Chị tôi đã trải nghiệm được sự kỳ diệu của Phật Pháp
Vất vả mưu sinh khiến chị tôi suy kiệt, những tưởng sẽ bị bệnh tật giày vò cho đến cuối đời, nhưng rồi chị đã trải nghiệm được sự kỳ diệu của Phật Pháp.
Nội dung chính
Chị tôi cũng như bao cô thôn nữ ở quê
Mỗi lần về quê nội gặp mặt chị Thành (con bà bác ruột tôi) thì tôi lại càng thấy thương hơn. Bởi dáng đi xiêu vẹo, lưng còng xuống và lệch sang một bên. Ngày ấy bác tôi (mẹ của chị) quan niệm con gái học nhiều để làm gì? Lớn lên gả chồng trong làng cho gần cận như câu ca dao có tự bao đời ở quê tôi (thôn Vĩnh Kiều – Đồng Nguyên – Từ Sơn – Bắc Ninh): “Có con gái lớn thì gả chồng gần; Có bát canh cần nó cũng mang cho”. Có lẽ cũng vì quan niệm này mà cuộc đời chị gái tôi đã rẽ sang một hướng khác.
Chị tôi vốn học giỏi. Cuối cấp 2 chị đã thi đỗ lớp chuyên ngữ của Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội. Nhưng chính vì cái quan niệm của các cụ ngày xưa ấy đã giữ chân chị ở lại làng, khiến chị không thể tiếp tục con đường học hành.
Rồi cũng như bao cô thôn nữ làng quê ấy, chị lấy chồng sinh con đẻ cái. Cái nghèo nó đeo bám mãi! Mà làng Viềng ấy thì đất chật người đông. Các gia đình ở đó thì đa phần chồng làm thợ xây, vợ thì ở lại làng làm nông chăm chỉ ruộng vườn nuôi con, nhưng cũng chẳng khá lên được.
Chị lặn lội đi bộ mười mấy cây số lên tận Bắc Ninh để học cách làm giá đỗ về bán thêm ở chợ đường cái. Nhưng chẳng được bao lâu thì bị ế hàng. Chị lại chuyển sang làm đậu phụ.
Vất vả mưu sinh, bệnh tật đeo bám
Thức khuya dậy sớm, vất vả quá, suy kiệt thân thể. Da dẻ chị đen sạm, mắc nhiều trọng bệnh: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm 3 đốt (L3.L4.L5.đốt sống cổ C1), đau khớp vai gáy, khớp gối, khớp cổ chân… Chị đã khám ở nhiều bệnh viện ở Hà Nội và các bác sĩ đều kết luận “thoái hóa đa khớp”.
Chị phải uống rất nhiều loại thuốc, cả vi sụn cá mập rất đắt tiền nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà mỗi ngày một nặng hơn. Chị cảm thấy lo lắng bất an, đau đớn khốn khổ vì bệnh tật, làm mọi việc trong gia đình rất khó khăn.
Cơ duyên biết đến Pháp Luân Công
Một hôm về quê ăn cỗ cưới ở Bắc Giang, chị gặp Mai và hỏi đi với ai, Mai nói em đi xe máy một mình. Chị ngạc nhiên vì cách đó vài tháng trong đám tang mẹ chị, Mai vẫn còn đang nằm ở viện quân y 108 đợi phẫu thuật tim. Bây giờ Mai đã khỏe mạnh lại, dáng vẻ nhanh nhẹn da dẻ hồng hào.
Khi nghe Mai nói sức khỏe được như vậy là nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Thế là ngay ngày hôm sau chị rủ mấy cô em gái và mấy người hàng xóm cùng tu luyện. Sau đó được sự hỗ trợ của các học viên địa phương, một nhóm tu luyện Đại Pháp đã hình thành.
Khi mới học thì mọi người cũng truy cầu chữa bệnh khỏe người, nhưng học Pháp (Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện và các Kinh sách khác) một thời gian thì cũng dần hiểu ra rằng, chỉ có tu luyện tâm tính chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, kết hợp luyện 5 bài công Pháp nhẹ nhàng thì bệnh tật mới có thể hết và tinh thần mới được thăng hoa. Dần dần thì mọi người cũng thấy bản thân có nhiều thay đổi và thu được rất nhiều lợi ích. Làng trên xóm dưới thấy vậy thì nhiều người cũng bước vào tu luyện.
Chị đã trải nghiệm được sự kỳ diệu của Phật Pháp
Chị Thành từ khi tu luyện Pháp Luân Công thì những bệnh tật trước đây trên thân thể cứ dần dần biến mất. Chị không cần dùng thuốc và cũng chẳng mất thời gian tiền bạc đi viện như trước kia. Ở tuổi 66 mà bây giờ chị vẫn có thể làm việc đồng áng và làm đậu phụ cùng chồng.
Trong tu luyện chị cảm nhận được những điều may mắn khó tin. Có một lần, khoảng 4h chiều, khi đang đi xe đạp trên đường, có một thanh niên đi xe máy cùng chiều phóng rất nhanh; càng xe máy va phải càng xe đạp của chị khiến chị ngã rất đau.
Lúc đó sự việc quá nhanh nên chị cũng chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Khi bình tĩnh lại chị nhìn vào tay trái thì thấy một miếng thịt trong lòng bàn tay bị lật ngửa ra chỉ còn dính một chút da, xương và gân lộ ra hết (lúc đó máu chưa kịp chảy ra nhiều nên nhìn thấy rất rõ ràng).
Khi ấy chị lập tức niệm chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Chị tin rằng Sư Phụ sẽ bảo hộ cho mình. Chị áp miếng thịt lòng bàn tay vào vị trí cũ. Đêm đó khi nằm ngủ chị luôn phải dựng đứng cẳng tay lên nếu không huyết tương chảy ra từ bàn tay rất nhiều.
Đến khoảng 4h sáng thì chị có thể hạ bàn tay xuống. Khi trời sáng hẳn thì vết thương đã khô và không còn nhức nữa. Tối hôm đó chị vẫn đi luyện công cùng mọi người. Sau hai ngày chị có thể đi gang tay và làm đậu phụ cùng chồng.
Đại Pháp đã ban cho chị một cuộc đời mới
Ngày thứ 5 chị đi dự tiệc ở Tân Yên, có cô em bảo: “Em mà như chị thì cứ đến bảo họ khâu vào, chứ để thế nhỡ mảng thịt đó xô lệch thì bàn tay dúm dó nhăn nhúm lại thì xấu chán”. Nhưng kỳ lạ thay, bàn tay đã lành lặn và chỉ để lại một đường chỉ nhỏ vòng quanh vết thương, phải cúi mắt nhìn sát mới thấy. Và một tuần sau tay chị đã lành hẳn. Đúng là Phật Pháp nhiệm màu!
Chị tôi giờ đã nhanh nhẹn khỏe mạnh, da dẻ trắng trẻo hồng hào, gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Một người bạn từ Hà Nội về quê thấy chị thay đổi khác hẳn, sau khi hỏi thăm và biết được lợi ích của Pháp Luân Công thì cũng bước vào tu luyện. Hiện giờ trong làng của chị có khoảng 40 người đang tu luyện theo Pháp Luân Công.
Những người cùng tu luyện giống như chị ở Đồng Nguyên đã chứng kiến được rất nhiều sự kỳ diệu của Phật Pháp, tôi sẽ chia sẻ thêm trong những bài tiếp theo.
Đồng Nguyên: Rằm tháng 8 năm Tân Sửu.