Bác sỹ Viên Luân Tường ở Trường Đại học Y Quốc gia Đài Loan, phân viện Vân Lâm, tốt nghiệp Trường Y khi ông mới 25 tuổi. Ông là chuyên gia trẻ của Hệ thống Phẫu thuật rô bốt Da Vinci và phẫu thuật u bướu. Nhiều năm làm việc bền bỉ đã tôi luyện ông trở thành bác sỹ phẫu thuật với kỹ thuật xuất chúng. Tuy nhiên, bác sỹ Viên luôn cảm thấy rằng ông đang chờ đợi một người thầy, người mà sẽ dẫn ông đến một cảnh giới tâm linh uyên thâm và cao hơn. Bác sỹ Viên nói rằng: “Tôi cảm thấy rằng kiến thức và kỹ năng mà tôi có được trong toàn bộ sự nghiệp ngành y của tôi không thể giúp tôi lý giải được nhiều khúc mắc trong cuộc sống. Dường như luôn có cái gì đó sâu hơn mà tôi không thể chạm tới.”

Một ngày Tết năm 2012, một người bạn tốt của bác sỹ Viên, bác sỹ Trịnh Nguyên Du, đã đến thăm và giúp ông đả khai được câu hỏi bấy lâu.

Chị gái của bác sỹ Trịnh vốn mắc bệnh teo tuyến yên, thấy hiệu quả của việc điều trị Tây y còn hạn chế nên bà đã tìm phương cách khác. Thật đáng ngạc nhiên, bà bình phục rất nhanh sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi chứng kiến sự phục hồi của chị gái, bác sỹ Trịnh bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Ngay sau đó, chứng viêm khớp, đau lưng và các vấn đề ống hậu môn của ông đều đã biến mất.

Theo lời gợi ý của bác sỹ Trịnh, bác sỹ Viên cũng bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Kể từ ngày đó, ông liên tục đọc cuốn sách. “Sau lần đầu tiên đọc cuốn sách đó, tôi đã nhận ra rằng cuối cùng tôi đã tìm thấy người Thầy thực thụ của mình rồi!” ông nói. Ông cũng đọc tất cả các bài kinh văn của Sư phụ Lý Hồng Chí.

“Tôi cảm thấy mình bước vào một không gian khác trong khi đọc các sách Đại Pháp, cứ như là trí não của tôi đã được khai mở. Các bài giảng Pháp đã trả lời tất cả các câu hỏi một cách thấu đáo. Tôi tự hỏi: “Ai có thể giải thích vũ trụ, nhân loại và lịch sử trái đất rõ ràng được đến thế kia chứ?’ Chắc hẳn tác giả phải là một vị Thần!” Quá chấn động bởi Pháp Luân Đại Pháp, bác sỹ Viên bắt đầu tự coi bản thân như một người tu luyện.

Đối mặt với nghịch cảnh

“Tôi đã từng được biết đến là một bác sỹ phẫu thuật tài giỏi, nhưng ngay sau khi bắt đầu tu luyện, một bệnh nhân đã chết do biến chứng sau khi phẫu thuật. Mặc dù cơ hội sống sót là rất thấp với tỷ lệ 1/10.000, nhưng điều này đã khuấy nhiễu tôi,” bác sỹ Viên khóc trong phòng làm việc. Ông cảm thấy có lỗi ghê gớm và đau buồn y như gia đình người bệnh nhân đó vậy.

Bác sỹ Viên đã cứu vô số bệnh nhân và luôn nhận được sự tán dương và cảm kích, nhưng cái chết của người bệnh nhân này khiến ông mất đi dũng khí để thực hiện một ca phẫu thuật khác. Họa vô đơn chí. Cùng lúc, tình trạng tài chính của ông đột nhiên tồi tệ đi. Mâu thuẫn gia tăng ở nhà và sở làm. Ông đối mặt với những thế tiến thoái lưỡng nan từ mọi phía. Tuy nhiên, bác sỹ Viên không hề quên rằng ông là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Ngay sau đó, một bệnh nhân mới khăng khăng muốn bác sỹ Viên phẫu thuật khối u cho mình: “Tôi nói với ông ấy rằng một bệnh nhân của tôi đã chết và khuyên ông hãy đến bệnh viện khác, nhưng người bệnh nhân này hoàn toàn tin tưởng tôi và không chịu rời đi. Cứ như thể đó là do Sư phụ an bài vậy.”

Vì không thể từ chối, bác sỹ Viên đã tu bỏ tâm sợ hãi và quyết định thực hiện ca phẫu thuật đó. Ông chia sẻ: “Sau khi ra quyết định này, tôi tăng cường học Pháp và cố gắng trừ bỏ tâm sợ hãi và các chấp trước của bản thân. Cuộc phẫu thuật đã thành công tốt đẹp! Tôi biết tôi đã vượt qua khảo nghiệm này. Kể từ đó, mọi việc bắt đầu tốt đẹp.” Hồi tưởng lại trải nghiệm này, bác sỹ Viên nói rằng chắc hẳn ông đã không thể vượt qua được nếu không có sự gia trì của Sư phụ.

Bác sỹ Viên và bệnh nhân của ông

Hướng nội sau khi vượt qua khảo nghiệm khắt khe này, bác sỹ Viên nói rằng: “Tôi đã từng rất tự mãn. Tôi chỉ coi trọng kỹ năng của mình và thường đổ lỗi cho bất cứ thứ gì mà tôi có thể nghĩ ra nếu cuộc phẫu thuật không thành công. Sau lần trượt ngã khủng khiếp này, tôi nhận ra rằng một cuộc phẫu thuật phụ thuộc vào sự phối hợp của cả nhóm. Bác sỹ phẫu thuật không phải là người dẫn đầu duy nhất. Nó yêu cầu mọi thứ phải được thực hiện tốt.”

Bác sỹ Viên cũng có được cảm hứng từ các buổi biểu diễn Shen Yun, nơi mà từng điệu múa và từng nốt nhạc phối hợp với nhau phi thường mỹ diệu. Ông nhận ra rằng tu luyện là quá trình từ bỏ các chấp trước, chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp mà không nghi hoặc và là một người đặc biệt tốt trong những người thường.

Đối mặt với nhiều tình huống sinh tử cấp bách căng thẳng trong công việc, bác sỹ Viên nói rằng các bài luyện công của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp ông bảo trì được trạng thái ổn định và trầm tĩnh. Ông nói: “Tôi dùng giờ nghỉ trước mỗi ca phẫu thuật để luyện công, điều này mang lại những kết quả tuyệt vời. Những trục trặc không còn xuất hiện nữa. Ca phẫu thuật cũng được thực hiện theo hướng như mong đợi. Tôi chỉ có thể nghe được nhịp tim của bệnh nhân và giọng nói của mình thôi. Đó là một không khí bình hòa và thanh tịnh của chính niệm. Sự thanh tịnh thực sự đã xuất hiện trong tôi.”

Bác sỹ Viên luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Sự ủng hộ của gia đình

Bác sỹ Viên nói rằng ông đã học được từ Pháp Luân Đại Pháp cách phóng hạ tự ngã và đặt mình vào vị trí của người khác. “Do học Tây y trong nhiều năm, tôi có thể nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót của người khác và đối đáp với bất cứ phê bình nào. Điều này đã trở thành chướng ngại trong công việc và trong cuộc sống gia đình của tôi.”

“Tâm tính của tôi đã được thăng hoa qua việc học Pháp. Tôi nhận ra rằng mục tiêu của tôi không phải là có được những sự tán dương bừa bãi mà là trở thành một người tu luyện chiểu theo đặc tính của vũ trụ. Vì thế, khi tôi nhận thấy nhóm tôi cần đề cao điều gì đó thì tôi không lờ nó đi vì sợ làm mất lòng người khác. Tôi bình tĩnh và chân thành chỉ ra vấn đề, và giải thích nó từ góc độ an toàn cho bệnh nhân và tình huống tổng thể.”

Ông tiếp tục nói: “Trong cuộc sống gia đình, tôi cũng làm như vậy. Tôi đã từng làm việc rất chăm chỉ để được gọi là người chồng, người cha tốt. Sau một ngày làm việc bận rộn, tôi vội về nhà giúp vợ làm việc nhà.” Bác sỹ Viên nói rằng ông nhận thấy trong văn hóa Trung Hoa cổ đại, “sự khác biệt giữa vợ và chồng” là dựa trên vai trò của từng cá nhân chứ không phải là địa vị của họ.

Vợ của ông là một người nội trợ ở nhà chăm bốn cậu con trai, do ông đã có một nguồn thu nhập ổn định. Bà hoàn toàn ủng hộ bác sỹ Viên tập trung vào sự nghiệp của mình. Ông rất biết ơn sự ủng hộ của bà, điều mà giúp ông có thể tiếp tục việc học tập khi có thời gian rảnh.

Bác sỹ Viên luôn ghi nhớ trong tâm rằng ông là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Cho dù ông gặp chuyện vui hay không vui thì ông luôn coi đó là hảo sự để đề cao tâm tính của mình. Khi ông vượt qua được những khảo nghiệm và thay đổi cách nhìn cuộc sống, cảm nhận được con đường nhân sinh mới thì ông trở nên vui vẻ hơn và dễ gần hơn.

Có một câu nói trong ngành y rằng: “Nếu bạn là một bác sỹ phẫu thuật giỏi, thì có thể bạn không giỏi nghiên cứu. Nếu bạn là nhà nghiên cứu giỏi, thì có thể bạn không có cuộc sống gia đình hạnh phúc.” Bác sỹ Viên nói rằng: “Tôi tự tin rằng tôi giỏi rất cả những lĩnh vực trên vì tôi tu luyện chính Pháp. Dung luyện bản thân theo Chân–Thiện–Nhẫn chỉ có thể giúp tôi trở nên tốt hơn. Tạ ơn Sư phụ và Đại Pháp!”.

Theo Minh Huệ