Thiện ác đan xen, nhiều việc lắm lúc thật khó phân biệt đúng sai, nhưng chỉ cần bình tâm một chút, chịu khó đặt mình vào vị trí của người khác thì mọi mâu thuẫn hiểu lầm đều có thể được hóa giải.

Cha của bệnh nhân trách mắng bác sĩ chậm trễ

Sau khi nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp, một bác sĩ vội vàng chạy đến bệnh viện để thực hiện một ca phẫu thuật gấp. Vừa đến là ông lập tức thay trang phục và bước vào phòng mổ.

Cha của bệnh nhân đã không kiềm chế được cơn nóng giận mà trách mắng: “Tại sao ông lại đến chậm vậy? Chẳng lẽ ông không biết là con trai tôi đang ở vào tình huống rất nguy cấp hay sao? Ông thật là một người vô trách nhiệm!”

Bác sĩ mỉm cười nhẹ nhàng nói: “Thật xin lỗi, vừa rồi tôi không trực ở bệnh viện. Khi nhận được điện thoại là tôi lập tức đến ngay. Xin ông bình tĩnh lại một chút!”.

Người cha phẫn nộ nói: “Bình tĩnh? Nếu như người nằm trên giường bệnh là con ông thì ông có bình tĩnh nổi không? Nếu như bây giờ con của ông chết rồi thì ông sẽ như thế nào đây?”

Bác sĩ khẽ xúc động, như muốn khóc nhưng lại kìm xuống được, ông ôn tồn nói: “Được rồi! Tôi sẽ đọc thầm Kinh Thánh. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho con trai của ông nhé!”.

Cha của bệnh nhân chưa hả cơn giận: “Chỉ có người thờ ơ với sự sống chết của người khác mới nói như vậy!”.

Đặt mình vào vị trí của người khác; Đặt mình vào vị trí người khác; Đặt mình vào vị trí của nhau
Vị bác sĩ bị trách cứ một cách vô cớ (ảnh Adobe Stock)

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác

Mấy tiếng sau, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Bác sĩ từ trong phòng phẫu thuật vui vẻ đi ra nói với cha của bệnh nhân: “Cảm tạ Chúa! Con trai của ông được cứu rồi!”

Không chờ người đàn ông kia trả lời, vị bác sĩ vội vã rời đi và nói: “Nếu như có vấn đề gì, ông có thể hỏi y tá”.

Cha của bệnh nhân cảm thấy bất bình mà nói với y tá: “Ông ta thật ngạo mạn! Ông ta cũng không thèm dành ra ít thời gian để tôi hỏi về con trai của mình”.

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác; Hãy đặt mình vào vị trí người khác; Biết đặt mình vào vị trí của nhau
Đằng sau ẩn chứa một câu chuyện thương tâm (ảnh Adobe Stock)

Nữ y tá rớt nước mắt nói: “Con trai của bác sĩ mới mất hôm qua vì tai nạn giao thông. Lúc chúng tôi gọi điện cho bác sĩ đến mổ thì ông ấy đang ở nhà tang lễ. Vì ca mổ này quá phức tạp, chỉ có ông ấy mới đủ khả năng thực hiện, nên chúng tôi không còn cách nào khác phải nhờ đến ông ấy. Bây giờ con trai của ông được cứu sống rồi, bác sĩ phải vội trở về để chôn cất cho con trai của mình…”

Bạn thấy đó, bạn luôn muốn người khác đối tốt và quan tâm đến bạn, nhưng bạn có biết họ cũng phải trải qua những khó khăn như thế nào không? Họ mỉm cười giúp bạn không phải vì họ không biết buồn, không biết mệt mỏi, mà chẳng qua họ thông cảm cho nỗi đau của bạn, chỉ muốn làm sao giúp đỡ được cho bạn.

Đừng vội phán xét người khác

Nếu chúng ta luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác thì cuộc đời này sẽ dịu dàng biết bao. Con người ta gây đau khổ cho nhau cũng chỉ vì không thấu hiểu, gặp vấn đề thì cứ tùy tiện phán xét đúng sai. Nhưng cái bạn thấy chỉ là phần vỏ bề ngoài, còn người trong cuộc mới có thể hiểu rõ sự tình.

Có một câu chuyện khác như sau: Có một con tàu du lịch gặp nạn trên biển. Trên tàu có một cặp vợ chồng rất khó khăn mới đến được trước mũi thuyền cứu hộ. Lúc này trên thuyền cứu hộ chỉ còn duy nhất một chỗ. Khi đó người chồng đã để vợ mình ở lại, còn bản thân thì bước lên thuyền cứu hộ.

Người phụ nữ đứng trên con tàu sắp chìm, hét lên với người chồng một câu…

Kể đến đây, thầy giáo hỏi các em học sinh: “Các em thử đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”

Các em học sinh đều cảm thấy tức giận mà nói rằng: “Em hận anh! Em đã nhìn nhầm người rồi!”

Đặt mình vào địa vị người khác; Phải đặt mình vào vị trí người khác; Cảm thông là gì
Đừng vội phán xét về người khác (ảnh amazon)

Chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu bé ngồi im lặng không nói gì. Thầy hỏi ý kiến của em thế nào thì cậu bé nói: “Thưa thầy! Em nghĩ người vợ sẽ nói: ‘Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”.

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em đã nghe qua câu chuyện này rồi phải không?”

Cậu học sinh lắc đầu: “Dạ chưa ạ, nhưng mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy”.

Thầy xúc động nói: “Câu trả lời của em rất đúng”.

Người chồng sống sót trở về nhà, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, ông mắc bệnh và qua đời. Người con gái lúc sắp xếp kỷ vật thì có nhìn thấy một cuốn nhật ký nhỏ của bố. Thì ra lúc ở trên tàu thì người mẹ đã mắc bệnh nan y và không thể chữa trị, chỉ còn sống được không lâu nữa. 

Trong nhật ký viết rằng: “Anh ước rằng anh và em có thể cùng nhau chìm xuống biển, để có thể bên nhau đến tận giây phút cuối cùng, nhưng anh không thể. Vì con gái của chúng ta, anh đành phải để em ngủ dài dưới đáy biển sâu. Anh xin lỗi!”.

Cuộc đời sẽ dịu dàng biết bao nếu ai cũng đặt mình vào vị trí của người khác

Cuộc đời sẽ dịu dàng biết bao nếu ai cũng đặt mình vào vị trí của người khác
Giữa người với người cần sự thấu hiểu và cảm thông (ảnh Adobe Stock)

Có lẽ chúng ta phải bình tĩnh hơn trong cuộc sống đầy hối hả này. Dành ra cho bản thân một khoảng hòa hoãn để thử đặt mình vào vị trí của người khác.

Bạn thấy có người luôn chủ động thanh toán tiền khi đi uống nước, không phải vì người ta dư dả, mà vì người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.

Bạn thấy có người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải người ta rảnh rỗi không có việc gì làm, mà vì người ta hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm.

Có người chủ động xin lỗi bạn khi có mâu thuẫn, không hẳn là người ta sai, mà vì người ta trân quý duyên gặp gỡ.

Có người luôn chủ động giúp đỡ người khác, không phải là người ta nợ gì bạn, mà vì người ta cảm thông cho những khó khăn của bạn.

Tổng hợp