Kiếp số có phải là do ông trời sắp đặt?
Người xưa nói “Người đáng thương tất có chỗ đáng giận”, thiện ác báo ứng là thể hiện tính uy nghiêm của thiên lý. Kiếp số là do con người tự định đoạt; hành thiện thì sẽ được phúc báo; hành ác thì sẽ bị ác báo.
- Trời xanh có mắt’ không tha cho kẻ háo sắc
- Vị học giả đi bán phấn hồng: Giữ lòng không động
- Nhân quả báo ứng: Phá hủy tượng Phật, hai tay thối rữa
Nội dung chính
Kiếp số có phải là do thiên thượng an bài?
Học giả Kỷ Hiểu Lam vào triều đại nhà Thanh đã ghi lại trong “Kỷ văn đạt công bút trích yếu” một câu chuyện như sau:
Khi Tăng Tổ Nhuận ở Tương Dương, ông đã gặp một nhà sư. Nghe nói nhà sư này đã từng là khách của Huệ Đăng Tương (thủ lĩnh phong trào nông dân khởi nghĩa cuối triều đại nhà Minh). Lời kể của sư thầy về đám thổ phỉ hồi đó rất chi tiết và cụ thể. Người nghe không khỏi cảm thán mà nói: “Đây là kiếp số do ông trời an bài, khó tránh khỏi”. Tuy nhiên nhà sư lại không cho là như vậy.
Ông nói: “Theo ý kiến của bần tăng, kiếp số hoàn toàn là do con người tạo thành; ông trời sẽ không vô duyên vô cớ giáng tai họa xuống cho mọi người. Những năm cuối triều đại nhà Minh, tình trạng giết người, cưỡng dâm, cướp bóc diễn ra thường xuyên. Tìm hiểu về nghiệp báo, từ giữa triều đại nhà Minh trở về sau, quan lại tham lam bạo ngược, đám nhân sĩ thì hoành hành ngang ngược. Hoàn cảnh xã hội trở nên gian ác, xảo trá, phẩm hạnh xấu xa”.
Oán khí tích tụ sẽ có ngày bộc phát
Do đó, từ tầng dưới mà nói, lòng oán hận đã dồn nén trong lòng người dân; từ tầng trên mà nói, cũng đã làm cho Thiên Thần phẫn nộ. Oán khí tích tụ hơn 100 năm, một khi bộc phát ra thì không ai có thể ngăn cản nổi. Theo như bần tăng thấy, những người bị nạn thê thảm nhất trong sự rối loạn này đều là những người cực kỳ hung ác. Điều này có thể nói là ‘kiếp số’ được sao?
Tôi nhớ lại đám cường đạo trước đây, có một lần, đám cướp bắt được con của một vị quan. Bọn chúng quát tháo bắt anh ta phải quỳ gối trước doanh trại; sau đó ôm vợ của anh này uống rượu mua vui. Chúng còn hỏi anh rằng: ‘Ngươi dám tức giận không?’ Anh này dập đầu trả lời: ‘Không dám’. Hắn lại hỏi tiếp: ‘Ngươi bằng lòng hầu hạ bọn ta không?’ Anh vội vàng đáp lại: ‘Bằng lòng’.
Nhờ vậy mà chúng cởi trói cho anh, lại để cho anh đứng ở một bên rót rượu. Lúc đó, có một ông lão cũng bị đám cướp bắt, ông nói: ‘Hôm nay ta mới biết được nhân quả báo ứng thật là rõ ràng!’ Thì ra gia đình của anh này (con của vị quan), từ thời ông nội của anh ta, thường xuyên đùa giỡn vợ của người hầu. Người hầu nếu hơi có ý bất mãn thì sẽ bị đánh đập tàn nhẫn; sau đó đem trói vào một cái cây, rồi để cho người hầu này nhìn chủ nhân ôm vợ của chính anh ta mà ngủ. Đây thực ra chỉ là một phần của cường hào ác bá; những tội ác khác có thể tự suy ra được”.
‘Cá lớn nuốt cá bé’ là cách hành xử của cầm thú
Khi nhà sư nói những lời này, vừa hay cũng có một cường hào ngồi ở đó, sau khi nghe xong thì không hài lòng, mới hỏi rằng: “Trên thế giới này thì cá lớn nuốt cá bé, chim lớn ăn chim yếu hơn, vì sao các Thần lại không tức giận; sao đối với việc con người hành ác thì lại tức giận?” Tăng nhân mỉm cười nói rằng: “Chim và cá là cầm thú, con người sao có thể như cầm thú được?” Tên cường hào nghe xong thì á khẩu, tức giận phất tay áo bỏ đi.
Ngày hôm sau, tên cường hào tụ tập một đám người đến chùa tìm nhà sư để gây hấn; muốn làm nhục ông. Không ngờ vị tăng nhân đã rời đi rồi, chỉ thấy trên vách đá có viết 20 chữ: “Ngươi cũng không cần nói, ta cũng không cần nói, dưới lầu vắng bóng người, trên lầu có trăng sáng”. Câu chữ có phần muốn mỉa mai tên cường hào này. Về sau, tên cường hào này cũng bị nhà tan cửa nát, đoạn tuyệt con cháu.
Kiếp số là do mình tự định đoạt, hành thiện tích đức đắc phúc báo
Tên cường hào này bị nói chạm đến chỗ đau, không những không tỉnh ngộ mà còn muốn báo thù vị tăng nhân; cuối cùng lại bị rơi vào họa diệt vong, tuyệt cả đường con cháu; đây hoàn toàn là do anh ta gieo gió gặt bão. Nếu như anh ta có thể nghe theo cao kiến của nhà sư mà quay đầu tỉnh ngộ, sám hối với Thần Phật, thành tâm hành thiện; như vậy thì mới có thể chuyển họa thành phúc.
Nhân gian không có việc gì là ngẫu nhiên, sự việc phát sinh nhất định là có nguyên nhân từ trước; không có ác nhân từ trước thì cũng không có ác báo về sau. Cho nên văn hóa truyền thống đều khuyên con người hướng thiện đắc phúc báo; chớ hành ác mà bị ác báo. ‘Thiện ác hữu báo’ là thể hiện tính uy nghiêm của thiên lý; con người nên lấy đó làm bài học cảnh tỉnh, đừng mãi chấp mê bất ngộ.
Theo Secret China