Anh-xtanh (1879-1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức. Ông được tạp chí Time bầu chọn là người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Anh-xtanh, người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20

Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, Anh-xtanh đã viết thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc xã có thể đang nghiên cứu phát triển “một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm”. Đó chính là bom nguyên tử. Sau này, ông chống lại việc sử dụng phát kiến về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Ông và nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein nhằm nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. 

Năm 1955, Albert Einstein phải nhập viện do bị xuất huyết động mạch. Bởi vì Einstein đã công bố thuyết Tương Đối, nhận được giải thưởng Nobel, và giúp chế tạo bom nguyên tử, nên nhà vật lý thiên tài này đã nổi tiếng trên toàn thế giới.

Ước nguyện cuối cùng của Anh-xtanh
Anh-xtanh đưa ra ‘Thuyết tương đối rộng’ hay ‘thuyết tương đối tổng quát’ là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn vào năm 1916 được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại (ảnh: Telegraph).

Ước nguyện cuối cùng

Sau khi nhập viện, Einstein nhận ra ông sẽ sớm rời khỏi thế gian. Ông nói với người thân và bạn bè ông về 2 ước nguyện của ông. Thứ nhất là xin đừng biến nơi ở của ông thành viện bảo tàng để người ta đến bày tỏ lòng kính trọng ông. Thứ hai là xin đừng để nơi làm việc của ông cho người khác tiếp tục sử dụng.

Bởi ông nhận ra rằng dẫu là thành tựu khoa học cũng vậy, hay là thanh danh xã hội cũng vậy, đều là những thứ phù du. Ông muốn những thứ này biến mất khỏi thế gian sau khi ông qua đời.

Cho tới giây phút cuối cùng trước khi chết, ông không quên nhắc đi nhắc lại rằng đừng cử hành tang lễ cho ông; hay lập đài kỷ niệm nào cả. Do vậy đám tang của Einstein rất đơn giản. Theo ước nguyện cuối cùng của Einstein, xác của ông đã được hỏa táng. Nơi tro xương ông được cất giữ không bao giờ được tiết lộ cho công chúng.

Anh-xtanh có niềm tin to lớn vào tín ngưỡng

Trong một lần khi được hỏi có phải ông là người có tín ngưỡng tôn giáo. Anh-xtanh đã trả lời: “Vâng, các bạn có thể gọi như vậy. Thử dùng trí óc và những phương tiện hữu hạn của chúng ta để cảm nhận về sự huyền bí của tự nhiên, của vũ trụ, các bạn sẽ thấy bên cạnh những quy luật, những liên kết chúng ta có thể nhận thức được thì vẫn còn rất nhiều điều huyền ảo, không thể giải thích, không thể thấu hiểu được. Tín ngưỡng vượt quá những gì trí óc con người có thể hiểu thấu được, đó là tôn giáo của tôi. Diễn giải là như vậy, đúng thật, tôi là người có tôn giáo”.

Ông thường không có thiện cảm đối với người vô thần. Ông viết: “Điều gì đã chia cắt tôi khỏi cái gọi là những người vô thần. Đó chính là cảm xúc tôn kính hoàn toàn khi đứng trước một vũ trụ hài hòa đầy những điều huyền bí mà trí óc con người không thể thấu hiểu được. Những người vô thần cố chấp là những người không có ý thức, không lành mạnh khi phản ứng với quá khứ của mình. Những người vô thần cuồng tín tương tự như những người nô lệ vẫn còn cảm giác đè nặng của xiềng xích, cái mà họ đã quăng đi sau khi chiến đấu gian khổ cho tự do. Họ là những sinh mệnh – trong mối hận thù chống tôn giáo truyền thống như thuốc phiện của dân tộc – đã không thể nào nghe được âm nhạc của vũ trụ“.

Xem thêm: Hành trình gian nan tìm Phật Pháp

Theo Pure Insight