Cổ nhân nói: “Binh tới tướng đỡ, nước tới đất ngăn”, một vị quan văn đã dùng tâm chân thành mà có thể đẩy lùi hàng vạn hùng binh.

Vị quan thanh liêm

Vào thời nhà Minh có một người tên là Khổng Dung, người ở Tô Châu, Giang Nam, là cháu đời thứ 58 của Khổng Tử. Tử nhỏ đã trung hậu nhân nghĩa, chịu khó đọc sách. Về sau Khổng Dung thi đậu tiến sĩ, đi ra làm quan. 

Ông làm quan mấy chục năm, không chỉ thanh liêm mà còn dũng cảm tạo phúc cho dân. Câu chuyện huyền thoại nhất trong cuộc đời của Khổng Dung đó là một mình đi vào ‘hang hùm’; chỉ dùng lời nói mà dập tắt được một cuộc nổi loạn.

Năm đầu Thành Hóa triều đại nhà Minh (năm 16), Khổng Dung được bổ nhiệm làm tri phủ Cao Châu, Quảng Đông. Tri phủ tiền nhiệm của Cao Châu đã ra lệnh đóng cửa thành vì dân tộc Dao gây loạn; không cho dân chúng vào thành để tránh chiến loạn. Hơn nữa ông còn hoài nghi một số người dân đã bí mật câu kết với quân nổi dậy nên đã giết họ; việc này làm cho người dân rất căm phẫn. 

Quan tâm chân thành; Chân tâm thành ý là gì; Chân thành thâm tình
Khổng Dung mở cửa thành để đón dân chúng vào (ảnh minh họa Kknews)

Khi Khổng Dung đến nhậm chức, ông liền ra lệnh mở cửa thành để đón dân chúng vào, vì vậy dân chúng đều quy thuận ông.

Đi vào ‘hang hùm’

Vào thời điểm đó, Phùng Hiểu, thủ lĩnh của quân nổi dậy, đóng ở Hóa Châu (thuộc quản lý của phủ Cao Châu); một thủ lĩnh khác của quân nổi dậy là Đặng Công Trường, đóng tại Mao Động. Một ngày nọ, Khổng Dung cưỡi một con ngựa, chỉ dẫn theo hai người, liền đi thẳng tới Mao Động.

Đặng Công Trường đột nhiên nghe nói tân tri phủ Khổng Dung đến, liền vội vàng triệu tập tay chân mặc áo giáp đầy đủ sẵn sàng nghênh chiến. Khổng Dung chậm rãi xuống ngựa, đi vào trong sân nhà ngồi xuống. Đặng Công Trường thấy Khổng Dung đi đến mà không mang theo một cây đao hay một cây thương nào; mới đầu không biết làm sao. Về sau xem xét thật kỹ, liền lệnh cho tay chân cởi áo giáp ra, rồi thi hành lễ với Khổng Dung.

Quân tử là gì; Quân tử nhất ngôn; Chân thành là gì
Khổng Dung đi vào ‘hang hùm’ mà không hề sợ hãi (ảnh minh họa Kanzhongguo.eu)

Khổng Dung nói lời thành khẩn với họ: “Các anh đều là những người dân thiện lương, chỉ vì thiếu ăn thiếu mặc mà nổi dậy. Tri phủ tiền nhiệm định dùng binh tiêu diệt các anh. Tôi bây giờ phụng mệnh triều đình làm quan phụ mẫu của các anh; các anh cũng giống như là con cái của tôi. Nếu như các anh tin tưởng tôi, thì có thể theo tôi trở về; tôi sẽ lấy lương thực và quần áo cấp cho mọi người. Nếu như các anh không tin tôi, vậy thì cứ giết tôi đi; đại quân sẽ nhanh chóng đến đây, nơi đây rồi sẽ không còn ai sống sót nữa”.

Dùng tâm chân thành cảm hóa quân phản loạn

Nghe những lời này của Khổng Dung, Đặng Công Trường do dự, tay chân của anh ta thì cảm động đến rơi lệ. Một lát sau, Khổng Dung nói: “Tôi đói rồi, các anh nên cho tôi ăn chút gì đó”. Vì vậy Đặng Công Trường đã quỳ gối mà dâng rượu và thịt lên cho Khổng Dung.

Sau khi Khổng Dung ăn xong, lại nói: “Trời sắp tối rồi, tôi nên ngủ lại ở đây”. Đặng Công Trường vì vậy đã sắp xếp chỗ ngủ cho ông. Tối hôm đó, Khổng Dung cởi áo ngoài ra và ngủ ngon lành. Quân nổi dậy thấy ông ngủ ngon như vậy, đều vô cùng thán phục.

Khổng Dung ở lại hai đêm trước khi trở về. Đặng Công Trường phái mấy chục binh lính hộ tống Khổng Dung trở về. Khổng Dung lựa ra trong những người lính này một vài người gầy yếu, dẫn họ vào trong thành, lấy quần áo và lương thực để cho họ mang trở về. Đặng Công Trường thấy vậy càng thêm cảm kích, vì vậy đã dẫn mấy ngàn người quy hàng quan phủ.

Quan thanh liêm là gì; Làm quan thanh liêm; Vị quan thanh liêm
Quân phản loạn cảm động mà quy hàng (ảnh minh họa Min.news)

Đặng Công Trường sau khi quy hàng, một thủ lĩnh khác của quân nổi dậy là Phùng Hiểu cũng được cảm hóa, đem người đến quy hàng. 

Khổng Dung với tâm chân thành, nhẹ nhàng hóa giải một cuộc chiến đẫm máu, thật đúng là ‘dùng tâm linh sáng tạo kỳ tích’.

Theo Vision Times

Xem thêm video: