Đời người bể khổ trầm luân, bệnh tật ân oán là duyên cớ gì?
Cả một đời vất vả ngược xuôi, đổi lại là bệnh tật ân oán đeo bám thân mình, may mắn vào lúc tuổi xế chiều bác Hùng lại tìm được ý nghĩa kiếp nhân sinh.
Nội dung chính
Hôn nhân tan vỡ, tương lai không thấy bến bờ
Bác Hoàng Đình Hùng sinh năm 1963, sống tại Lãm Trại, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đông con. Theo thông lệ ở làng: “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”. Năm 20 tuổi, bác lấy vợ vì bị cha mẹ thúc giục nhiều quá, bác là con trai lớn trong nhà (anh cả là liệt sĩ).
Lấy vợ hơn một tháng, bác tình nguyện xung phong đi bộ đội. Bác đóng quân ở Cao Bằng, một đơn vị Phòng không pháo cao xạ 57 ly. 4 năm sau, bác xuất ngũ trở về quê nhà.
Số phận thật hẩm hiu, sáu năm sống chung họ không sinh lấy được một mụn con. Thế là vợ bác chắp tay quỳ lạy: “Xin anh giải phóng cho em…” Vì cô ấy nghĩ rằng bị vô sinh là do chồng ảnh hưởng chiến tranh. Bác đã đồng ý chia tay để cô ấy đi tìm hạnh phúc mới.
Lúc này, bác cảm thấy cuộc sống thật buồn tẻ, tương lai mù mịt chẳng thấy đâu. Bác quyết định vào Nam tìm kiếm cơ hội để làm lại cuộc đời. Với số tiền ít ỏi, tằn tiện, bác lên xe khách đi về phía Nam. Sau hai tháng mới đến Đà Lạt (vì trên đường hết tiền lại làm thuê, làm mướn sống qua ngày mới có tiền đi tiếp). Nghe nói có ông anh (con bác ruột) đang công tác ở đó. Bác hỏi thăm và gặp được anh ấy (làm trưởng phòng văn hóa ở thành phố Đà Lạt).
Đi tìm hạnh phúc mới
Một, hai tháng đầu được anh giúp đỡ cho ăn, ở. Đúng giai đoạn này ở trung tâm văn hóa tổ chức cho võ sư Võ Công Hóa (người gốc Bình Định) truyền dạy môn phái Vô Vi Nam Việt Võ Đạo. Thế là bác Hùng bắt đầu học võ và lên đến đai 3/4 (Hoàng Đai Tam). Nếu lên đai 4 thì sẽ được công nhận là võ sư cấp quốc gia.
Nhờ được một gian nhà khách ở trung tâm, ngày thì kiếm sống nuôi thân bằng đủ thứ nghề: bán bánh mì, phụ hồ, rồi làm thợ xây; tối về học võ ở Trung tâm rồi ngủ ở đó. Cũng thời gian này bác gặp và bén duyên với một cô gái người Huế cũng vào đây làm ăn. Một đám cưới nho nhỏ được người anh họ đứng ra tổ chức cho.
Lấy vợ xong bác xoay sang buôn bán nông sản (rau, củ, quả) ở chợ Đà Lạt. Thuê cả xe tải chở bắp cải, khoai củ, cải thảo… Gần chục năm buôn bán ở Đà Lạt cũng đầy sóng gió. Đất khách quê người, cạnh tranh làm ăn cũng bị các đàn anh đầu gấu bắt nạt. Cũng đôi lần bác đánh bị thương một số đối tượng chặn xe dằn mặt hoặc băng cướp nổi tiếng ở Đà Lạt đến cướp hàng…
Nhưng rồi nhớ lời thầy dạy võ (võ sư Võ Công Hóa): Học võ là rèn luyện ý chí đạo đức của dân tộc chứ không phải để làm anh hùng hảo hán nào đó. Vì vậy mà bác lắng tâm mình xuống, chăm chỉ làm ăn nuôi vợ, nuôi con.
Bệnh tật bất ngờ ập đến
Vợ sinh liền ba đứa con, kinh tế gia đình một tay bác gánh vác. Những tưởng cuộc sống đã dần ổn định, thì vào năm 2007, bỗng một hôm bác thấy đau nhức từ đùi xuống hai bàn chân. Bác đi khám rồi đến châm cứu ở nhà bác sĩ Hoài (trưởng khoa điều trị đông y Phạm Ngọc Thạch) chừng 2 đến 3 tháng nhưng không đỡ.
Thấy bệnh càng ngày càng nặng hơn, bác quyết định chuyển ra Bắc, về ở cùng bố mẹ đẻ. Về đến quê, bác được đưa ra viện Quân Y 108, chụp cộng hưởng từ phát hiện ra bệnh u bao rễ thần kinh đốt sống L3, L4, L5 và phải mổ.
9 năm sau, cơn đau lại tái phát. Đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì ngoài bệnh cũ lại phát hiện thêm u tủy đốt sống L3, L4, L5 và S2. Lần này lại lên bàn mổ để xử lý cả 2 căn bệnh trên. Sau hai ngày tỉnh lại mới biết là mình còn sống. Sau hơn 1 tháng điều trị được ra viện. Nhưng về nhà được 10 ngày thì lại bị nhiễm trùng vết mổ, bác phải quay lại khoa ngoại thần kinh tổng hợp 21 ngày nữa…
Cơ duyên đã đến!
Một buổi trưa nọ, có một cô gái nhỏ nhắn giới thiệu với bác pháp môn Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Nhưng vì đang đau đớn khó chịu, không muốn nghe nên bác cứ đuổi cô ấy quầy quậy: “Đi đi! Tôi không thích nghe.” Nhưng cô gái ấy vẫn kiên nhẫn: “Cháu tặng chú cuốn sách này. Lúc nào chú thấy bế tắc thất vọng nhất thì hãy mở ra đọc thử xem, chú nhé!” Đó là một cuốn sách mỏng giới thiệu về Pháp Luân Công và bài chia sẻ của bác sĩ Lê Thị Thanh Thái (nguyên Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM).
Sau một cơn đau đớn cùng cực, thất vọng vì cứ phải gắn với chiếc xe lăn, bác Hùng đã tò mò đọc hết cuốn sách mỏng và bài chia sẻ ấy. Bác nghĩ sao mà bác sĩ Thái – một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch – mà chẳng chữa được tim cho mình; vậy mà học cái này lại thoát khỏi tay tử thần là sao nhỉ? Thế là bác nằm trên phản, tập theo mấy hình vẽ trong sách. Điều kỳ diệu đã xảy ra! Bác tập có mấy hôm với tư thế nằm ngửa ấy, vậy mà cơ thể thấy thay đổi một cách thần kỳ.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- 5 bài tập Pháp Luân Công: Vì sao đơn giản mà tác dụng thần kỳ?
Ngộ ra bệnh tật ân oán đều là có nguyên nhân
Sau một tuần thì bác có thể từ từ đi lại ở trong nhà được. Thế là bác liên lạc với đồng tu Chân Tâm (có số điện thoại ở trong bài chia sẻ đó), rồi bạn ấy cho bác số điện thoại của bạn Đức. Vào một buổi sáng chủ nhật mưa to gió lớn, bạn Đức (ở Thọ Đức) đã đội mưa gió đem tặng bác một cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) và đĩa hướng dẫn luyện công.
Tuy nhiên cơ duyên vẫn chưa chín muồi, bác nhận được sách từ khoảng tháng 6 năm 2017, nhưng mãi mà vẫn chưa đọc hết cuốn Chuyển Pháp Luân. Phải đến tháng 1 năm 2018, khi cháu Đức đưa vợ chồng cô Nga Mãi xuống tặng một bộ Kinh Văn và nhiều lần xuống hỗ trợ, bác mới thực sự bước vào tu luyện. Bác nói: “Tháng 1 năm 2018 ấy tôi mới chính thức đắc Pháp”.
Khi đắc Pháp bác ngộ được rằng: “Sư Phụ Lý giảng đại ý rằng: Người thường phải có sinh, lão, bệnh, tử. Bệnh tật, khổ đau và những vụ ẩu đả ở Đà Lạt ấy đều là do ân ân oán oán từ nhiều kiếp tích tụ lại. Nếu lúc ấy biết Pháp môn trân quý này thì mình đã không hành xử như vậy!”
Sức khỏe cải thiện nhanh chóng
Khi mới bước vào tu luyện, bác có truy cầu chữa bệnh khỏe người. Nhưng đọc sách nhiều rồi bác mới hiểu ra, đây là một môn khí công thượng thừa của Phật Gia, tu luyện nghiêm túc phi thường; phải có chuyển biến căn bản về tâm tính thì cơ thể mới có thể xảy ra biến hóa, bệnh tật mới có thể tiêu tan. Sau khi buông được chấp trước chữa bệnh trong tâm thì cơ thể bác dần dần thay đổi. Gần 2 tháng sau thì bác đã rời xa được chiếc xe lăn tưởng chừng phải gắn bó cả đời.
Đến nay, sau 4 năm 4 tháng tu luyện, bác đã phóng xe đạp điện vèo vèo. Mỗi buổi sáng bác đi khoảng 5 – 6 km để đến điểm luyện công chung ở thành phố.
Bác Hùng đã đắc được rất nhiều lợi ích từ Pháp Luân Công. Bác mong có nhiều người hơn nữa cũng có thể đắc được pháp môn trân quý này. Độc giả quan tâm có thể liên hệ với bác Hùng qua số điện thoại 0347.524.581.
Pháp Luân Đại Pháp đã giải khai mọi thắc mắc cả đời của Bác Hùng, những bệnh tật ân oán cũng dần biến mất. Đại Pháp thực sự là quá kỳ diệu!