Từ nghìn xưa, rất nhiều người đã thảo luận về mối quan hệ giữa nghĩa và lợi, vậy giữa nghĩa và lợi nên chọn lựa như thế nào? Cái nào quan trọng hơn?

Dưới đây là những lời bàn của nhà tư tưởng Đổng Trọng Thư về nghĩa và lợi trong cuốn “Xuân thu phồn lộ”:

Thiên địa sản sinh ra con người, khiến đời người có nghĩa và lợi. Lợi dùng để dưỡng thân thể, nghĩa dùng để dưỡng tinh thần. Tinh thần không có được hàm dưỡng của nghĩa, thì sẽ không vui vẻ; thân thể không được bồi dưỡng của lợi, thì cũng sẽ không dễ chịu. Nghĩa là hàm dưỡng tinh thần; lợi là bồi dưỡng thân thể.

Thân thể không có quý trọng bằng tinh thần, do đó không có thứ gì dùng để dưỡng sinh lại quan trọng hơn nghĩa. Từ đó có thể biết, hàm dưỡng tinh thần bằng nghĩa thì quan trọng hơn là bồi dưỡng thân thể bằng lợi.

Làm sao biết được điều này? Bây giờ có vài người mà tư tưởng ngôn hành hợp với nghĩa, nhưng không có được lợi gì, như vậy mặc dù bần cùng thấp kém, nhưng vẫn có thể vì hành vi của bản thân mà cảm thấy quang vinh, giữ mình trong sạch, vui ở trong đó, giống như Nguyên Hiến, Tăng Tham và Mẫn Tổn, chính là loại người này. 

Hiểu rõ mối quan hệ giữa nghĩa và lợi
Người có nghĩa thì dù cuộc sống nghèo khó vẫn sẽ cảm thấy hạnh phúc (ảnh minh họa Pinterest)

Có vài người có rất nhiều lợi, nhưng lại khuyết thiếu nghĩa, như vậy mặc dù giàu có tôn quý, nhưng lại bị làm cho nhục nhã, oán hận sâu nặng, tổn hại nặng nề, điều này không phải là lập tức chết vì phạm tội, mà chính là không lâu sau sẽ gặp phải tai họa, cả đời không thể đạt được hạnh phúc, những người bị sát hại mà chết sớm đó chính là loại người này. 

Người có nghĩa, mặc dù bần cùng, nhưng vẫn có thể cảm thấy vui vẻ; còn người không có nghĩa, mặc dù giàu có nhưng tính mạng thì chẳng còn. Tôi căn cứ vào một điểm này mà chứng thực rằng nghĩa nuôi dưỡng con người còn quan trọng hơn là tiền tài và lợi ích.

Người bình thường không biết đạo lý này, thường thường làm ngược lại, quên đi nghĩa mà hy sinh vì lợi ích, làm trái nghĩa và đi về phía tà đạo, không chỉ làm thương tổn tự thân, còn khiến gia đình mình gặp phải tai họa.       

Nếu như có người đem trái táo và tiền đặt trước mặt một đứa trẻ sơ sinh, đứa trẻ nhất định sẽ lấy trái táo mà không lấy tiền… Cho nên người bình thường đối với sự vật, cái nhỏ dễ dàng liễu giải, cái lớn lại khó mà nhìn ra. Hiện nay, lợi đối với con người xem ra là nhỏ, nghĩa đối với con người xem ra là lớn, khó trách nhân dân đều có xu hướng lợi mà không có xu hướng nghĩa.         

Thánh nhân làm sáng tỏ nghĩa, khiến nhân dân hiểu mối quan hệ giữa nghĩa và lợi, cho nên nhân dân sẽ không phạm tội… Thánh vương cổ đại làm sáng tỏ đức hạnh để tỏ rõ cho nhân dân, nhân dân vui mừng ca tụng… tâm lý thành thật vui vẻ mà được cảm hóa, từ đó mà hình thành phong tục. Cho nên không dùng mệnh lệnh nói họ làm việc tốt mà họ tự mình sẽ làm việc tốt, không cấm đoán họ phạm pháp mà họ tự mình sẽ không phạm pháp. Họ tuân theo ý chỉ của người nắm quyền ở trên, không đợi người khác ép buộc, họ đã tự nhiên mà làm theo như vậy.

Hiểu rõ mối quan hệ giữa nghĩa và lợi
Thánh vương cổ đại làm sáng tỏ đức hạnh khiến nhân dân vui mừng ca tụng (ảnh minh họa Pinterest)

Cho nên nói: Thánh nhân có thể cảm động thiên địa, biến hóa bốn mùa, không có lý do nào khác, bởi vì họ hiểu được nghĩa lớn, cho nên có thể cảm động; có thể cảm động, cho nên có thể biến hóa; có thể biến hóa cho nên có thể giáo hóa phổ cập; giáo hóa phổ cập cho nên nhân dân không phạm pháp; nhân dân không phạm pháp cho nên không phải dùng luật hình; không sử dụng luật hình, chính là công đức của Nghiêu, Thuấn. Đây là đạo lý cai trị thiên hạ, là bậc Thánh vương cổ đại truyền lại.          

Bây giờ nếu không làm sáng tỏ đức hạnh cho nhân dân, nhân dân sẽ không biết được nghĩa, nên không thấu tỏ… Vì vậy, nếu muốn dùng hình phạt nghiêm khắc, pháp luật tàn bạo để uốn nắn họ, đây chẳng qua là giết hại nhân dân do Trời sinh, mà khiến cho đức hạnh của quân chủ nông cạn.           

Theo Vision Times