Vị học giả đi bán phấn hồng: Giữ lòng không động
Có câu “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Công việc kinh doanh có thể trở thành môi trường tu luyện. Trong một chuyến đi bán phấn hồng, vị học giả đã ngộ ra rằng người tu luyện không có gì phải sợ hãi – tâm bất động; đồng thời trước những người phụ nữ xinh đẹp, anh cũng giữ được trái tim không lay chuyển.
- 10 câu nói kinh điển về cách đối nhân xử thế của cổ nhân
- Đúng và sai trong suy nghĩ của người tu luyện
- Thần tiên du ngoạn nơi trần thế, độ người hữu duyên đến chốn bồng lai
Hai nghìn năm trước, có một vị học giả đã thi rớt hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, mệt mỏi vì theo đuổi danh vọng và tiền bạc; anh quyết tâm học Đạo và đến một hang núi để theo học một đạo sĩ.
Sau khi quan sát vị học giả, đạo sĩ vui mừng thu nhận anh làm đồ đệ. Đạo sĩ đã dạy học giả cách thiền định, và mỗi ngày dạy anh một điều mới.
Vài năm sau, đạo sĩ nói với học giả: “Ta muốn xây một cung điện lớn. Tuy nhiên, ta không có đủ tiền. Cậu hãy đến thành phố vào ban ngày để bán rouge (phấn hồng). Sau đó, thiền định vào mỗi tối khi trở về nhà”.
Vị học giả hỏi: “Thưa sư phụ, con không có tiền. Làm thế nào mua được phấn để bán? ”
Đạo sĩ chỉ vào một đống đá và trong nháy mắt, nó biến thành phấn hồng. Học giả bối rối nghĩ: “Sư phụ có khả năng biến đá thành phấn. Tại sao ngài yêu cầu ta trở lại xã hội và bán phấn để kiếm tiền? “
Nhưng học giả biết điều quan trọng là phải làm theo lời sư phụ. Vì vậy, mặc dù miễn cưỡng, anh rời khỏi núi cùng với phấn hồng và tìm đường đến chợ.
Vượt qua nỗi sợ hãi
Chàng thư sinh rất nhút nhát, vì vậy anh cảm thấy khó xử khi gọi lớn tiếng ngoài đường. Anh ta dựng quầy bán hàng ở một vị trí ít xe cộ và nói nhỏ, cúi đầu xuống. Bởi vì khẽ khàng im lặng như thế, người qua đường khó có thể nghe thấy anh.
Sư phụ của anh lặng lẽ quan sát từ xa, thấy rằng đệ tử của mình rụt rè và cần được giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi này.
Đạo sĩ hóa thân thành đồ tể với phong thái hống hách. Với con dao trong tay, người đồ tể đến gặp học giả và yêu cầu cho biết anh ta đang làm gì. Không ngẩng đầu lên, học giả trả lời “Tôi đang bán phấn hồng”.
“Ngươi nói gì? Ta không thể nghe thấy ngươi nói gì!” người đồ tể hét lên, đặt con dao vào cổ học giả. Chàng thư sinh bình tĩnh lại. Nhìn vào con dao, anh ta trả lời với một giọng run rẩy, “Tôi đang bán phấn hồng“.
“Ngươi phải hét lên nếu ngươi muốn bán thứ gì đó. Đường phố nhộn nhịp và giọng nói của ngươi thật bé. Ai có thể nghe thấy ngươi được?” Người bán thịt hét lên.
Anh chàng thư sinh bối rối tự hỏi tại sao tên lưu manh này lại đột nhiên xuất hiện. Bất chấp điều đó, anh biết mình phải bán phấn hồng để hoàn thành sứ mệnh mà sư phụ giao phó. Nỗi sợ hãi của anh đột nhiên biến mất, sau đó anh có thể gọi thật to để thu hút khách hàng.
Buổi tối hôm đó, học giả phải mất một lúc để bình tĩnh và đạt đến sự tĩnh lặng trong khi thiền định. Anh không hỏi sư phụ của mình về những gì đã xảy ra, mà thay vào đó cố gắng tự mình ngộ ra.
Vị học giả ngộ ra rằng, là một người tu luyện tâm tính, nên dành toàn bộ tâm trí để trau dồi phẩm chất bên trong. Chỉ khi đó anh mới có thể không bị ảnh hưởng bởi xã hội bên ngoài. Là một người tu luyện, không có gì phải sợ hãi.
Tâm bất động
Một tháng trôi qua, chàng thư sinh vẫn chưa bán được một hộp phấn nào. Anh tự hỏi tại sao bán phấn lại khó hơn trồng trọt. Nhưng kể từ khi sư phụ yêu cầu anh bán phấn, anh quyết tâm làm điều đó một cách vui vẻ. Chàng học giả nhận ra rằng mình cần phải dồn hết tâm huyết vào cả việc trồng trọt và bán phấn.
Anh biết rằng để bán được phấn hồng, anh phải tìm đúng khách hàng: phụ nữ. Nhưng anh tự hỏi làm thế nào đây nếu anh tiếp xúc với phụ nữ trong khi anh là một người tu luyện? Một số người trong số họ để mặt mộc và hỏi anh ta rằng họ có đẹp không.
Cuối cùng, vị học giả đã ngộ ra: “Dù là nam hay nữ cũng chỉ là con người. Ta là người tu luyện, không phải một sinh mệnh bình thường, vậy làm sao những việc nhân gian này có thể khiến ta động tâm được?”
Với suy nghĩ này, học giả trở nên bình tĩnh. Từ đó về sau, dù tiếp xúc với đủ loại người nhưng lòng anh không lay chuyển.
Sau khi anh đạt đến một trình độ nhất định trong tu luyện, các tiên nữ trên trời hạ trần để kiểm tra anh. Họ hóa thân thành những phụ nữ xinh đẹp và có những cử chỉ quyến rũ đối với anh. Trái tim của học giả tập trung vào việc tu luyện từng giây, và anh ta không hề bị lay động. Các tiên nữ sau đó rời đi.
‘Cậu đã giúp tôi xây cung điện’
Một nàng tiên trở lại cải trang thành một bà già. Bà mua phấn hồng và trang điểm. Trong phút chốc, bà đã biến thành một cô gái trẻ xinh đẹp. Những người đi đường chứng kiến điều kỳ diệu và kéo nhau đến mua phấn.
Cùng hôm đó, Từ Hi Thái hậu vào thắp hương tại chùa. Bà thấy mọi người đổ xô đi mua phấn và cử người hầu của mình tìm hiểu xem sao. Sau khi biết rằng phấn này rất kỳ diệu, bà đã ra lệnh mua tất cả chúng với 100 lượng vàng.
Nhà học giả nghĩ rằng cuối cùng ước muốn của sư phụ cũng có thể thành hiện thực. Anh ta cầm vàng và vui vẻ trở về nhà của mình.
Trên đường trở về, anh bắt gặp một số binh lính cưỡi ngựa đang quấy rối một nhóm các cô gái trẻ. Vị học giả cảm thấy việc cứu sống những người đó là quan trọng nhất bây giờ, vì vậy anh đã hét lên: “Ta có 100 lượng vàng. Ta sẽ đưa nó cho các ngươi nếu các ngươi thả tất cả các cô gái ra. ”
Lóa mắt bởi tất cả số vàng, những người lính ngay lập tức tha cho các cô gái.
Vì sự việc này mà tất cả số vàng đã không còn nữa, và người học giả tay không trở về. Quay trở lại ngôi đền, anh tự hỏi làm thế nào để điều ước của sư phụ có thể thành hiện thực.
Tại ngôi đền, sau khi học giả kể lại những gì đã xảy ra, đạo sĩ chỉ lên trời. Chàng thư sinh nhìn thấy một cung điện đẹp đẽ trên trời.
“Cậu đã giúp tôi xây dựng cung điện” đạo sĩ nói. “Cậu đã giữ cho trái tim mình không bị lay chuyển khi bán phấn, đó chính là thứ đã xây nên cung điện.”
Chàng thư sinh chợt ngộ “Kinh doanh cũng là một cách tu luyện,” anh nói.
Anh cũng nhận ra rằng sư phụ đã chăm sóc mình suốt thời gian qua, biến thành những người khác nhau để kiểm tra anh và giúp anh tiến bộ!
Theo Theepochtimes