Đa số các bậc vĩ nhân trong lịch sử đều có một điểm chung, đó là họ đều rất chăm chỉ, chuyên cần học hành, quý tiếc thời gian, không chút lơ là.

Hoàng đế Khang Hy không ngừng học tập

Hoàng Đế Khang Hy (1622 – 1722) của triều đại nhà Thanh, là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người có trí dũng trời ban, tài trí mưu lược, một đời hiển hách. Để đạt được thành tựu đó, thì một phần rất lớn phụ thuộc vào sự chuyên cần, chăm chỉ học hành không ngừng của ông.

Khang Hy lên làm Hoàng đế khi mới 7 tuổi. Thuở nhỏ ông học hành rất chăm chỉ. Nghe kể rằng, mỗi bài văn ông đều đọc 100 lần, sao chép 100 lần và học 100 lần. Cả cuộc đời ông lúc nào cũng thích đọc.

Năm 15 tuổi, ông bắt đầu độc lập xử lý triều chính. Mỗi ngày ông đều thức dậy từ 4h sáng, buổi sớm thiết triều, buổi chiều tiếp kiến quan viên, tiếp kiến quan huyện toàn quốc; sự hiểu biết tường tận của ông trong mọi tình huống đã khiến hết thảy các quan viên đều kinh ngạc và thán phục. Cũng nhờ vậy mà họ hết lòng phụng sự, không dám một phút lười biếng.

Tối đến ông lại phê duyệt tấu chương, hết năm này qua năm khác, không hề biếng trễ.

Chuyên cần là gì; Chuyên cần nghĩa là gì; Chuyên cần trong công việc
Sự chuyên cần làm cảm động trời đất (ảnh: Wallpapercave)

Chuyên cần, không lười biếng

Một ngày nọ, Khang Hy chất vấn một quan trưởng quản nông nghiệp, xem toàn quốc mỗi người sở hữu bao nhiêu diện tích đất, câu trả lời là 1,5 mẫu. Khang Hy nói: “Ta không thể ăn lương thực của thần dân, vì thế ta cũng trồng trọt trên 1,5 mẫu đất”.

Từ đó ông đã trồng rau, lúa… ở trong hậu cung và tự mình tưới nước, bón phân. Sau đó lúa phát triển không tốt do khí hậu ở miền Bắc Trung Quốc rất lạnh. Khang Hy phát hiện trong ruộng lúa có một cây lúa phát triển cao hơn những cây lúa khác. Đến mùa thu, ông lấy giống từ cây này và gieo vào mùa xuân năm sau.

Theo cách này, Khang Hy đã tìm được chủng lúa tốt phù hợp với khí hậu miền Bắc. Ông đưa nó cho nông dân gieo trồng, kết quả sản lượng lúa ở phương Bắc gia tăng, dân chúng an cư lạc nghiệp, đời sống ấm no.

Khang Hy cần mẫn không ngừng, chưa từng khinh suất ngày nào. Ông tự mình chủ trì biên soạn một số sách như “Khang Hy từ điển”, “toàn đường thi”… Ông còn tìm hiểu cả Tây học, và tự mình tạo ra các dụng cụ khoa học.   

Khang Hy là người chuyên cần, cả đời chăm chỉ học hành không ngừng, lại ‘kính Trời kính Phật”, vì vậy mà đã làm cảm động trời đất; Thần Phật cũng âm thầm tương trợ cho ông, giúp ông trị vì 61 năm, trở thành bậc quân vương có thời gian tại vị lâu nhất trong 12 đời đế vương; khai sáng ra một thời kỳ thịnh vượng bình an.

‘Thư Thánh’ Vương Hi Chi

Chăm chỉ học tập; Cách không lười biếng; Làm gì để không lười biếng
Vương Hi Chi được người đời gọi là ‘Thư Thánh’ (ảnh: Wikipedia)

Muốn đạt được thành tựu về bất cứ việc gì thì cũng đều phải bỏ ra công phu. Một lòng chí thành, chuyên cần không ngừng, có thể làm trời xanh cảm động và trợ giúp cho thành công. Câu chuyện về ‘Thư Thánh’ Vương Hi Chi cũng tương tự như vậy.

Vương Hi Chi là nhà thư pháp lừng danh thời Đông Tấn, được người đời tôn vinh là ‘Thư Thánh. Thư Pháp của ông như phong vân uốn lượn, phóng khoáng, thuần chính; mỗi chữ viết ra như một bức họa khiến người xem cảm nhận được sự kỳ mỹ, tinh tế của nét bút.  

Nghe kể rằng, mới 7 tuổi thì chữ ông viết đã rất đoan chính. Đến năm 12 tuổi, ông phát hiện trong tàng thư của cha có bản “Bút luận” của tiền nhân, từ đó ông âm thầm theo học.

Cha ông phát hiện ra bèn nói: “Đợi sau này con lớn lên, cha sẽ cho con xem”. Vương Hi Chi quỳ xuống lạy cha mà nói: “Xin cho con xem sách ngay bây giờ, hãy dạy con thư pháp”.

Cha của Vương Hi Chi rất vui mừng, vậy là bắt đầu dạy ông thư pháp. Ông ngày đêm khổ luyện kinh thư “Bút Luận”. Ông thường tập viết chữ bên hồ, viết xong lại đem nghiên mực đi rửa. Một thời gian sau, nước trong hồ cũng trở thành màu đen, người đời gọi đó là ‘hồ mực’.

Công phu viết chữ khiến Thần tiên cảm động

Thành công không lười biếng; Trời xanh cảm động; Trời đất cảm động
Tác Phẩm “Lan Đình Tự” nổi tiếng của Vương Hi Chi (ảnh: Kknews)

Tương truyền, trong một lần lên Thiên Đài Sơn dạo chơi, ông thấy cảnh sắc thoát tục; vì vậy mà tức cảnh sinh tình, thư pháp của ông cũng thêm phần tinh túy.

Tuy nhiên ông lại chưa cảm thấy hài lòng với chữ của mình viết ra. Lúc này có một cụ già xuất hiện, vừa cười vừa nói với Vương Hi Chi rằng: “Chữ viết rất đẹp”. Vương Hi Chi nói: “Tại hạ bút lực chưa đủ, xin được cụ chỉ giáo thêm”.

Cụ già liền cầm bút viết một chữ Vĩnh (永) rồi nói: “Ta thấy cậu rất kiên định, chân thành học viết chữ nên cho cậu lĩnh ngộ một bút pháp. Hãy học viết cho thật tốt chữ này, công phu thực sự của thư pháp đều ở trong đó”.

Vương Hi Chi cúi đầu bái tạ ân đức của cụ già, khi ngẩng đầu lên thì thấy cụ già đã phiêu đãng bay xa. Vương Hi Chi chỉ kịp hỏi theo: “Tiên ông nhà ở đâu?”. Tuy người đã khuất dạng nhưng trong không trung vẫn thấy truyền đến tiếng nói: “Thư pháp của khanh làm cảm động ta, ta là Bạch Vân núi Thiên Đài”.

Từ đó Vương Hi Chi lại tiếp tục miệt mài luyện chữ; không những kỹ năng viết chữ tiến bộ vượt bậc mà tinh thần cũng thăng hoa. Thư pháp của Vương Hi Chi cũng như phẩm hạnh của ông, thanh tú thoát phàm, tinh xảo tuyệt luân.

Sự chăm chỉ, chuyên cần có thể làm cảm động trời đất, Thần Phật cũng theo đó mà trợ giúp cho đạt được thành tựu lớn hơn. 

Tổng hợp

Xem thêm video: