Người khác khi nghe tin bị ung thư thì sẽ rất buồn, có người còn ngất xỉu, nhưng cô Điệp thì vẫn bình thản và tươi cười như không có chuyện gì; điều này đã làm bác sĩ cảm thấy rất ngạc nhiên và khó hiểu.

Nhưng cũng không phải vô duyên vô cớ mà cô Đàm Thị Điệp (sinh năm 1962, ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) có được tâm thái như thế; vì khi ấy cô đã  tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được gần 1 năm, vậy nên cô biết được rằng căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn này cũng chỉ là biểu hiện khi tiêu nghiệp.

Tuy nhiên, sau này khi nghĩ lại thì cô thấy rằng, cũng do cô tu luyện chưa được tốt lắm nên mới đi khám bệnh, đáng lý khi cơ thể cảm thấy khó chịu thì cũng không cần bận tâm đến nó, chỉ cần cố gắng tu luyện chăm chỉ hơn là được rồi; vì đọc sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính chỉ đạo tu luyện Đại Pháp) thì cô cũng biết được rằng người tu luyện Đại Pháp chân chính thì sẽ không có bệnh.

Thêm nữa là gia đình và nhất là chồng cô cứ nài nỉ cô đi khám bệnh mãi, dần dần cô cũng xiêu lòng rồi đi bệnh viện chiều theo ý mọi người. Và rồi khi bác sĩ khám thì phát hiện ra căn bệnh ung thư như thế. Dù lúc này cô hiểu được Pháp lý và không sợ hãi, nhưng người nhà cô thì khó mà hiểu được, nên cuối cùng cô đành phải đồng ý phẫu thuật.

Điều kỳ lạ là khi kiểm tra tổng thể cho cô thì các máy điện não đồ, điện tâm đồ, máy xạ hình xương, máy chụp CT… đều bị lỗi, phải mãi mới kiểm tra được; và nhất là khi thử máu, bác sĩ phải dùng đến cái xi lanh thứ 3 mới lấy được máu cho cô. Sau này cô mới hiểu ra, đó là Sư phụ đang điểm hóa cho cô là không cần phải mổ, nhưng tiếc là lúc đó cô không ngộ ra được.

Mổ xong thì cô phải xạ trị, khi tiêm đến mũi thứ 5 (phải tiêm 25 mũi) để xạ trị thì cơ thể cô tăng cân rất nhanh, bác sĩ không cho xạ trị nữa mà chuyển sang truyền hóa chất; nhưng khi truyền thì cô luôn bị sốc phản vệ. Không những thế bác sĩ còn phát hiện ra cô có di căn hạch thượng đòn và yêu cầu phải mổ tiếp.  

Nhưng lúc này cô cảm thấy cơ thể mình rất bình thường nên xin bác sĩ được ra viện, cô không mổ hay truyền hóa chất gì thêm nữa. Bác sĩ không đồng ý nhưng cô cương quyết như vậy nên cuối cùng cũng phải cho cô ra viện. 

Bị ung thư; Bị ung thư cổ tử cung; Bị ung thư kiêng ăn gì; Bị ung thư nên ăn gì
Cô Điệp đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Về nhà cô tập trung vào tu luyện, học Pháp (đọc Kinh sách Đại Pháp) và luyện công đều đặn hơn, cơ thể cô ngày càng khỏe ra, cũng không còn thấy bị bệnh tật gì nữa. 3 tháng sau (khoảng đầu năm 2018), cô trở lại bệnh viện để kiểm tra cái hạch di căn. 

Sau khi khám xong và biết là cái hạch kia đã an toàn, không còn nguy hiểm nữa, cô bỗng nhiên trào nước mắt, vì cô biết có mấy người cũng đi truyền hóa chất giống như cô, có người tốn hết mấy tỷ rồi, mà cuối cùng cũng không qua khỏi, cô thấy mình quá may mắn!

Bác sĩ thấy cô khóc cũng chảy nước mắt theo. Bác sĩ hỏi cô về nhà có uống thuốc hay tập luyện gì không mà sao có tiến triển tốt như vậy? Cô nói rằng cô chỉ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chứ không có uống thuốc gì. Bác sĩ cũng mừng cho cô và nói cô về nhà cứ tiếp tục tập theo môn đó.

Thế là từ đó đến nay, cô không phải đi bệnh viện hay uống thêm một viên thuốc nào nữa, cơ thể luôn khỏe mạnh. Cô nói: “Tôi rất biết ơn Sư phụ Đại Pháp đã ban cho tôi một cuộc đời mới, đã không bỏ rơi tôi trong những lúc khó khăn nhất, đã luôn điểm hóa cho tôi…”

Cô nhớ lại từ ngày đầu biết đến Đại Pháp, cô đã luôn được Sư phụ điểm hóa, nhưng do học Pháp chưa nhiều và hiểu cũng chưa sâu nên nhiều việc cô làm chưa được tốt lắm, cô kể:

“Tôi biết đến Đại Pháp từ khoảng tháng 4 năm 2016 qua giới thiệu của một học viên. Hôm đó tôi đi cắt tóc gội đầu thì có cháu kia giới thiệu Đại Pháp cho tôi, cháu nói ‘môn này rất vi diệu, chồng cháu sẽ hướng dẫn cho cô’.

Hôm sau tôi rất háo hức đến điểm tập công, thấy chồng cháu đang hướng dẫn mọi người luyện công. Lúc đó trong tôi có một cảm xúc gì đó dâng trào rất khó diễn tả. Tôi nghĩ thầm ‘môn tập này chắc là hợp với mình’.

Tôi chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, tôi thấy các cô tiên múa rất đẹp, tay tung dải lụa đủ màu. Sau này tôi mới biết đó là điệu múa của các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun). Tôi nghĩ giấc mơ đó như là để chào đón tôi bước vào tu Đại Pháp.

Bác sĩ ngạc nhiên vì bệnh nhân vẫn bình thản khi biết tin bị ung thư
Cô Điệp luyện công chung cùng các học viên (ảnh nhân vật cung cấp)

Từ đó tôi tập luyện chăm chỉ, ngày luyện công 2 lần. Khoảng 3 tháng sau, tôi phát hiện chân của tôi bị sưng to, nhìn cứ như chân voi, đi lại rất khó khăn, đau nhức khó chịu. Khi đó tôi đọc sách rất ít, qua chia sẻ của các học viên, tôi biết được Sư phụ đang tịnh hóa cho tôi, nên trong lòng cũng thấy an tâm hơn.

Nhưng mọi người trong gia đình cứ giục tôi phải đi khám, vì chiều lòng mọi người nên cuối cùng tôi cũng đi bệnh viện kiểm tra. Sau khi xét nghiệm thì bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ quyết định cho tôi nhập viện để được khám chuyên sâu hơn. Tôi nghĩ khám như vậy là đủ rồi, tôi từ chối và xin được về, lòng cũng không lo sợ gì.

Về nhà tôi cứ tu luyện bình thường, một thời gian sau thì cái chân tôi khỏi lúc nào mà tôi cũng không để ý nữa. Sau khoảng 8 tháng tu luyện thì tôi thấy sức khỏe của mình rất tốt, da trắng hồng, làm việc suốt ngày mà không thấy mệt. Huyết áp của tôi cũng ổn định, trước đây huyết áp của tôi rất thấp. Các bệnh khác của tôi như đau lưng, đau khớp, rối loạn tiền đình, viêm họng cũng đều tự khỏi hết.”

Bác sĩ ngạc nhiên vì bệnh nhân vẫn bình thản khi biết tin bị ung thư
Từ năm 2018 đến nay, cô Điệp không phải đi bệnh viện hay uống thêm một viên thuốc nào nữa (ảnh nhân vật cung cấp)

Thấy cô ngày càng khỏe mạnh nên cả gia đình đều ủng hộ cô tu luyện, đặc biệt là chồng cô, chú luôn động viên và tạo mọi điều kiện để cô có thời gian tu luyện. Vì cô không biết đi xe máy, nên hàng ngày chú là người đưa đón cô đi luyện công và học Pháp.  

Cô chia sẻ câu chuyện của mình để mong ngày càng có nhiều người hữu duyên hơn có thể bước vào tu luyện Đại Pháp.

Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với cô Điệp qua số điện thoại 0989 307 842. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.