Một cô gái đã nắm những hạt đậu phộng “đã chết” trong tay và dùng công năng đặc dị khiến một hạt đậu “cải tử hoàn sinh” và nảy mầm.

Thí nghiệm về công năng đặc dị

Giáo sư Lý Tự Sầm người Đài Loan cho biết, từ khi còn nhỏ ông đã được giáo dục về khoa học phương Tây và ông chỉ tin vào những hiện tượng có thể kiểm tra lặp đi lặp lại trong phòng thí nghiệm. Ông coi tất cả các loại niềm tin được lưu truyền trong văn hóa truyền thống Trung Quốc là mê tín.

Năm 1990, sau khi Giáo sư Lý Tự Sầm xem một thí nghiệm khí công của võ sư kiêm khí công sư nổi tiếng người Đài Loan Lý Phụng Sơn, niềm tin của Giáo sư Lý bắt đầu lung lay. 

Gia đình Lý Phụng Sơn đã tu luyện Khí công Đạo gia từ đời ông nội, và có thể nói rằng ông đã đạt được một số thành tựu. Nghe nói rằng lòng bàn tay của ông có thể tự do phát ra “dưỡng khí” hoặc “sát khí”. Mọi người đều biết “dưỡng khí” có thể duy trì sự sống cho con người, vậy “sát khí” này mạnh đến cỡ nào?

Công năng đặc dị khiến một hạt đậu cải tử hoàn sinh
Lý Phụng Sơn (ảnh: UDN)

Các nhà khoa học đã nghĩ ra một cách và chọn một số nguyên bào sợi của con người để làm thí nghiệm. Thí nghiệm do Giáo sư Giản Tĩnh Hương từ Khoa Hóa học của Đại học Dương Minh dẫn đầu thực hiện. Họ đặt các nguyên bào sợi vào một ống nghiệm. Sau đó, họ yêu cầu Lý Phụng Sơn phát khí ở khoảng cách 15cm so với ống nghiệm.

Nhóm đầu tiên là phát “dưỡng khí” trong 2-5 phút. Kết quả cho thấy rằng tổng hợp DNA của các tế bào tăng 10% -15%, nghĩa là các tế bào có nhiều năng lượng hơn. 

Nhóm thứ 2 là phát “sát khí”. Kết quả là tổng hợp DNA của tế bào đã giảm hơn 20%, nghĩa là các tế bào hoạt động kém hơn. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số sợi dài của nhiễm sắc thể DNA của tế bào đã bị đứt, đây là hiện tượng chỉ xảy ra sau khi tế bào tiếp xúc với bức xạ hạt nhân.

Năm 1993, Trưởng khoa Lưu Vũ Triết của phòng virus của Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Loan đã mời Lý Phụng Sơn và 5 đồ đệ của ông tiến hành các thí nghiệm về virus cúm loại A. Họ liên tục tiêu diệt vi-rút trong 30 phút ở khoảng cách 20cm so với ống nghiệm virus. Sau đó, Trưởng khoa Lưu ngay lập tức cấy virus vào tế bào người. Kết quả phát hiện rằng, khả năng sinh sản của virus đã bị ức chế và khả năng lây truyền cũng đã giảm xuống.

Thí nghiệm đọc chữ bằng ngón tay

Từ năm 1993, giáo sư Lý đã bắt đầu bồi dưỡng một số thanh niên có công năng đặc dị, mà công năng nổi tiếng nhất là đọc viết bằng ngón tay. Trong số nhiều đệ tử của Giáo sư Lý, Cao Kiều Võ – Người mang hai dòng máu Trung Quốc và Nhật Bản là thể hiện ổn định nhất. 

Cô đã từng đọc các từ trên mảnh giấy bằng ngón tay của mình trước mặt mọi người trong một chương trình truyền hình và đã hoàn thành xuất sắc thực nghiệm dưới sự chứng kiến ​​​​của nhiều chuyên gia và học giả. Giáo sư  Lý Tự Sầm đã xuất bản nhiều luận văn trên cơ sở những thí nghiệm này, chứng minh sự tồn tại của việc đọc viết bằng ngón tay từ góc độ khoa học.

Hành trình một hạt đậu phộng cải tử hoàn sinh

Từ năm 1996, Giáo sư Lý Tự Sầm đã hợp tác với Sở Nghiên cứu Khoa học Nhân thể của Đại học Địa chất Trung Quốc để tiến hành nghiên cứu công năng đặc dị. Ông giới thiệu cô Tôn Trữ Lâm, một trợ lý nghiên cứu trong viện vào thời điểm đó, người có 60 loại công năng khác nhau, mỗi công năng đều thách thức kiến ​​thức vật lý và sinh học hiện nay. Hơn nữa, điều khiến ông ngạc nhiên nhất chính là khả năng “cải tử hoàn sinh” của cô Tôn. 

Công năng đặc dị khiến một hạt đậu cải tử hoàn sinh
Hình ảnh từ thí nghiệm (ảnh: Inf)

Năm 1997, họ đã làm một thí nghiệm với đậu phộng. Đầu tiên, giáo sư Lý yêu cầu giáo sư Khoa Nông học của Đại học Quốc gia Đài Loan xử lý một lô đậu phộng thuộc giống “Đài Nam số 11” trong môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm cao, phá hủy mọi tế bào trong đậu phộng, sau đó trồng chúng theo quy trình thông thường. Kết quả rõ ràng, không có hạt nào nảy mầm. Sau đó, ông yêu cầu họ mang 30 hạt đậu phộng này đóng gói chân không và gửi đến Bắc Kinh. Trong quá trình thử nghiệm, họ mở gói và lấy đậu phộng ra ngay tại chỗ, và những người ​​​​có mặt tại đó đã ký vào vỏ đậu phộng. 

Công năng đặc dị khiến một hạt đậu cải tử hoàn sinh
Kết quả thí nghiệm (ảnh: Inf)

Tôn Trữ Lâm cầm lấy những hạt đậu phộng để trên tay và chắp hai tay lại. Sau 37 phút, một trong những hạt đậu đã “sống lại” và nảy mầm, với chồi dài 2,8cm và chữ ký của nhân chứng vẫn còn rõ ràng trên vỏ của hạt đậu phộng. 

Giáo sư Lý sau đó đã xúc động nói rằng, cuộc gặp gỡ với Tôn Trữ Lâm đã hoàn toàn phá tan nghi ngờ cuối cùng của ông, ông bắt đầu tin rằng một số Thần Thoại cổ xưa và thế giới trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” là có thật. 

Theo Vision Times