6 tấm gương phản chiếu con người bạn
Trên mỗi bước đường đời của con người luôn có những thử thách cho bản thân, có thể nhìn nhận bản thân qua 6 tấm gương phản chiếu dưới đây.
- 7 câu trả lời thâm thúy giúp bạn thấu hiểu nhân sinh
- Trí tuệ nhân sinh: Không tức giận, không sợ hãi, không tranh cãi
Nhân sinh giống như con đường đi vậy, không phải lúc nào cũng bằng phẳng dễ đi. Một người lạc quan sẽ thấy những đoạn đường khó đi là cơ hội để bản thân trải nghiệm những thử thách của cuộc sống; còn với người bi quan lòng sẽ tràn đầy oán thán. Bạn là kiểu người nào dưới 6 tấm gương phản chiếu dưới đây?
Nội dung chính
1. Kính phóng đại: Phóng đại tấm lòng của bạn
Mạc Tử từng nói: “Chí bất cường, trí bất đạt”
Nghĩa là: Nếu một người có lý tưởng không đủ cao cả, thì anh ta không thể có được trí tuệ và khả năng để phù hợp với nó.
Nếu một người bụng dạ hẹp hòi, nhỏ mọn, sẽ không ai muốn ở bên cạnh anh ta. Một người cô đơn, đơn phương độc mã làm sao có thể tung hoành thiên hạ?
2. Kính đen: Tấm gương phản chiếu che giấu bản thân
Hãy thử một phút tĩnh lặng quan sát thế giới. Tĩnh lặng nhìn thế nhân bận rộn tranh đua, đấu đá, vội vàng vì danh, lợi tình.
Nếu bạn không có một trái tim đủ lãnh đạm, bình thản, bạn sẽ bị cuốn vào thế sự, vĩnh viễn không có ngày nào yên ổn.
Với một cặp kính râm, những thứ chói mắt sẽ trở nên mờ nhạt đi, và những thứ nhìn không thấy quen thuộc sẽ bị trung hòa.
Sống nơi thế nhân này, tâm không màng thế sự nơi cõi trần tục, thuần chân như thủa ban đầu, chính là điều tốt. Cổ nhân giảng: “Tâm hại người không nên có, nhưng tâm phòng người nhất định phải có”. Kính đen vừa vặn chính là vật che chắn tốt, có thể giúp bạn tránh xa không tí những điều phiền toái.
Con lạc đà và thước đo của lòng lương thiện
Tôi từng đọc được đâu đó một câu chuyện có tên gọi: “Con lạc đà và thước đo của sự lương thiện.”
“Vào một đêm mùa đông lạnh lẽo, gió lạnh thổi tới, có một người Ả Rập đang chuẩn bị nghỉ ngơi trong một chiếc lều ấm áp.
Đột nhiên, có một con lạc đà đứng bên ngoài kéo rèm cửa lều của người Ả Rập và nói một cách đáng thương rằng bên ngoài trời quá lạnh, hy vọng người chủ lều có thể thương tình cho phép nó được đưa đầu vào để sưởi ấm một chút.
Người Ả Rập tốt bụng đã đồng ý lời thỉnh cầu của con lạc đà.
Không lâu sau, con lạc đà lại xin được đưa cổ, chân trước và nửa thân vào lều. Người Ả Rập cũng không đành nhẫn tâm từ chối, nên cũng đã đồng ý.
Nhưng lợi dụng lòng tốt của người Ả Rập, con lạc đà kia ngày càng trở nên quá đáng. Cuối cùng, nó chui cả người vào trong lều, và ép người Ả Rập ra khỏi lều, còn nó thì nằm bên trong tận hưởng căn lều ấm áp.”
Người Ả Rập là người tốt, lương thiện, bởi vì anh ta giúp đỡ con lạc đà mà không cần điều kiện gì khác, cũng không nghĩ xem việc đó có hại đến lợi ích của mình hay không. Anh ta chỉ hết lòng giúp người theo bản năng, nhưng cuối cùng ngay cả lời cám ơn còn không nhận được, lại mang tổn thương về người”.
3. Kính viễn vọng: tấm gương phản chiếu tầm nhìn
Đỗ Phủ từng nói: “Hội đương lăng tuyệt đính, nhất lãm chúng sơn tiểu” nghĩa là: Ðược dịp lên tận đỉnh cao chót vót, ngắm nhìn mới thấy núi non chung quanh đều nhỏ bé.
Khi đứng trên cao, nhìn thấy những ngọn núi nhỏ phía xa, người ta tự nhiên sẽ có một cảm giác tự hào lớn và họ sẽ có động lực để tiến về phía trước trong tích tắc.
“Tả truyền” có câu: “Quân tử vụ tri đại giả viễn giả.”
Chỉ khi một người đứng trên cao, anh ta mới có thể nhìn xa, chỉ khi anh ta nhìn xa, anh ta mới có thể biết mình phải đi như thế nào trong tương lai. Một người có lăng kính viễn vọng, sẽ có lòng nhiệt thành không bao giờ cạn, khả năng nhìn bầu trời qua sương mù và tâm trí để hoạch định tương lai.
Tô Đông Pha từng nói: “Bất thức lư sơn chân diện mục, chích duyên thân tại thử sơn trung”. Nghĩa là: Hình dáng Lư sơn không thấy thật, chỉ vì thân giữa núi non này. Nhưng nếu đứng ở nơi cao mà nhìn, dõi mắt nhìn xa xa, thì dung mạo của núi Lư sẽ không bị che khuất. Chỉ khi con người ta đứng ở nơi cao, mới có thể nhìn rõ được chân tướng ẩn sau vẻ ngoài phức tạp.
4. Kính hiển vi: Nhìn kỹ tới chi tiết, làm tốt tới chi tiết
Một sự qua loa đại khái ở chỗ cần chi tiết cũng có thể dẫn đến thua lỗ toàn bộ.
Những sai lầm nhỏ có thể tích tụ đủ để phá hủy đại cục lớn.
Những việc khó trên thế giới phải được thực hiện một cách dễ dàng, và những việc lớn trên thế giới phải được thực hiện một cách chi tiết.
5. Kính lồi lõm: Tấm gương phản chiếu “nan đắc hồ đồ”
“Nan đắc hồ đồ” là một câu danh ngôn khá nổi tiếng của Trịnh Bản Kiều, dịch nghĩa bề mặt là muốn hồ đồ thật khó. Ngày nay trong cuộc sống, người ta thường cho rằng đôi lúc mình phải giả hồ đồ, phải “giả ngu”, để tránh tai bay vạ gió, để được sống yên ổn.
Trong cuộc sống thường ngày, việc không vừa ý thường tới tám chín phần. Có những điều không làm ta hài lòng, có những điều không thể buông bỏ, cứ luôn khổ sở vùng vẫy trong đó đôi lúc trong người cảm thấy mơ mơ hồ hồ lại muốn đi trong mưa một mình và suy ngẫm. Tất nhiên, khi phải hồ đồ thì nên hồ đồ, khi cần hiểu rõ thì nên hiểu rõ chứ không phải giả bộ hồ đồ. “Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mong sự đền đáp”.
6. Kính phẳng: Tấm gương phản chiếu chân thực
Sau khi tích lũy kinh nghiệm sống ở một mức độ nhất định, không ngừng tìm hiểu nội tâm, hiểu rõ về thế sự và theo đuổi của bản thân, nhận ra rằng “thế sự là một giấc mơ lớn, cuộc đời là một vài mùa thu mát mẻ”, biết mình đang theo đuổi điều gì và có từ bỏ không còn cần thiết phải nhìn thế giới qua kính thiên văn, kính lúp, gương vui nhộn, kính hiển vi và kính râm, mà phải chấp nhận nó như nó vốn có.
Những điều trải qua trong kiếp nhân sinh tích lũy tới một mức độ nào đó, sẽ khiến người ta không ngừng nhìn lại mình; có nhận thức rõ ràng thanh tỉnh đối với thế sự và những điều mình theo đuổi. Khả năng nhận thức, hiểu rõ tới mức “thế sự cuộc đời cũng chỉ là giấc mộng, kiếp nhân sinh có mấy khi được gặp trời thu mát mẻ”.
Biết rõ điều bản thân mình truy cầu theo đuổi là gì, cần buông bỏ điều gì, cũng không cần thông qua sáu tấm gương phản chiếu này mà thản nhiên đón nhận mọi việc xảy đến với mình.
Theo Vision Times
Có thể bạn quan tâm: