Hai mắt của cô Xuân gần như mù lòa vì căn bệnh glocom, sinh hoạt trở nên khó khăn, vào lúc tuyệt vọng, cô đã lên kế hoạch tỉ mỉ và định sẵn ngày để quyên sinh.

Căn bệnh ở mắt ngày càng nặng

Cô Vũ Thị Xuân (sinh năm 1960) tốt nghiệp sư phạm ở Yên Bái, sau đó được phân công công tác ở Bắc Hà, Lào Cai. Khoảng năm 1993- 1994, khi đang dạy học, cô thấy đau đầu dữ dội, mắt thì đỏ lên. Cô đến bệnh viện huyện vào buổi chiều thì họ chuyển cấp cứu luôn sang bệnh viện tỉnh. 

Ở đây họ kết luận cô bị glocom góc đóng, phải mổ. Hôm sau chuẩn bị lên bàn mổ thì có các bác sĩ ở viện mắt trung ương về, kiểm tra lại lần cuối trước khi lên bàn mổ thì lại kết luận là bị Glocom góc mở, không mổ được và phải điều trị suốt cả đời. 

Cô Xuân điều trị hơn 10 ngày ở bệnh viện tỉnh thì được ra viện. Mấy tháng sau cô lại bị nhức đầu và đau mắt trở lại. Cô đến viện mắt trung ương để khám, nhưng bác sĩ lại bảo không sao và cho ít thuốc về để dùng. Vì mắt cô phát bệnh vào buổi chiều, nên buổi sáng đến khám thì không tìm ra bệnh. Cô về nhà thì lại đau đầu và đau mắt khủng khiếp, cô đến viện mắt trung ương khám lần 2 nhưng bác sĩ vẫn bảo không sao và lại cho về.

Sau đó có người chỉ cô sang bệnh viện Bạch Mai kiểm tra xem sao. Tới đây thì bác sĩ mới lại phát hiện ra cô bị glocom góc mở (giống như kết luận ở bệnh viện tỉnh), cô được cho nhập viện và điều trị.

Từ đó tháng nào cô cũng xuống bệnh viện Bạch Mai để khám và lấy thuốc. Năm 2013, hiện tượng gần mù cả hai mắt lại xuất hiện, cô được nhập viện và chữa trị hơn chục ngày thì mắt dần ổn định. Cô được lấy thuốc về nhà uống và nhỏ mắt. 

Không chỉ bệnh glocom này, từ nhỏ cô đã bị thấp khớp cấp (bệnh gây tổn thương khớp và biến chứng trên tim mạch), tim cô vừa hở vừa hẹp động mạch vành nhưng không mổ được vì ở trên não họ kiểm tra có vấn đề bất thường; cô còn bị trĩ rất nặng, mổ 3 lần mà không thấy đỡ; đau dạ dày, gai cột sống, thoái hóa toàn bộ các đốt sống, sỏi bùn túi mật, tràn dịch mật, sỏi thận… cô lúc nào cũng phải uống thuốc.

Đến năm 2019, cô xuống bệnh viện Bạch Mai lấy thuốc, cô thấy quá tốn kém mà lại không có tiền nên cô quyết định không đi Hà Nội chữa nữa, cứ ở nhà nhỏ thuốc. Đến mùng 4 Tết, cô đau quá không chịu được lại phải vào bệnh viện tỉnh. Lúc đó là năm 2020, thời điểm cao trào của dịch Covid-19, ra vào bệnh viện đều không được nên cô nằm điều trị ở đây trong 8 ngày.

Quyên sinh; Quyên sinh là gì; Quyên sinh ở đâu; Quyên sinh là như thế nào; Quyên sinh là ý gì; Quyên sinh nghĩa là; Từ quyên sinh là gì
Mắt của cô Xuân ngày càng kém đi (ảnh minh họa Bookingcare)

Trong 8 ngày này ở viện điều trị nhưng mắt cô rất nhức, không nhắm và cũng không mở được, nóng và căng lên như phải bỏng. Muốn mở mắt thì phải lấy nước dấp vào mắt, lấy hai tay vành mắt ra, nếu nó không sập xuống thì mới mở được. Nếu muốn ngủ thì cũng phải lấy nước dấp vào hai mắt, rồi hai tay giữ hai mắt nếu thấy khép lại mới ngủ được.

Muốn buông xuôi số phận thì được một dòng tin nhắn cứu mạng

Sau lần điều trị này, mắt phải cô đã mù 100%, mắt trái chỉ nhìn được lờ mờ, không làm được việc gì, phải nhờ đứa cháu nội 3 tuổi dắt đi. Lúc này cô đã quá mệt mỏi vì bệnh tật và không muốn tiếp tục cuộc sống khổ sở này nữa, cô lên kế hoạch để tự tử…

Cô xin chồng cho cô về thăm quê một lần (nhân ngày giỗ mẹ của cô), cô muốn gặp lại người thân ruột thịt trước khi ra đi. Ngày thứ Ba giỗ mẹ xong thì ngày thứ Tư cô về nhà. Cô chơi với con cháu đến ngày thứ Năm, và cô nghĩ rằng đến ngày thứ 6 thì cô sẽ uống thuốc ngủ để tự tử, vì khi đó chồng và con cô đi làm chưa về, để thứ Bảy và chủ nhật có làm đám ma cho cô thì cũng đỡ phải nghỉ nhiều; cô tính toán tỉ mỉ như vậy, vẫn lo lắng rất nhiều cho người ở lại.

Nhưng một dòng tin nhắn đã cứu mạng cô, đúng vào trưa thứ Năm thì cô thấy điện thoại báo tin nhắn liên tục, con dâu cô bảo: “Sao mẹ có nhiều tin nhắn thế?” Cô nhờ con dâu mở ra xem thì con dâu cô bảo: “Cô Phượng gửi cho mẹ cái gì ấy, nhiều lắm, và dặn mẹ mỗi ngày phải nghe một bài”. 

Đó chính là 9 bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), tuy nhiên lúc này cô Xuân chưa biết Pháp Luân Công là gì, cô nói con dâu mở bài giảng thứ nhất cho cô nghe đi nghe lại 5, 6 lần. Lần đầu tiên nghe bài giảng, cô nghe say sưa không nghĩ gì, đêm ngủ thì chỉ mong đến sáng mai để nghe tiếp.

Cứ thế cô lần lượt nghe hết 9 bài giảng, nghe xong thì cô quên mất ý định tự tử của mình, và rất muốn được tu luyện. Cô hỏi cô Phượng có bài tập nào không thì cô ấy bảo có. Cô Xuân lại lo lắng: “Nhưng chị bị mù thế này thì tập thế nào được?” Cô Phượng nói sẽ cầm tay để hướng dẫn cho cô Xuân tập.

Đã định sẵn ngày quyên sinh, người phụ nữ bệnh tật đổi ý vào phút cuối
Cô Xuân đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Trước đó ở Bắc Hà chỉ có hai người là cô Thu và cô Ngọc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô Phượng là thứ ba và cô Xuân là thứ tư. Lúc này cô Xuân muốn ở chỗ yên tĩnh để tập trung vào tu luyện nên cô xin chồng cho chuyển lên nhà em gái (đang bỏ không vì dì ấy ở Hà Nội cùng với hai con), cách nhà con trai cả gần 500 m. Thế là cứ lúc nào có thời gian là con trai, con dâu và cô Phượng lại cầm tay hướng dẫn cho cô Xuân luyện công.

Mắt nhìn lại được

Cứ luyện công và nghe bài giảng như vậy được gần một tháng thì cô Xuân rất muốn đọc sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Hôm đó cô Xuân mượn của cô Phượng một quyển sách Chuyển Pháp Luân, nhưng nghĩ mượn sách về mà không nhìn được, thế là cô khóc! 

Thấy thế cô Phượng bảo: “Chị ơi! Cứ bình tĩnh… kiểu gì thì Sư phụ cũng giúp chị đọc được!” Cô Xuân về đến nhà thì mang sách vào phòng ngủ rồi nói: “Sư Phụ ơi, sao bảo trong sách có chữ và hình của Sư Phụ mà con chẳng thấy chữ nào!” Cô bất lực ngồi khóc! Một lúc sau cô đi rửa mặt quay lại mở sách ra thì thật thần kỳ, chữ nào cô cũng nhìn thấy. Cô mừng quá đọc liền 25 trang sách thì đến hơn 12 giờ đêm.  

Cô thấy muộn nên định đi ngủ để sáng mai dậy luyện công sớm. Nhưng lên giường vừa ghé đầu xuống gối cô thấy đầu nóng như lửa đốt (tháng 3 ở Bắc Hà thời tiết rất lạnh). Vậy mà cô phải bỏ cả khăn và mũ vì nóng không chịu được. Cô đi lấy nước lau người xong ra bàn mở sách thì lại không thấy chữ nào nữa. Cô ngồi khóc nức nở, lại quay vào rửa mặt và mở sách ra nói: “Sư Phụ ơi khi nãy con nhìn thấy Sư Phụ rồi, thấy cả chữ của Sư Phụ mà sao giờ mở sách con lại không thấy nữa!”

Cô ngồi một lúc, sau đó mở sách ra thì lại nhìn thấy chữ. Lúc này đồng hồ chỉ 1 giờ 30 phút sáng. Cô không dám đi ngủ nữa mà ngồi đọc sách. Khoảng 3 giờ sáng cô thấy đau bụng nhưng cô ráng chịu và tiếp tục đọc sách. Đến 6 giờ sáng cô đọc được 65 trang. Tổng cộng được 90 trang, hơn 2 bài giảng. Cô dừng đọc sách vào xúc một thìa cơm gạo lứt với muối mè ăn nhưng bụng vẫn thấy đau. Ăn xong ra mở sách, cô vẫn đọc được chữ, thế là yên tâm rồi!

Đã định sẵn ngày quyên sinh, người phụ nữ bệnh tật đổi ý vào phút cuối
Cô Xuân đã nhìn lại được và có thể đọc được sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp)

Lát sau cô Thu đến gọi từ ngoài cổng: “Xuân ơi mình lại đến rồi đây!” Cô sung sướng ra mở cửa bảo: “Thu ơi! Mình thấy chữ rồi, thấy cả Sư Phụ nữa. Mình đã mở ti vi và tập từ sáng tới giờ rồi.” Và cô kể cho cô Thu câu chuyện thần kỳ hôm qua đối với mình. Cả hai xúc động cùng nức nở. Cô Thu ôm lấy cô Xuân và nói: “Xuân ơi! Thế là Xuân được Sư Phụ cứu rồi!”

Cô Thu ở lại tập với cô một lúc rồi cô ấy phải về vì con gái cô ấy vừa mới sinh em bé. Cô Xuân nhớ lại khoảng năm 2013, cô Thu có nhắn cô Thủy ở gần nhà cô Xuân rằng lên nhà cô ấy cho mượn sách đọc sẽ hết bệnh. Nhưng cô Xuân nghĩ và bảo với cô Thủy: “Nó bị điên rồi! 15, 16 triệu tiền thuốc một tháng mà còn chẳng khỏi huống hồ chỉ đọc sách thì làm sao mà khỏi được!”

Mặc dù ngày nào cô cũng đi qua cửa nhà cô Thu nhưng cô chẳng bao giờ ghé vào. Vậy mà khi cô tu Đại Pháp trong hoàn cảnh đặc biệt này thì cô Thu lại hướng dẫn rất nhiệt tình, khiến cô Xuân vô cùng cảm động.

Đại Pháp đã đưa cô từ cõi chết trở về

Khi cô Xuân nhìn lại được và đọc sách được 3 ngày, đến ngày thứ tư thì thấy máy động khắp người, từ chân đến mặt da căng ra như bị nẻ, cảm giác như người nở ra. Cô sang nhà hàng xóm nhờ cân thử thì thấy được 48 kg, thật kỳ lạ thay, chỉ trong 4 ngày cô đã tăng lên 10 kg.

Việc này cô nhớ rất chính xác, vì hôm cô lên đây không mang áo rét, cô Thu hỏi bạn bao nhiêu cân? Cô nói mình 38 kg. Cô Thu bảo: “Mình cho bạn mượn cái áo lúc mình 45 kg nhé”. Lúc đó cô mặc rất rộng, vậy mà hôm nay không cài được khuy.  

Hôm ấy khi cô Thu đến nhìn thấy cô Xuân nhưng không nhận ra bèn gọi: “Xuân ơi!” vì thấy người trong nhà không gầy như cô Xuân của mấy hôm trước, nên cô ấy tưởng đó là chị gái hay em gái cô Xuân lên chăm sóc cô ấy. Cô Xuân bảo: “Xuân đây!” Cô Thu vẫn không tin ở mắt mình. Vào trong nhà nghe cô Xuân kể lại, hai cô ôm lấy nhau khóc nức nở vì mừng quá.

Cô Xuân luyện công chung cùng các học viên Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Vậy là sau hơn 1 tháng tu luyện Đại Pháp, cô Xuân đã nhìn lại được bình thường, cả những căn bệnh khác của cô cũng dần dần biến đâu mất. Đại Pháp đã đưa cô từ cõi chết trở về, nếu chỉ chậm một chút nữa thôi thì chắc cô đã không còn trên cõi đời này.

Bạn đọc muốn giao lưu chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với cô Xuân qua số điện thoại 0825 788 883 (cô ở Na Hối, Bắc Hà, Lào Cai). Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.