Người đồng tính muốn là “chính mình”, nhưng tại sao họ luôn thay đổi?
Người đồng tính công khai giới tính “thật” vì muốn là “chính mình”, nhưng nếu đã tìm thấy “chính mình” rồi thì tại sao họ lại luôn thay đổi?
Những năm gần đây, khi xem ti vi, báo chí hay mạng xã hội, thì thật không khó để bắt gặp tin tức về những người đồng tính công khai giới tính “thật” của mình. Có một câu mà họ thường nói đó là muốn được là “chính mình”, muốn sống thật với giới tính của mình.
Có thể bạn cũng đã biết, “chính mình” hay “tự kỷ chân chính” thường được dùng cho những người tu hành, sau một quá trình tu luyện gian khổ, cuối cùng họ đã giác ngộ chân lý, bừng tỉnh khỏi giấc mộng trần và tìm thấy chính mình. Một khi đã giác ngộ rồi thì họ luôn sống trong tỉnh thức và có thể thấu tỏ mọi lý ở thế gian, nhận ra nhân quả trong mọi việc, nhờ vậy mà phiền não không còn quấn thân, tâm trạng lúc nào cũng vui vẻ, cử chỉ lúc nào cũng ôn hòa.
Nhưng những người thuộc cộng đồng đồng tính LGBT thì lại khác, họ công khai giới tính ‘thật’ để muốn là chính mình, nhưng họ lại thay đổi liên tục. Có thể lấy ví dụ về cô ca sĩ nổi tiếng người Mỹ Demi Lovato. Vào năm 2017, cô ấy đã nói với cha mẹ rằng cô là người song tính. Người song tính tức là có thể hấp dẫn tình cảm hay tình dục với cả hai giới tính.
Nhưng sau khi hủy hôn với bạn trai Max Ehrich thì vào ngày 29/3/2021, cô lại thừa nhận rằng mình là người toàn tính luyến ái – tức là bị hấp dẫn bởi mọi người, không kể là giới tính nào.
Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, cô lại đăng tải một video và thông báo rằng mình là người phi nhị nguyên giới và sẽ chuyển sang danh xưng “họ”. Người phi nhị nguyên giới nghĩa là có lúc họ cho rằng mình là nam, có lúc họ lại cho rằng mình là nữ.
Tưởng như vậy là cô đã thực sự tìm thấy “chính mình”, nhưng không, vào tháng 8/2022, trong một cuộc phỏng vấn, cô nói rằng: “Gần đây, tôi cảm thấy mình nữ tính hơn và vì vậy tôi đã sử dụng lại danh xưng ‘cô ấy’”. Chúng ta thực sự không biết rằng trong tương lai cô còn thay đổi bao nhiêu lần nữa.
Trường hợp giống như nữ ca sĩ Demi Lovato không phải là cá biệt. Có thể dẫn thêm trường hợp của cô ca sĩ nổi tiếng không kém Miley Cyrus, một trong những nhà hoạt động sôi nổi nhất cho cộng đồng LGBT. Vào năm 14 tuổi, Miley đã nói với mẹ của mình rằng cô là người song tính. Tuy nhiên đến năm 2015, khi 22 tuổi, cô lại nói rằng mình là một người toàn tính luyến ái.
Như mọi người có thể thấy, cùng là “chính mình”, nhưng “chính mình” của cộng đồng LGBT lại rất khác, nó thay đổi liên tục. Nếu như vậy thì sao có thể gọi là tìm thấy con người thật của mình được? Nó dường như giống với một chứng rối loạn tính cách thì hơn. Và thật vậy, đồng tính luyến ái đã từng được xem là một dạng rối loạn tâm thần.
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã đưa đồng tính luyến ái vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần Phiên bản Thứ nhất (DSM-I) vào năm 1952. Tuy nhiên, dưới áp lực từ các nhà ủng hộ quyền LGBT ngày càng tăng theo cấp số nhân và một vài nguyên nhân khác, Ban Điều hành của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã biểu quyết để loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các biểu hiện rối loạn tâm thần trong bản DSM năm 1973. Trong số 17.910 người đủ điều kiện để bỏ phiếu có 32% phiếu ủng hộ, 21% phiếu phản đối và 47% không bỏ phiếu.
Hậu quả là những nghiên cứu về nguyên nhân và cách chữa trị đồng tính đã bị loại bỏ một cách có hệ thống khỏi các sách hướng dẫn điều trị và sách giáo khoa.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát năm 2016 của Cơ quan Quyền cơ bản của Liên minh châu Âu cho thấy nhiều chuyên gia y tế ở các nước như Bulgaria, Hungary, Ý, Latvia, Ba Lan, Romania và Slovakia vẫn tin rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh và có thể chữa trị được.
Sở dĩ đồng tính luyến ái bị xã hội dị nghị nhiều cũng là vì nó đi ngược lại với văn hóa truyền thống. Người xưa cho rằng sinh hoạt vợ chồng là để sinh con, duy trì nòi giống, vì vậy chuyện phòng the không thể quá độ mà phải cố gắng hết sức để tiết chế. Nếu quan hệ vợ chồng không nhằm mục đích đó thì chính là đang tạo nghiệp và làm tổn hao phúc đức.
Trong khi đó các hành vi quan hệ đồng tính lại không giúp cho việc sinh sôi đời sau, mà chỉ là để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Như vậy phải chăng họ cũng đang tạo nghiệp? Từng có một bài báo nói về sự gia tăng của bệnh AIDS trong các sinh viên đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo đó, một thống kê vào năm 2017 cho thấy, chỉ ở riêng Bắc Kinh đã có 1244 sinh viên bị mắc bệnh AIDS, trong số đó có 98,48% là nam sinh viên, và 86,7% các trường hợp mắc bệnh là do có hành vi đồng tính nam. Vì sao tỷ lệ người đồng tính mắc bệnh AIDS lại cao đến vậy? Bạn có thể cho là ngẫu nhiên, nhưng đó cũng có thể là quả báo cho nghiệp lực họ đã tạo ra.
Có người cho rằng đồng tính luyến ái đã xuất hiện từ thời cổ đại và đó là việc bình thường, chứ không phải là điều gì kỳ lạ mới xuất hiện vào thời đại ngày nay. Nhưng họ dường như lại cố tình bỏ qua kết cục bi thảm của những nơi có xuất hiện những hành vi đồng tính luyến ái đó.
Có thể mọi người cũng từng nghe đến câu chuyện về sự biến mất chỉ sau một đêm của “kinh thành tửu sắc” Pompeii. Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 Trước Công Nguyên, là nơi giao thương giữa La Mã và Hy Lạp, nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý. Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.
Vậy mà thành Pompeii xa hoa mỹ lệ đó đã bị núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm chỉ trong mười mấy tiếng đồng hồ. Thảm họa ập xuống quá nhanh và bất ngờ đã làm nhiều công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân bị chôn vùi vĩnh viễn.
Sau này các nhà khảo cổ học đã khai quật những di tích của thành Pompeii và dường như đã vén được tấm màn bí ẩn về nguyên nhân của thảm họa. Trên các bức bích họa ở Pompeii, người ta thấy có những bức tranh vẽ cảnh dâm loạn tập thể và đồng tính luyến ái, rất khó coi; ở Pompeii, những địa điểm phổ biến nhất chính là quán rượu, nhà thổ và đấu trường; đâu đâu cũng có thể nhìn thấy những đồ vật mô phỏng hình dạng cơ quan sinh dục của con người. Có người cho rằng, thành Pompeii bị phá hủy chính là hình phạt của Thiên Thượng đối với những hành vi dâm loạn vô độ của con người nơi đây.
Ngoài ra có thể kể đến bệnh dịch ở Athens vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, gây ra cái chết của gần 100.000 người. Trước khi bệnh dịch ở Athens xuất hiện, những người Hy Lạp cổ đại từ sớm đã không còn thuần khiết cao thượng, những người Athen giàu có thì ăn chơi hoang phí, phóng túng vô độ, đánh mất lý trí, loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là mốt.
Hay như bệnh dịch ở Milan vào thế kỷ thứ 17 khiến hơn 200.000 người tử vong. Trước khi ôn dịch Milan xuất hiện, những người Ý đã trải qua thời kỳ Phục hưng sinh sống thoải mái, an dật hưởng lạc và truy cầu giải phóng nhân tính. Đồng tính luyến ái thịnh hành ở Ý vào thời điểm đó, gái mại dâm được hoan nghênh, trở thành thượng khách của các nghệ thuật gia và con em nhà giàu.
Có lẽ chừng đó ví dụ cũng đủ để nói lên một điều, rằng không phải điều gì xuất hiện vào thời xưa cũng đều là tốt, mà chúng ta phải biết xem xét, gạn lọc và chọn ra những điều tốt cho mình.
Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể có một góc nhìn rộng hơn về vấn đề đồng tính và đưa ra được những lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình.