Hiểu được đạo lý này thì dịch bệnh sẽ tránh xa
Bệnh từ tâm mà ra và tâm cũng có thể trị được bách bệnh. Người ta bị bệnh đều là vì tâm bất chính. Nếu có thể giữ tâm cho chính, không suy nghĩ lung tung, không truy cầu dục vọng quá mức, thì nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ tự nhiên biến mất, thậm chí không cần dùng thuốc mà bệnh tự khỏi. Đạo lý đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng có thể làm được.
- Ôn dịch có mắt, những người sau đây sẽ không bị mắc bệnh
- Ôn dịch hoành hành, làm sao để bảo toàn tính mạng?
Ông lão thần bí bán thuốc cứu người
Trong “Tiêu Tương Lục” có ghi chép một câu chuyện như sau:
Vào những năm Võ Tắc Thiên nắm quyền cuối triều đại nhà Đường, tại Ích Châu có một ông lão thường bán thuốc trong thành. Tiền kiếm được ông đều dùng để cứu tế người nghèo. Ông không ăn gì mà chỉ uống chút nước. Cứ như vậy hơn một năm sau, người dân đều rất tin tưởng ông; hễ ai có bệnh mà uống thuốc của ông thì đều khỏi bệnh.
Đôi khi người ta thấy ông lão đi dạo một mình ven sông, chăm chú nhìn về một nơi xa xăm; có lúc cả ngày không mở miệng nói một câu nào. Mỗi khi gặp được người quen, ông đều nói với người đó rằng: “Toàn bộ thân thể của con người, giống như một quốc gia. Tâm chính là hoàng đế; tạng phủ sắp xếp bên cạnh chính là các vị đại thần phụ tá trong cung; chín khiếu trên bề mặt của thân thể chính là các cận thần bên ngoài cung điện.
Vì vậy, khi Tâm mắc bệnh, bên trong hay bên ngoài đều không thể cứu được nó. Điều này cũng không có gì khác với việc khi vua ở trên làm điều xằng bậy, đại thần ở phía dưới cũng không có cách nào cải chính được ông. Muốn thân thể không có bệnh, trước hết phải chính lại cái tâm của mình; không để cho tâm có những mong muốn xằng bậy; không để cho tâm có tư tưởng cuồng vọng; không để cho tâm có dục vọng quá mức; không để cho tâm mê loạn hồ đồ; như vậy thì tâm sẽ không có bệnh.
Đạo lý từ ngàn xưa: Bách bệnh đều do tâm mà ra
Khi Tâm không có bệnh, các tạng phủ bên cạnh nó dù có bệnh cũng không khó trị liệu; chín khiếu bên ngoài cơ thể cũng sẽ không có những nhân tố gây bệnh. Huống hồ thuốc còn phân ra ‘vua’ và ‘quân thần’, còn có ‘phò tá’, ‘sứ giả’. Nếu như muốn trị bệnh, trước tiên phải sử dụng ‘vua’, rồi sau mới sử dụng đến ‘quân thần’; tiếp đó mới dùng đến ‘phò tá’ và ‘sứ giả’; cứ làm như vậy là hợp lý.
Nếu như mang thuốc có tác dụng của ‘phò tá’ mà lại dùng cho ‘sứ giả’, hoặc là mang thuốc của ‘sứ giả’ mà lại dùng cho ‘phò tá’, thì sẽ không có tác dụng, hơn nữa còn gây nhiễu loạn chính mình; làm như vậy thì làm sao có thể chữa bệnh được đây? Việc này cũng giống như là quản lý quốc gia vậy. Ta dùng thuốc thường suy nghĩ như vậy.
Thường gặp một số người mà toàn thân và tâm không khởi được tác dụng của nó; tạng phủ cũng không khởi được tác dụng của tạng phủ; khiến cho chín Khiếu toàn bộ đều không chính, tất cả đều bị bệnh. Đến nỗi thầy thuốc giỏi nhìn thấy liền sợ quá bỏ chạy; thuốc tốt cũng không khởi được tác dụng; còn không biết rằng việc trị bệnh của bản thân đã quá muộn rồi. Thật đáng buồn! Kẻ sĩ, quân tử nhất định phải ghi nhớ điều này”.
Theo Secret China