưỡng vì họ không có con; cũng không có ai kế thừa gia nghiệp giàu có của họ.

Đúng lúc ấy, cháu trai của ông là Xuyên Tử, cùng vợ từ Hồng Kông trở về. Xuyên Tử không thể hòa nhập được với cuộc sống ở Hồng Kông nên quyết định trở về quê nhà. Người cháu không có nơi nào để sống nên người chú đã cưu mang anh ấy như con ruột của mình; hỵ vọng có người phụng dưỡng cặp vợ chồng già đến cuối đời.

Sau ba năm, chú của Xuyên Tử qua đời để lại người vợ sống cùng với Xuyên Tử. Bà lão đã rất yếu nên không thể làm được nhiều việc. Xuyên Tử và người vợ khinh miệt bà. Họ không làm ấm giường cho bà vào mùa đông và chỉ cho bà ăn thức ăn nguội lạnh. Sau đó, họ thậm chí còn không cho bà ăn thức ăn nguội lạnh nữa.

trời có mắt
Ông trời sẽ bằng hình thwusc này hay hình thức khác để ban phúc báo cho người tốt và trừng phạt người xấu (ảnh: Istock ).

Cuối cùng, người phụ nữ già yếu phải cầm gậy và xách giỏ ra ngoài xin ăn. Nếu vợ chồng người cháu trai bắt gặp bà về nhà, họ sẽ chộp lấy cái giỏ và ném nó ra sân. Gà, vịt, ngỗng và chó sẽ tranh nhau lấy thức ăn bà đi xin được. Bà lão sau đó phải buông gậy và nhặt thức ăn cùng với gà, vịt, ngỗng và chó. Kết cục là bà lão đã qua đời không lâu sau đó.

Ông trời có mắt: Quả cầu lửa rơi xuống ngôi nhà

Vài ngày sau khi bà lão qua đời, một quả cầu lửa đột nhiên từ trên trời rơi xuống nhà của người chú. Căn nhà bắt lửa ngay lập tức. Cặp vợ chồng người cháu nhanh chóng đưa một hộp gỗ long não ra ngoài, những thứ khác bị cháy thành tro bụi cùng với ngôi nhà (nhiều người đã chứng kiến cảnh tượng này vào lúc đó). Mẹ tôi nói rằng họ rất vui khi thấy rằng hộp gõ long não không bị tổn hại; bởi vì tất cả những thứ quý giá của gia đình đều nằm trong chiếc hộp này. Sau khi lửa tắt, họ chết lặng khi mở chiếc hộp ra. Chiếc hộp hoàn toàn lành lặn nhưng mọi thứ bên trong đều hóa thành cát bụi. Không lâu sau đó, vợ của Xuyên Tử qua đời.

Vào những năm 1960, mẹ tôi về quê và gặp Xuyên Tử. Xét theo vai vế trong gia đình thì mẹ tôi gọi Xuyên Tử bằng chú. Ông vừa nghèo vừa ốm yếu đắp một nửa cái chiếu nằm co ro trên chiếc giường lò; trông ông rất khổ sở.

Bệnh phong chọn người – ông trời có mắt

Vào những năm 1930, bệnh phong hoành hành ở Trung Quốc. Một người dì của gia đình tôi bị bệnh phong và bị chồng đuổi ra khỏi nhà. Bà chỉ có thể trở về nhà mình. Bà có một người anh trai và một người em trai. Cả hai đều đã lập gia đình. Anh trai bà có ba người con và sống khá thoải mái. Em trai bà có bảy người con và rất nghèo vì đông con. Vì vậy bà đã tìm đến nhà người anh để nương tựa.

trời có mắt
Trong mỗi đứa trẻ đều có sự thiện lương, ông trời luôn bảo hộ những trái tim ấm áp như thế (ảnh: Pixabay).

Khi nhìn thấy bà, người anh trai không cho bà vào nhà. Ông nói rằng bà không thể vào được, nếu không các con của ông sẽ bị lây bệnh. Ông đã thô bạo đuổi bà ra ngoài, do đó bà đến nhà người em trai và người em đã giữ bà ở lại. Vì gia đình ông nghèo đến mức không có chăn cho bà đắp riêng khi ngủ, bà đã ngủ cùng với cháu trai và cháu gái của mình trên cùng chiếc giường lò và đắp chung chăn với những đứa trẻ.

Bà ăn uống và sinh hoạt chung với chúng. Sau đó, tất cả các con của người anh trai bà đều bị bệnh phong, nhưng những đứa trẻ con của người em trai thì hoàn toàn không bị lây bệnh.

Mẹ tôi thường nói rằng ông trời có mắt! Trời đang quan sát những gì con người làm. Mẹ khuyên chúng tôi sống thiện lương luôn được Trời Phật che chở.

Theo Chánh Kiến