Pháp Luân Công đã trở thành môn tập được nhiều người yêu thích và tập luyện. Nguyện Ước có cuộc phỏng vấn với một người nông dân xem vì sao tu luyện Pháp Luân Công.

Người được phỏng vấn là cô Lê Thị Hoan, sinh năm 1966, làm nghề nông nghiệp, hiện đang sinh sống tại Chí Linh, Hải Dương.

Trình độ hết lớp 12, quanh năm với đồng ruộng

PV: Cô giới thiệu qua về bản thân?

Cô Hoan: – Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông, điều kiện gia đình khó khăn nên tôi chỉ học hết lớp 12 rồi ở nhà lấy chồng, sinh con, gắn bó cả cuộc đời với nghề nông nghiệp. Chồng tôi cũng làm nông nghiệp, kiêm nghề xây, bản tính hiền lành. Chúng tôi sinh được 3 cô con gái. Cuộc sống vùng thôn quê quanh năm với đồng ruộng, tuy vất vả, khó khăn nhưng được cái yên bình. Ba con của tôi, đứa thì học đại học, đứa thì làm công nhân; cuộc sống của chúng dần ổn định, tự lo cho bản thân.

lợi ích khi tu luyện Pháp Luân Công
Cô Hoan trả lời phỏng vấn (ảnh Nguyện Ước)

PV: Công việc hàng ngày của cô là gì?

Cô Hoan: – Nhà tôi có 8 sào ruộng. Vào vụ chiêm, ngoài cấy lúa, tôi trồng thêm lạc hoặc trồng dưa. Giá dưa chẳng đáng là bao, có năm rớt xuống 3 – 4 ngàn/kg, chi phí thì đắt đỏ. Cấy cày chỉ đủ ăn. Thu nhập nhặt nhạnh từ cây trái trong vườn, con vật nuôi, ít thóc, ít lạc,… Tuy chẳng dư dả nhưng gia đình êm ấm, các con ngoan, biết đùm bọc, chăm lo cho nhau.

Trình độ hết lớp 12, quanh năm với đồng ruộng
Công việc làm đồng giờ không còn vất vả như trước (ảnh Nguyện Ước)

Hiện nay, làm nông nghiệp không còn vất vả như trước. Cày bừa đã có máy, cũng không phải làm cỏ, tất cả có thuốc hết. Mỗi khi vào vụ thì nhà nhà làm đổi cho nhau. Họ cùng tập trung làm xong nhà này, lại sang nhà khác nên không mệt nhọc nữa.

Vì sao tu luyện Pháp Luân Công?

PV: Ở vùng thôn quê, sao cô biết môn Pháp Luân Công?

Cô Hoan: – Một buổi tối cuối năm 2016, tôi vào quán gội đầu, gần nhà. Chủ quán là cậu thanh niên tên Quang, con bà hàng xóm tôi quen. Cậu đưa cho tôi tờ giới thiệu về Pháp Luân Công. Tôi đọc đến phần những học viên bị chính quyền Trung Quốc tra tấn, mổ cướp nội tạng mà thắc mắc. “Môn vừa tập khỏe người vừa tu tâm tính theo Chân Thiện Nhẫn, tốt vậy sao bị đàn áp?” Cậu ấy giải thích lý do vì sao Pháp Luân Công bị đàn áp…; rằng không một quốc gia nào cấm tập luyện môn này…; Dì muốn có sức khỏe tốt nên tham khảo tập luyện. Tôi nói: “Giờ cận Tết rồi, sang năm mới Dì sẽ học.”

Vì sao tu luyện Pháp Luân Công?
Căn nhà bình dị nhưng tràn đầy hạnh phúc của cô Hoan (ảnh Nguyện Ước)

PV: Thái độ của bạn ấy có lôi kéo cô vào tập không?

Cô Hoan: – Không, ai lôi kéo được tôi chứ. Tôi cũng có nhận thức của mình mà. Tôi thích thì tôi tập, không ai ép được.

PV: Vậy cô vì sao tu luyện Pháp Luân Công?

Cô Hoan: – Đầu năm 2017, không may tôi mắc bệnh, vừa bị gan, vừa bị tràn dịch phổi, phải nằm viện. Thêm xương khớp đau nhức nên ra viện rồi sức khỏe tôi vẫn yếu. Cháu Quang báo có lớp 9 ngày nghe bài giảng Sư phụ, hỏi tôi có muốn tham dự không. Tự nhiên tôi nói “Có”. Đi nghe không khác gì vịt nghe sấm, chẳng hiểu cái gì cả. Sau tôi mượn sách về đọc. Đọc sách tôi thấy say mê, càng đọc càng thấy hay và quyết định bước vào tu luyện.

Tu luyện Pháp Luân Công mất gì và được gì?

PV: Tu luyện Pháp Luân Công, cô thu được lợi ích gì và mất gì?

Cô Hoan: – Mất rất nhiều và được cũng rất nhiều. Mất toàn bộ những thứ xấu của mình: tính nóng nảy, càu nhàu, nói nhiều, khó gần, quát tháo chồng con; đố kỵ, tranh hơn thua, tìm kiếm lợi ích, ích kỷ bản thân, khó chịu với ai nói xấu mình,… Bệnh tật gan, phổi, xương khớp, dị ứng,… không cần uống thuốc mà bệnh khỏi hết, khỏi không trở lại.

Tu luyện Pháp Luân Công mất gì và được gì?
Cô Hoan tập luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công (ảnh Nguyện Ước)

Còn được thì rất nhiều: tâm tính thay đổi dễ chịu, hiền hòa, gần gũi, chăm lo cho chồng con,… Lúc nào trên môi cũng cười, đem lại không khí gia đình thay đổi khác hẳn. Con cái, chồng con cũng phải ngạc nhiên vì có thể thay đổi được tâm tính. Bệnh tật khỏi, người ngày một khỏe ra, da dẻ hồng hào, béo khỏe, tâm tính lại an hòa. Đặc biệt không mất một đồng tiền nào, trừ tiền mua sách. Pháp Luân Công đúng là thay đổi toàn bộ cuộc sống của tôi.

Tuy nhiên, tu luyện là gian khổ. Hàng ngày, ngoài tập luyện 5 bài công pháp giúp thân thể khỏe mạnh thì cần chịu khó đọc sách. Buông bỏ nhân tâm mới là điều khó khăn nhất. Phải đối chiếu với Pháp, hiểu ra điều mình nghĩ, mình làm không đúng thì cần buông bỏ. Buông bỏ được rồi thì thấy tu luyện không khó.

Sắp xếp thời gian tu luyện

PV: Làm nông nghiệp vất vả theo vụ, cô sắp xếp thời gian tu luyện thế nào?

Cô Hoan: – Sáng tôi dậy sớm trước 5h, tranh thủ đọc sách một chút, rồi ra đồng. Buổi trưa, tôi không ngủ trưa mà tranh thủ đọc sách, chiều mát lại đi làm. Tối về, sau khi cơm nước, lo cho gia đình xong thì tôi đến điểm luyện công, cùng tập với mọi người. Mỗi ngày đều như vậy, thời gian đều sắp xếp một cách hợp lý.

Sắp xếp thời gian tu luyện
Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng cô vẫn sắp xếp được thời gian tu luyện (ảnh Nguyện Ước)

PV: Theo cô, môn tập Pháp Luân Công có phù hợp với người nông dân không?

Cô Hoan: – Phù hợp quá đi chứ. Đây là môn tu tâm và rèn luyện sức khỏe mà. Ai tu được mà chẳng quý chứ. Ở nông thôn hiện nay không quá bận rộn và vất vả. Mọi người chỉ cần sắp xếp hợp lý thời gian là được, dù có cháu chắt hay mùa màng bận rộn đều có thể ke được thời gian. Cái chính phải chịu khổ hơn một chút. Dành chút thời gian đọc sách sẽ hiểu tu tâm là gì. Tu tâm thì mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng đều giúp cho mình tu. Người nông dân hiền lành, chất phác, tu được theo Phật thì tốt quá. Đâu đâu cũng gặp người tốt, chẳng phải quá tốt sao.

Người thân, hàng xóm phản ứng thế nào?

PV: Người thân, hàng xóm phản ứng thế nào khi biết cô tu luyện Pháp Luân Công?

Cô Hoan: – Ban đầu, người thân sợ bị lôi kéo, không tin, nói: “khỏi được bệnh thì chẳng ai thèm đi viện”. Họ e sợ đi theo, lâu dần thành mê muội, không rút ra được. Hàng xóm, người câu ra, người câu vào, người hiểu người không hiểu… Nhưng thực tế không phải vậy, đọc sách rồi tôi đã hiểu ra. Mọi người không đọc, không biết nên nói lung tung, không chính xác.

Người thân, hàng xóm phản ứng thế nào?
Cô Hoan làm cỏ cho cây vải (ảnh Nguyện Ước)

Tôi đọc nhiều lần nên hiểu rõ. Sách Pháp Sư phụ Lý giảng toàn là đạo lý dạy con người làm điều tốt, không có gì dẫn dắt để người ta phải mê tín theo. Mà là giảng minh bạch chân tướng mọi sự vật, sự việc, khiến cho người đọc hiểu ra hết thảy câu trả lời cho mọi chuyện có mặt trên đời. Người có trình độ thấp hay cao hay trẻ nhỏ đọc đều hiểu ra đạo lý. Chính vì họ hiểu đạo lý nên mới phân biệt tốt – xấu, đúng – sai nên họ mới thay đổi bản thân. Không có gì là mê tín hết.

Hai chị của tôi ban đầu cũng phản đối, không tin nhưng thấy tôi thay đổi tốt đẹp nên sau cũng bước vào tập luyện cùng tôi. Ai cũng thu được lợi ích giống như tôi. Ba con gái của tôi và chồng đều ủng hộ tôi tu luyện.

Phỏng vấn con gái thứ hai hiện đang làm công ty

PV: Bạn nhìn nhận thế nào về việc mẹ mình tu luyện Pháp Luân Công?

Con gái: – Pháp Luân Công thật sự rất tốt, đã cải biến mẹ em thành một người mẹ tốt. Trước mẹ em rất đanh đá, hay đánh con, nói nhiều, khó tính hơn bố. Các con ai cũng sợ, không gần gũi mẹ. Con cái không thích bố mẹ mình nói nhiều, càng nói nhiều càng làm ngược lại. Sau khi mẹ tu luyện Pháp Luân Công một thời gian, tâm tính mẹ dần thay đổi. Giờ mẹ hiền hòa, dễ tính, ít nói, khuyên bảo con cái nhẹ nhàng, không cau có…

Phỏng vấn con gái thứ hai
Con gái thứ hai cô Hoan trả lời phỏng vấn (ảnh Nguyện Ước)

–  Mẹ thường tâm sự với tôi, rằng mẹ học Pháp này tốt lắm, bảo tôi đọc thử. Tôi lên mạng tìm hiểu, thấy đúng là tốt, không giống như một số thông tin trái chiều khác. Tôi cũng thử đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Tôi hiểu được con người cần phải làm người tốt, buông bỏ những thứ xấu như thế nào, làm điều xấu sẽ nhận quả báo ra sao,… Tuy không tu luyện nhưng tôi cũng men theo Chân Thiện Nhẫn để ước thúc bản thân thành người tốt. Ví dụ như không cãi quản lý, đối đãi mọi người tốt hơn,…

PV: Bạn có lời nhắn gì với những người con đang phản đối bố mẹ mình tu luyện Pháp Luân Công?

Con gái: – Nên tìm hiểu kỹ Pháp môn này rồi mới ngăn cản. Thấy tốt thì phải ủng hộ, tôn trọng quyết định của bố mẹ.

Cảm ơn cuộc trò chuyện của hai mẹ con!

Bạn đọc muốn liên hệ cô Hoan qua sđt: 034 3054393.