Truyền kỳ về thư sinh “biến thành hổ” đời nhà Thanh
Có một câu chuyện truyền kỳ vào thời nhà Thanh được lưu truyền mãi cho tới ngày nay. Chuyện kể về một thanh niên tài hoa, nhưng tính tình thô bạo, tàn nhẫn và hung ác. Ngày nọ, có vị đạo sĩ đi ngang qua biết được đời trước anh là hổ. Nhờ thiện niệm nên đời này chuyển sinh thành người. Nhưng lo lắng với tính cách ngang tàn sẽ khiến thư sinhlại trở thành hổ. Đạo sỹ liền ra tay giúp anh tránh được nguy cơ hóa lại thành hổ.
Nội dung chính
Vị thư sinh có tài nhưng không có đức
Tại huyện Sầm Khê có một nho sinh tên Chu Diễm, tự Côn Ngọc, sinh ra trong một gia đình giàu có ở thị trấn. Tuy nhiên, bản tính vô cùng hung bạo, ngang ngược. Chỉ một chuyện nhỏ cũng khiến anh sinh tâm oán hận. Anh ta sẵn sàng động chân động tay gây sự đánh người. Với tính tình cục cằn thô lỗ, anh ta khiến gia đình bất hòa; hàng xóm láng giềng không ai dám tới gần.
Ở cùng thôn, có thư sinh họ Liêu, rất yêu mến tài hoa của anh; nhưng ghét thái độ ngang ngược thô bạo, nên so sánh anh là Châu Xứ. Châu Xứ(236-297), là danh thần nổi tiếng thời nhà Tấn. Khi còn niên thiếu, Châu Xứ bị dân làng ví ngang hàng như giao, long, hổ; là ba mối tai ương gây họa nạn cho dân trong thôn. Sau này, ông đã cải tà quy chính, bỏ ác hành thiện và trở thành trung thần cương trực công chính hiếu thảo.
Nghe thấy điều này, Châu Diễm giận dữ mà mắng bạn: “Sao anh lại châm biếm chế giễu bạn bè của mình như thế?”. Thư sinh họ Liêu nói: ‘Châu Xứ khi còn trẻ, rất giống anh bây giờ. Nhưng sau đó ông ấy đã trở thành một người tốt. Anh có lẽ không thể làm được như ông ấy”. Nghe thấy vậy, Châu Diễm giận tới tím người; muốn chạy tới đánh cho Liêu sinh một trận; nhưng anh ta đã chạy mất. Anh ta đuổi theo muốn đánh cho bằng được, may có bạn ngăn cản mới dừng lại.
May mắn gặp được đạo sỹ
Một hôm có vị đạo sĩ đến trước nhà họ Châu, cho tiền, cho gạo ông đều không nhận. Thấy vậy, Châu Diễm chạy ra ngoài cửa hỏi ông ta: “Đạo sĩ, ông muốn gì?”
Đạo sĩ nói: “Bần đạo có tài bắt hổ, muốn giúp ông một phen”. Châu Diễm cười nhạt khịt mũi khó chịu đáp: “Nếu như có hổ, ta có thể tự mình bắt, việc gì cần tới ông? Hơn nữa ở đây gần ngoại thành, đông người qua lại thế sao có hổ được?”
Vị đạo sĩ chỉ vào ông mà nói: “Ngươi chính là hổ đó”. Châu Diễm giận tím mặt quát lớn: “Đạo sĩ, ngươi là cái thá gì mà dám mắng ta là hổ?”, nói đoạn khua tay về phía trước, đánh vào ngực đạo sĩ. Đạo sĩ vung tay áo lên một cái, chỉ thấy anh ta bị bắn xa mười trượng; bò trên mặt đất không thể gượng dậy được. Lúc này đột nhiên trong lòng anh ta cảm thấy buồn bực, sợ hãi; vẻ ngạo mạn hung hãn biến mất.
Đạo sĩ cười nói: “Ngươi yếu ớt như vậy còn muốn phân cao thấp với người khác là sao? Có bần đạo ở đây, sao vẫn còn hành ác? Nhìn thấy anh sắp biến thành loài vật, nên muốn đưa tay ra giúp đỡ người. Sao lại cứ ngoan cố giữ mãi bộ dạng như vậy hay sao?”
Biết được đời trước là hổ
Châu Diễm không hiểu, đạo sĩ giải thích: “Kiếp trước ngươi là một con hổ. May mắn được chuyển sinh làm người kiếp này chính nhờ vào một thiện niệm. Lời ăn tiếng nói không kiêng nể gì của ngươi lúc này; dường như là mê mờ quá sâu, e rằng không thể cứu vãn. Nếu cứ như vậy vào mùa thu năm nay, ngươi sẽ lại hóa thành hổ lần nữa”.
Chu Diễm kinh ngạc ngây người hỏi lại: “Vậy ta phải làm sao đây?” Đạo sĩ đáp: “Không còn cách nào khác, chỉ cần ngươi bình tâm tĩnh khí, cố gắng làm nhiều việc thiện, mới có thể thay đổi. Ta sẽ tặng cho ngươi một phương thuốc tốt, uống vào tất sẽ có hiệu quả. Không được coi nhẹ và bỏ qua những lời ta nói”. Đạo sĩ để lại thuốc cho Châu Diễm và rời đi. Nhiều ngày sau đó, người ta thấy anh đóng cửa không ra khỏi nhà.
Bạn bè cùng thôn hay tin, lần lượt chạy tới chúc mừng anh. Châu Diễm nói: “Các ngươi đều bị đạo sĩ đó lừa gạt rồi sao? Ta đang suy nghĩ tới câu: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo”; có nghĩa là: “Mệnh trời gọi là Tính, phát triển thuận theo tính gọi là Đạo. Nếu thiên tính của ta thô bạo như vậy, thì hành sự kiểu thô bạo hung hãn. Ta tự nhiên có thể phát triển thuận theo đạo. Trời sinh ta ra đã ban cho ta bản tính như vậy; há có thể có làm ngược lại được”. Nói rồi anh ta lại càng thô bạo như cũ, không muốn hối cải.
Tính cách vẫn ngang tàng nên biến thành hổ
Bỗng ngày nọ, gió tây cuốn lá, chớp mắt mùa thu đã tới. Châu Diễm say rượu tới mức ngủ quên trên ghế ngoài phòng khách.
Trong mơ, anh thấy mình co quắp khắp người, gân cột như phát ra những tiếng động. Châu Diễm mơ hồ tỉnh giấc, nhìn thấy mu bàn tay có hoa văn vằn như da hổ mờ nhạt; lại càng lo lắng sợ hãi, vội vàng cởi quần áo ra kiểm tra thì phát hiện toàn thân đều như thế. Hoảng loạn và khiếp sợ run người, anh gọi mọi người trong nhà tới. Tất cả mọi người nhìn thấy anh đều sợ tới ngây người.
Nhờ cải tà quy chính nên được trở lại thành người
Anh chợt nhớ tới lọ thuốc đạo sĩ cho mình hôm trước, vội vàng lấy ra uống. Chỉ trong chớp mắt, da anh lại trở lại bình thường. Lúc này anh mới nhận ra vị đạo sĩ này quả là một kỳ nhân.
Cũng từ đó, Châu Diễm ăn năn hối lỗi thay đổi tính khí của mình; cẩn thận trong từng lời nói cử chỉ hay giúp người và cố gắng làm nhiều việc tốt. Anh cho khắc tám chữ trên ghế ngồi của mình: “Phóng tình thi tửu, tuyệt tưởng công danh”; tạm dịch: “Dốc lòng thơ tửu, đoạn tuyệt công danh”. Từ đó tự gọi mình là “Hổ biến cư sĩ”.
Cung Thái (Phú Sát Thị, hiệu Lan Nham) đọc câu chuyện này liền có lời bình: “Chỉ một niệm thiện, hổ có thể chuyển sinh thành người; Thô bạo ngang ngược, người có thể hóa thành hổ. Giữa thánh hiền và kẻ kiêu ngạo cuồng vọng, sự khác biệt là rất nhỏ. Dù hổ không phải là dã thú tầm thường nhưng chỉ là tính khí ngông cuồng ngạo mạn; Châu Diễm có thể biến thành hổ. Những kẻ hiểm ác, hung tàn trên thế gian đời này; có lẽ luân hồi kiếp sau tới chó cũng khó có thể được đầu thai; là loài chó còn chẳng được, còn dám mong trở thành hổ sao?
Theo Tân Đường Nhân