Là người thi hành pháp luật thì nhất định phải công bằng, vô tư, nếu giết nhầm hoặc tha tội cho người đáng chết thì cũng đều có tội. 

Cấp trên muốn giảm án cho phạm nhân

Trong “Tử bất ngữ” của Viên Mai thời nhà Thanh có chép lại một câu chuyện kể rằng, vào năm Càn Long thứ 23, Tiêu Tùng Phố và Thẩm Nghị Am đều làm phụ tá trong quan phủ ở Phiên Ngung, và họ đều phụ trách những việc lặt vặt trong tù.

Vào thời điểm đó, ở thị trấn Lăng Đường của huyện Phiên Ngung phát sinh một vụ án giết người cướp của; 7 nghi phạm đều đã bị bắt, chứng cứ xác thực. Tiêu Tùng Phố căn cứ theo pháp luật, muốn phán tội chém đầu 7 nghi phạm; áp giải đến phủ nha môn xét duyệt phê chuẩn. 

Người đáng chết ; Bỏ sót tội phạm; Phạm nhân là gì
Quan Án sát sứ muốn giảm án cho phạm nhân (ảnh minh họa Kknews)

Lúc đó Án sát sứ (chức quan) cho rằng 7 nghi phạm đều xử trảm hết mà không phân biệt mức độ nặng nhẹ của tình tiết vụ án là quá hà khắc. Do đó bản án ban đầu đã bị bác bỏ, và ra lệnh tùy theo tình hình mà giảm hình phạt. Tiêu Tùng Phố vốn là không muốn thẩm tra xử lý những vụ án lớn, liền mượn cớ từ chối. Vì vậy vụ án này được giao cho Thẩm Nghị Am phụ trách.

Chiêu mời ma quỷ

Nơi ở của Thẩm Nghị Am và Tiêu Tùng Phố chỉ cách nhau một tấm ván. Một đêm nọ, Tiêu Tùng Phố trong lúc đang nghiên cứu hồ sơ vụ án dưới ánh đèn, thì nghe thấy những tiếng rít yếu ớt phát ra từ phòng làm việc của Thẩm Nghị Am. 

Tiêu Tùng Phố đứng dậy xem xét; chỉ thấy Thẩm Nghị Am đang ngồi trên bàn viết chữ, đứng bên cạnh ông có 3, 4 con quỷ không đầu; trên tay đều đang cầm cái đầu của chính mình; lại thấy vô số quỷ lùn, quỳ gối vây quanh trước thư án. Tiêu Tùng Phố vội lớn tiếng kêu lên: “Thẩm tiên sinh! Ông mau ngẩng đầu nhìn lên một chút!” 

Lời nói vừa dứt, đột nhiên một mùi máu tanh xông vào mũi, đèn đuốc trong phòng của Thẩm Nghị Am đều tắt hết; Tiêu Tùng Phố cũng sợ hãi té xỉu trên mặt đất. Tiểu đồng ở phòng bên nghe thấy tiếng vội vàng chạy tới, đỡ ông dậy và dìu về phòng nghỉ ngơi.

Phạm nhân là như thế nào; Tội phạm là gì; Xử trảm là gì
Người thi hành pháp luật phải công bằng, vô tư (ảnh minh họa Sina)

Ngày hôm sau, Thẩm Nghị Am và các đồng nghiệp khác đến thăm Tiêu Tùng Phố. Tiêu Tùng Phố liền kể lại cho họ nghe những gì mà ông đã nhìn thấy.

Chuyện gì đã diễn ra

Thẩm Nghị Am nghe xong nói: 

“Tôi hiểu rồi, tối hôm qua tôi phê duyệt lại vụ án giết người cướp của ở thị trấn Lăng Đường. Vụ án này chứng cứ đã xác thực, kết tội thích đáng; 7 nghi can đều nên bị xử trảm. Chỉ vì bị cấp trên bác bỏ, tôi không còn cách nào khác đành phải tìm ra 2 trong 7 nghi can để giảm hình phạt. 

Trong 7 người này, Tạ A Đĩnh, Thẩm A Si, vốn là đứng ở bên ngoài trông chừng để tiếp nhận của ăn cắp, không có tiến vào trong nhà. Nhưng khi người bị hại đuổi ra ngoài thì lại cùng họ đánh nhau; họ đã dùng đao chém bị thương người bị hại. Theo lý thì cũng là giết người cướp của. Hơn nữa bọn họ lại có tiền án, cho nên Tiêu tiên sinh ban đầu phán xử trảm là chính xác rồi. 

Xử trảm thời xưa ; Xử trảm nghĩa là gì; Nghiêm minh là gì
Luật pháp công bằng, không có tình riêng (ảnh minh họa Sohu)

Tôi vì thuận theo ý của Án sát sứ, muốn giảm bớt án cho 2 người Tạ, Thẩm mà đã phạm tội, chiêu mời 2 loại quỷ khác nhau. Vô số quỷ lùn mà ông thấy quỳ dưới đất, đó chính là tổ tông của hai phạm nhân Tạ, Thẩm, họ tới là để cảm tạ tôi”. 

Không giết người đáng chết cũng có tội!

Thẩm Nghị Am kể tiếp: “Quỷ không đầu tự bưng đầu mình đứng ở bên cạnh chính là đồng bọn của Tạ, Thẩm đã bị đền tội, có cả người bị hại đã bị giết hại; họ đối với việc Tạ, Thẩm được giảm hình phạt thì tỏ ra không phục! Họ muốn đến để đòi nợ. Họ nói: ‘Không giết người đáng chết cũng là có tội!’ Tôi không còn cách nào khác, không thể làm trái pháp luật mà tha mạng cho người sống, khiến người chết cảm thấy bị oan, đành phải y án ban đầu mà xử trảm”.

Vụ án giết người tại thị trấn Lăng Đường vì vậy mà y theo phán định ban đầu để thi hành, người đáng chết cuối cùng cũng phải đền tội.

Theo Epoch Times

Xem thêm video: