Nhiều người chỉ vì một chút nóng giận hay uất ức mà quyết định tự tử, những mong có thể kết thúc tất cả. Nhưng có ngờ đâu chết vẫn chưa phải là hết, thậm chí còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần.

Người tự tử sau khi chết phải xuống địa ngục

Trong cuốn “Quả báo” quyển hạ có ghi chép lại một câu chuyện như sau: Vào tháng 5 năm Khang Hy thứ 7, một người tên là Trương Đại ở Trấn Giang bị bệnh mà chết. Sau khi xuống âm phủ gặp Diêm Vương thì Diêm Vương nói: “Bắt nhầm người rồi. Ngươi đã đến đây thì mang hộ ta một lá thư về dương gian”.

Nói xong, Diêm Vương lệnh cho một quỷ sai dẫn Trương Đại đi tham quan một tòa thành. Nhìn lên cửa thành thấy ghi 2 chữ “Chết oan”. Trương Đại nhìn thấy có rất nhiều quỷ hồn, đầu lưỡi kéo dài mấy chục cm và tự xưng mình là “quỷ thắt cổ”. Mỗi ngày khi đến giờ này lại phải trải nghiệm sự đau đớn của thắt cổ một lần nữa.

Sau đó, Trương Đại lại nhìn thấy rất nhiều quỷ hồn có thân thể sưng phù, áo quần ướt sũng; những quỷ này tự xưng là “quỷ nhảy sông tự tử”. Đi một lát nữa anh lại thấy có những quỷ hồn không đầu, hoặc là bị đứt cổ họng, mồm miệng chảy máu, họ tự nhận là đã uống thuốc độc tự tử. Mỗi ngày vào giờ quy định, họ phải dựa theo cách chết của đời trước mà làm lại một lần nữa, thật là muôn vàn thống khổ.

Những quỷ hồn đó khi thấy Trương Đại thì đều nói: “Chúng tôi lúc còn sống đều cho rằng chết là hết. Nhưng không ngờ sau khi chết lại thống khổ đến thế này. Thật sự có hối hận thì cũng muộn rồi”.

Tự sát chết thì sẽ rất khó được đầu thai làm người

Tự tử; Tự sát ở việt nam; Tự sát vì trầm cảm
Tự tử xuống địa ngục sẽ phải chịu nhiều thống khổ còn hơn cả khi còn sống (ảnh Pinterest)

Trương Đại hỏi quỷ sai: “Những quỷ hồn đó đến khi nào mới được đầu thai làm người trở lại?”

Quỷ sai nói: “Không thể nữa rồi! Nói chung quỷ hồn của người tự sát rất ít khi được chuyển sinh làm người. Thân người khó được, vậy mà họ không biết trân quý, lại đi tìm đến cái chết. Những người này, ở âm gian là đã cô phụ tấm lòng của Diêm Vương; vì Diêm Vương lúc nào cũng khích lệ họ làm người tốt ở dương gian. 

Còn ở trên dương gian thì họ đã cô phụ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Hơn nữa, ở trên dương gian, một người tự sát còn khiến người nhà phải gặp cảnh tố tụng tư pháp, thực sự là hại người rất nặng. Vì vậy Diêm Vương giận nhất chính là loại người này, phán họ vào đường súc sinh, thật khó mà có thể chuyển sinh làm người…”

Sau khi đi xem một vòng và trở lại chánh điện, Diêm Vương nói với Trương Đại rằng: “Khi ngươi trở về nhân gian, hãy đem những gì nhìn thấy mà nói lại với mọi người”. Sau đó Diêm Vương lớn tiếng vỗ mạnh lên bàn một cái, Trương Đại ở dương gian giật mình tỉnh giấc và sống lại.

Người tự tử chết phải tìm được người thay thế mới được đầu thai

Người chết do tự tử nhất định phải tìm được người thay thế thì mới có thể được đầu thai. Đây là chế định nơi âm phủ, hòng trừng phạt những người không biết quý trọng sinh mệnh, phí hoài mạng sống.

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam có ghi lại một câu chuyện như sau: Vào một ngày nọ, một người họ Nhiếp đi vào núi sâu để tảo mộ. Vì là mùa đông nên trời mau tối, ông sợ trong núi có hổ nên cố gắng đi thật nhanh xuống núi.

Khi đi đến lưng chừng núi thì ông thấy có một ngôi miếu hoang nên vội vàng đi vào trong. Lúc này trời đã tối hẳn, ông liền nghĩ sẽ nghỉ tạm ở đây một đêm, rồi sớm mai hãy xuống núi.

Chợt ông nghe thấy trong góc tường có tiếng người nói: “Đây không phải là nơi dành cho người ở. Ông mau chóng rời khỏi đây đi”. Ông Nhiếp hỏi ông ta cớ sao lại ở nơi tối tăm như vậy, ông ta trả lời: “Tôi là con quỷ thắt cổ, ở đây để đợi người thay thế”. Ông Nhiếp nghe xong thì rợn cả tóc gáy, lạnh cả sống lưng.

Sau đó trấn tĩnh lại rồi nói: “Nếu như bây giờ tôi ra ngoài thì có khi cũng bị hổ ăn thịt mà chết. Thà là bị quỷ hại chết còn hơn, thôi tôi cứ ở lại đây với ông vậy”.

Tự sát vì thất nghiệp; Tự sát ở nhật; Chết không phải là hết
Người tự tử phải tìm được người thay thế mới được đầu thai (ảnh Pinterest)

Tùy từng tình huống tự sát mà tạo nghiệp khác nhau

Quỷ hồn nói: “Không đi cũng được, nhưng mà âm dương vốn không chung đường. Ông không chịu được âm khí, tôi thì không chịu được dương khí; cả hai đều sẽ không được an định. Cho nên chúng ta mỗi người ở một góc, không đến gần nhau là được rồi”.

Một lát sau, cảm thấy tò mò, ông Nhiếp hỏi quỷ hồn là tại sao lại cần phải tìm người thay thế? Quỷ hồn nói: “Ông Trời có đức hiếu sinh, không muốn con người tự sát. Nếu như là trung thần chết vì đất nước, Liệt nữ chết vì chồng (liệt nữ là người phụ nữ chết để bảo vệ trinh tiết), tuy đều là tự sát nhưng không cần phải tìm người thế thân.

Còn những người bị hoàn cảnh ép đến bước đường cùng, đã không còn đường nào để sống nữa, ông trời cũng niệm tình họ rơi vào hoàn cảnh bất đắc dĩ, thế là dựa vào những việc thiện ác khi còn sống mà để họ đi đầu thai; cũng không cần phải tìm người thay thế.

Nhưng nếu như vẫn còn một con đường để sống, hoặc vì chút chuyện bất bình mà chịu không nổi, hoặc muốn mượn cách này để làm liên lụy đến người khác, liền tùy tiện mà tìm đến cái chết thì đây chính là làm trái với tấm lòng sinh dưỡng vạn vật của đất trời. Cho nên nhất định sẽ bị trừng phạt, đợi đến khi tìm được người thay thế mới thôi. Thời gian bị giam cầm trong nơi tăm tối này thường phải trên cả trăm năm hoặc hơn nghìn năm”.

Quỷ hồn vẫn còn một chút thiện niệm

Ông Nhiếp lại hỏi: “Chẳng phải có chuyện dẫn dụ người khác làm người thay thế hay sao?”

Quỷ hồn đáp: “Việc như thế tôi không đành lòng làm. Phàm là những ai thắt cổ chết, nếu như là vì bảo vệ tiết nghĩa thì linh hồn sẽ từ đỉnh đầu thăng lên trên; quá trình tử vong diễn ra vô cùng mau chóng.

Nhưng nếu vì tức giận, đố kỵ mà chết thì linh hồn sẽ từ tim trở xuống mà đi ra ngoài; quá trình tử vong sẽ tương đối chậm chạp. Ngay khi còn chưa tắt thở, hết thảy huyết mạch sẽ chảy ngược trở lại, da thịt như muốn nứt ra, đau như dao cắt, lồng ngực dạ dày dường như bị ngọn lửa thiêu đốt, khó có thể chịu được. Trải qua mười mấy khắc (1 khắc = 15 phút) thì linh hồn mới thoát ra khỏi thân thể. Kinh khủng như vậy! Nên mỗi khi nhìn thấy có người treo cổ thì tôi lập tức ngăn cản; sao lại nỡ dẫn dụ người ta làm thế thân được?”

Ông Nhiếp nói với quỷ hồn: “Ông còn có thiện niệm như vậy, nhất định sẽ tìm được con đường sống”.

Quỷ hồn nói: “Điều này thì tôi cũng không dám mong ước gì; chỉ nguyện một lòng niệm Phật để sám hối nghiệp tội khi xưa mà thôi”.

Chết chưa phải là hết; âm phủ và địa ngục; âm phủ ở đâu
Ngàn vạn lần không nên tự sát (ảnh Adobe Stock)

Chết không phải là hết

Một lúc sau thì trời cũng đã sáng, ông Nhiếp hỏi nữa nhưng không thấy quỷ hồn trả lời; nhìn kỹ lại thì không thấy quỷ hồn đâu nữa.

Về sau, mỗi lần ông Nhiếp lên mộ cúng tế thì đều mang theo một phần đồ cúng và tiền vàng để cúng cho quỷ hồn kia. Những lúc như vậy ông đều nghe thấy tiếng gió xoáy nhè nhẹ quanh quẩn hai bên. Một năm sau thì ông Nhiếp không còn nghe thấy tiếng gió xoáy nữa; trong lòng thầm nghĩ: “Chắc chắn là thiện niệm kia đã giúp quỷ hồn thoát khỏi đường quỷ rồi”.

Qua hai câu chuyện trên có thể thấy, chết không phải là hết, mà tự tử sẽ tạo thành tội nghiệp rất nặng. Con người khi vào đường cùng thì cũng đừng vội tuyệt vọng mà kết thúc sinh mệnh. Ông trời có đức hiếu sinh, nhất định sẽ mở ra một con đường ở phía trước. “Nước đến tận cùng là thác đổ, người đến đường cùng người hồi sinh”, chỉ cần dũng cảm bước lên một bước thì đã thấy ánh sáng ngay phía trước kia rồi. 

Tổng hợp