Người xưa có câu, không thể chỉ dùng luật lệ mà trị vì bách tính, chỉ có thể dựa vào đạo mới thu phục được lòng người. Nếu chỉ dùng các quy định hà khắc, ắt sẽ dẫn đến loạn xảy ra. Chuyện ngụ ngôn về bầy khỉ của Bá Ôn và một trong những ẩn ý về điều này.

Tránh được đại nạn nhờ làm việc thiện

Lưu Cơ (1311 – 1375), tự Bá Ôn, là công thần khai quốc nhà Minh. Không chỉ là một nhà tiên tri nổi tiếng, ông còn là bậc thầy kể truyện ngụ ngôn. Trong tác phẩm “Úc ly tử”, Lưu Bá Ôn đã kể lại câu chuyện về một bầy khỉ. Ông khéo léo dùng ví dụ để phá giải những nghi hoặc cho thế nhân.

Sống lâu trong sự uy hiếp, ý chí phản kháng cũng bị dập tắt

Trong “Úc Ly Tử – Thuật sử”, Lưu Bá Ôn đã kể lại một câu chuyện như sau:

Nước Sở xưa kia có một người dựa vào nuôi khỉ để mưu sinh. Vì vậy mọi người đều gọi ông là “Thư Công”. ‘Thư’ theo sách cổ nghĩa là con khỉ, ‘công’ tức là ông. 

Mỗi sáng sớm, Thư Công đều đứng ở trong sân nhà mình và gọi bầy khỉ tới để sắp đặt “công việc”. Ông cử một con khỉ già dẫn đầu bầy khỉ, đi lên trên núi để hái trái cây. Đối với số quả mà chúng hái được, Thư Công đã áp dụng một quy định hà khắc.

Cũng giống như là thu thuế, ông từ trong đám quả đó lấy ra 1/10 để dùng cho bản thân. Nếu như con khỉ nào giao nộp không đủ, ông sẽ sử dụng bạo lực. Dùng roi để quất cho nó một trận. Một thời gian sau, bầy khỉ đều bị ông đánh cho rất thảm thương. Có thể nói là khổ không thể tả được. Tuy vậy, bầy khỉ luôn khuất phục trước “uy quyền” của Thư Công. Chúng nén giận chịu đựng, không con nào dám phản kháng.

Trước sự đối xử bất công như vậy, đối mặt với sự uy hiếp đến tính mạng của Thư Công. Bầy khỉ đều không có thử suy nghĩ: Vì sao chúng ta phải vất vả làm việc, đổ mồ hôi sôi nước mắt mà cung phụng cho Thư Công. Hơn thế nữa lại còn bị đánh đập, chịu bao khổ cực? Tại sao phải chịu một cuộc sống không có chút tôn nghiêm nào như vậy?

Từ câu chuyện ngụ ngôn về bầy khỉ, nhận ra cách đối mặt với uy quyền
Sống lâu dưới sự uy hiếp, bầy khỉ đã đánh mất đi ý chí phản kháng của mình (ảnh Getty Images)

Bầy khỉ thức tỉnh, một đốm lửa nhỏ đã bừng sáng

Mãi cho đến một ngày, có một chú khỉ nhỏ nhảy đến trước đám khỉ. Chú dũng cảm mà nói với cả bầy rằng: “Cây ăn trái ở trên núi là Thư Công trồng phải không?” Bầy khỉ đáp: “Không phải, hoa quả đó đều là do trời sinh ra”.

Chú khỉ nhỏ lại tiếp tục hỏi rằng: “Nếu như không có Thư Công, chúng ta sẽ không thể hái được trái cây (để nuôi sống chính mình) phải không?” Bầy khỉ dường như đều đồng thanh đáp lại: “Không phải, chúng ta đều có thể tự hái trái cây để ăn, tự mình nuôi sống chính mình!”

Chú khỉ lại hỏi: “Đã như vậy, tại sao chúng ta lại phải dựa vào Thư Công, để cho ông ta nô dịch như vậy?” Lời của chú khỉ còn chưa dứt, bầy khỉ lập tức bừng tỉnh đại ngộ.

Kết cục nào cho quyền thuật vô đạo?

Trong đêm hôm đó, bầy khỉ sau khi thức tỉnh thì ngầm giao hẹn với nhau. Chúng đợi cho đến khi Thư Công ngủ say rồi phá hàng rào, phá chuồng gỗ đã giam giữ chúng bấy lâu nay. Đồng thời mang theo tất cả những trái cây mà chúng đã giao nộp cho Thư Công. Cùng nhau bỏ trốn vào trong rừng cây. 

Bầy khỉ đã bỏ lại Thư Công. Chúng cũng bỏ lại tất cả những khổ cực mà Thư Công đã áp đặt lên chúng. Bỏ lại sự sợ hãi, bạo lực và uy hiếp, đàn khỉ từ nay về sau tiêu diêu tự tại, tự do vui chơi. Còn Thư Công do đã quen với việc ngồi mát ăn bát vàng, chỉ biết hưởng thụ. Vì vậy sau khi bầy khỉ rời đi thì không lâu sau ông cũng bị chết đói.

Trong “Úc ly tử” có nói rằng: “Trên thế giới này, người dùng thủ đoạn để sai khiến dân chúng, mà lại không giảng đạo nghĩa và pháp luật. Có lẽ rồi sẽ có kết cục giống như Thư Công vậy. Đơn giản là dân chúng còn nhất thời hồ đồ, chưa giác ngộ. Một khi có người dùng đạo lý khuyên bảo họ, thì quyền thuật có cao minh đến mấy cũng không còn tác dụng gì nữa”.

Theo Epoch Times