Mặc dù chăm chỉ thờ miếu 30 năm nhưng bệnh tật đeo bám đầy thân. Đến một ngày gặp Pháp môn chân chính thì bệnh tật khỏi lúc nào không hay.

Bác Nguyễn Thị Trầm là con thứ 5 trong một gia đình thuần nông nghèo có 7 anh chị em ở Song Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dù gia đình khó khăn nhưng bác vẫn được học hết cấp 2 rồi ở nhà phụ giúp bố mẹ.

Đến 18 tuổi, bác xin đi làm hợp đồng cho cửa hàng ăn ở huyện Thuận Thành. Sau 6 tháng, được tuyển vào biên chế chính thức. Trải qua hai năm công tác, bác được cơ quan cử đi học kế toán. Khi ra trường được phân công về công ty cấp 3 (sau này là công ty Thương mại huyện Thuận Thành).

Lập gia đình

Bác quen bác trai Nguyễn Xuân Nhậm qua bạn bè. Bác trai đi bộ đội 11 năm, từ chiến trường đầy bom đạn lành lặn trở về (điều mà bản thân bác trai cũng không ngờ tới). Khi bác trai đến chơi và ngỏ lời muốn cầu hôn, bố mẹ và anh chị em trong nhà khuyên bảo rồi phân tích: trong những người đến với bác thì thấy bác Nhậm là người tử tế, tốt bụng, đáng tin cậy lại nhiệt tình nhất.

Gia đình ấy lại khá giả hơn nhà bác nên cả hai nhà đều muốn vun vào nhưng bác Trầm vẫn còn chần chừ chưa quyết. Bố mẹ bác Trầm bảo “chim đậu chẳng bắt lại bắt chim bay!” Thế là hai bác đã nên duyên vợ chồng sau một đám cưới được tổ chức tương đối hoành tráng so với thời bấy giờ. Pháo nổ tưng bừng, cô dâu áo sơ mi trắng, quần lụa sa tanh (đó là năm 1975, so với thời đó là khá sang trọng, lịch sự). Chú rể trong quân phục bộ đội.

Tiệc cưới nhau xong, họ ở trong khu nhà tập thể của cơ quan bác gái. Bác trai là bộ đội chuyển ngành về, được cử đi học trường công nhân kĩ thuật 2 (ở Chùa Cao- Bắc Ninh). Ra trường về làm thợ điện ở nhà máy giấy Thuận Thành, cách cửa hàng bách hóa mà bác gái làm việc khoảng 100 m. Hai vợ chồng bác sống rất hạnh phúc.

Thời bao cấp ngành thương nghiệp là niềm mơ ước của nhiều người, họ chân trong, chân ngoài để kiếm lời nhưng bác Trầm lại coi nhẹ tiền bạc, vật chất. Dù là gia đình nhà mình hay nhà chồng có việc gì cần giúp bác gái sẵn sàng nhiệt tình giúp mà không hề so đo tính toán thiệt hơn.

Thờ miếu suốt 30 năm

Thấm thoắt đã hơn chục năm trời ở nhà tập thể, khi 3 em chồng đã lớn và xây dựng gia đình, hai bác cũng đã đứng tuổi chuyển về ở với mẹ chồng (bố chồng đã mất). Gia đình rất thuận hòa, hạnh phúc, ấm êm. Con cái họ học hành đỗ đạt trưởng thành.

Bác là người tín tâm, tin tưởng ở Thần Phật, Thánh Thần nên rất chăm lo cho việc tâm linh, bác hay đi xem bói. Các thầy bói đều bảo bác căn cao, số nặng phải trình đồng, mở phủ, trả nợ tào quan thì gia đình mới được ấm êm, các con làm ăn mới thuận lợi! Trong nhiều lần xem bói, nhiều thầy bói đều bảo: “Đất này có miếu thờ một ông quan quận công đánh giặc chết ở đây, người xưa đã dựng miếu thờ tại sân nhà bác. Ở đó vẫn còn tàn tích là cây mít ra quả chín nhưng toàn bị nứt”.

Nghe vậy bác về bàn với bác trai dựng miếu thờ quan quận công. Tuần rằm mồng 1 và các ngày lễ tết bác lo thắp hương dâng lễ, hàng năm đều lễ tạ chăm lo đầy đủ. Hơn 30 năm nhang khói thờ phụng rất chu toàn nhưng bác thấy quá vất vả về việc chăm lo cúng bái ngôi miếu nhỏ này.

Thờ miếu 30 năm thân đầy bệnh tật
Ngôi miếu nhỏ ở nhà bác Trầm (ảnh nhân vật cung cấp).

Cơ duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Trước khi tu luyện bác mang trong mình rất nhiều bệnh tật: viêm phế quản mãn tính, đau đại tràng, bệnh xương khớp, đau nhức chân tay, vai gáy, mắt mờ. Năm 2016, bác được người cháu ruột giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, tặng cho bác cuốn Chuyển Pháp Luân.

Từ phản đối, người phụ nữ bệnh tật đã tin tưởng tuyệt đối vào Đại Pháp
Sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Facebook)

Bác đem sách về cứ lúc đọc lúc không. Người ta bảo “giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay”. Dạo ấy mắt bác nhiều lúc cứng lại. Lúc ấy bác đã bị đục thủy tinh thể và phải thay thủy tinh thể một bên mắt. Mắt còn lại ngày càng kém hơn. Bác có đứa cháu là bác sĩ khoa mắt đưa bác đi mổ nốt con mắt ấy, mổ về con mắt này còn bị tệ hơn con mắt trước.

Một hôm người cháu hỏi thăm: “Dì có học Pháp thường xuyên không? Dì đừng bỏ nhé! Pháp môn này tốt lắm đấy! Từ đó bác bắt đầu chăm chỉ thường xuyên đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Hàng ngày, bác trai giúp bác mở ti vi xem trên mạng để tập các bài công pháp”.

Bác Trầm đã thờ miếu 30 năm
Bác Trầm đang luyện bài Công Pháp số 2 (ảnh nhân vật cung cấp).

Tu luyện chân chính

Tu luyện được một thời gian ngắn bác biết rằng mình gặp được Chính Pháp, một Pháp môn tu Phật chân chính tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn và lần đầu tiên được truyền xuống thế gian. Bác buồn lắm vì học Pháp ít, chưa ngộ được nhiều nên có những vấn đề hành xử chưa đúng theo Pháp.

Sau này khi tu luyện nghiêm túc, bác hiểu rằng Pháp môn này không phải là chữa bệnh khỏe người. Nếu ai chân tu thì không có bệnh gì hết, các biểu hiện chỉ là tịnh hóa thân thể. Khi tu luyện nghiêm túc, bác nhận ra mình còn có tâm truy cầu. Tu tâm tính tốt hơn thì con mắt của bác dần sáng trở lại bình thường. Các bệnh tật của bác cũng biến mất tự lúc nào không hay.

Mấy tháng sau, bác giới thiệu cho bác Phạm (cùng công tác cơ quan thương nghiệp huyện). Bác bảo bác ấy: “Em học Pháp môn này tốt lắm, chị có học không thì 2 chị em cùng học!” Khoảng một tuần sau bác nhờ mua hộ cuốn Chuyển Pháp Luân cho bác ấy. Từ đó hai người cùng nhau học Pháp luyện công và chia sẻ.

Giải ngôi miếu thờ 30 năm

Chồng bác là một người rất tín, thường xuyên ủng hộ và nhắc nhở bác chăm lo thờ phụng ngôi miếu. Nhưng sau một thời gian tu luyện, chồng bác đột nhiên nói với vợ:

– Hay ta đi hỏi mời sư về làm lễ để dỡ bỏ ngôi miếu đó đi để làm nhà để xe ô tô cho tiện lợi.

Bác phân vân lưỡng lự, vì các cụ vẫn thường bảo: “Mời Thần đến thì dễ, mời Thần đi thì khó”. Nhiều nhà có xây miếu, điện thờ trong khu đất ở, khi có việc phải bỏ đi đã gặp rất nhiều “tai bay vạ gió”, có người nhẹ thì điên điên, dở dở, gia đình làm ăn lụn bại, nặng thì mất mạng… thậm chí có nhà con cái còn bị “triệt tử triệt tôn”.

Nhưng là người tu luyện bác ngộ được mình nên làm gì. Vậy là gia đình bác mời sư thầy trên chùa về làm lễ giải ngôi miếu mà bác phải vất vả thờ cúng gần 30 năm.

Pháp Luân Đại Pháp là tốt (ảnh nhân vật cung cấp).

Mọi việc hanh thông, thân thể khỏe mạnh

Từ lúc không còn ngôi miếu, bác thấy đỡ vất vả nhiều, có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, học Pháp luyện công và có thời gian để đi giao lưu học hỏi với các đồng tu khác và gia đình bác vẫn “trong ấm ngoài êm”. Phần nền ngôi miếu đó được mở rộng ra lát nền, lợp mái rộng rãi, mặt sau thông ra đường xóm thông thoáng tiện lợi.

Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bác thấy mọi công việc trong gia đình đều hanh thông, thân thể thoải mái khỏe mạnh, không bị bệnh tật hành hạ. Các con bác hiếu thảo, làm ăn cũng rất phát đạt. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Các cháu chăm ngoan học giỏi.

Pháp Luân Đại Pháp tốt như thế đó. Câu chuyện gia đình bác Trầm chẳng phải minh chứng điều đó hay sao. Bác Trầm muốn rằng ai muốn tìm hiểu và muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hãy liên hệ với bác Trầm theo số điện thoại: 0983 984 904.

Xem thêm: