Có câu “Say mà ngộ đạo kìa say tỉnh, tỉnh mà mê lạc ấy tỉnh say”, thế gian thật giả đảo điên, làm sao biết được người điên hay tỉnh? 

Ai mới là người điên?

Vào thời nhà Tần có một người phụ nữ tên là Phong Thị. Cô có một người con trai nhỏ đáng yêu và lanh lợi. Nhưng khi lớn lên cậu lại có những điều khác biệt: Khi người khác hát thì cậu nói họ đang khóc; khi người khác nhìn thấy màu trắng thì cậu lại nói đó là màu đen; khi người khác ngửi thấy mùi thơm dễ chịu thì cậu lại thấy mùi đó là kinh tởm; khi người khác thấy thức ăn đắng thì cậu lại cho đó là ngọt. Cậu cảm nhận về thế giới hoàn toàn trái ngược với những gì mà người khác cảm nhận.

Chẳng mấy chốc mọi người liền đồn đại nhau rằng con trai Phong Thị bị điên. Phong Thị lo lắng đến tiều tụy vì bệnh ‘tâm thần’ của con mình. Cô nghe nói rằng nước Lỗ là vùng đất của sự công bằng và lễ nghi; rằng đó là nơi có nhiều người cao quý hơn nước Tần; ngay cả đức Khổng Tử cũng sống ở đó.

Lão tử dạy; Khổng tử là ai; Khổng tử dạy
Khổng Tử nổi tiếng là bậc chính nhân quân tử (ảnh pngbag)

Phong Thị quyết định chuẩn bị hành lý cùng với con trai đi đến nước Lỗ; cô hy vọng rằng ở nước Lỗ có thể tìm thấy người trị bệnh cho con trai mình.

Thật giả đúng sai không dễ phân biệt

Trên đường đi, họ đi ngang qua thành phố Tương Nghi và gặp được một cụ già tóc trắng bí ẩn – Ông chính là Lão Tử. Phong Thị kể cho Lão Tử nghe về căn bệnh của con trai mình và quá trình đi tìm người điều trị ở nước Lỗ. Lão Tử cười to nói:

“Làm sao cô biết được rằng con trai của mình là người điên? Ngày nay không ai có thể phân biệt được đúng sai. Mọi người nhầm lẫn giữa đúng với sai và sai với đúng.

Sự tư lợi và nỗi sợ tổn thất nhân khiến mọi người nhận thức thế giới đảo lộn. Đó mới là điên rồ thực sự. Vì mọi người đều điên rồ nên họ không nhận ra sự điên rồ của mình. Nếu bây giờ mọi người đều nói chuyện giống như con trai của cô thì cô sẽ bị coi là người điên.

Lão tử cưỡi trâu; Lão tử dạy; Khổng tử là ai
Kẻ đại trí lại trông giống như là ngốc nghếch (ảnh songdep)

Những người được gọi là quý tộc của nước Lỗ là những người nhầm lẫn nhất. Họ cai trị đất nước bằng cách kêu gọi những ý tưởng bất chợt phổ biến hơn là lý lẽ thông thường. Con trai cô là người minh bạch, vậy mà cô lại muốn những người bị bệnh tâm thần điều trị cho cậu ta. Vậy chẳng đáng buồn cười hay sao? Hãy đưa đứa trẻ ngoan này của cô quay trở lại nước Tần đi!”.

Mọi giá trị đang bị đảo lộn

Những điều Lão Tử nói thật đúng với xã hội ngày nay, đạo đức trượt dốc làm cho những thứ từng bị cho là xấu xa lại trở thành tốt đẹp: Ngày xưa đi nhẹ nói khẽ cười duyên, ăn mặc kín đáo thì được cho là thùy mị nết na; ngày nay mặc càng hở bạo thì lại càng xinh, nói năng bốp chát thì cho rằng thế là tự tin.

Ngày xưa âm nhạc nhẹ nhàng du dương, giúp người ta khởi thiện niệm được cho là hay; ngày nay âm nhạc chát chúa, ngôn từ mạnh mẽ lại được nhiều người yêu thích.

Ngày xưa những người có chuẩn mực đạo đức cao sẽ được xã hội trọng vọng; ngày nay thì ai giàu có sẽ được đề cao, bất chấp đạo đức của họ là như thế nào. 

tu luyện Pháp Luân Công; tu luyện; tu luyện ký sự
Học viên Pháp Luân Công đang ngồi thiền (ảnh Facebook)

Ngày xưa nếu ai bước vào tu hành thì mọi người đều tôn kính, coi là họ có phúc đức, có ngộ tính tốt nên mới có thể tu luyện. Ngày nay khi nói đến tu hành thì không ít người cười chê, nhiều người còn cho rằng những người tu luyện là những người thất chí, không còn cách nào khác nên mới đi tu luyện.

Người tu luyện ‘phản bổn quy chân’, tìm về bản ngã, chính là lội ngược dòng với trào lưu bại hoại của xã hội. Do vậy những người bình thường mới thấy là họ không bình thường, còn châm biếm gọi là ‘người điên’. Nhưng những người tu luyện lại thấy con người xã hội mới thật điên loạn, đang ngày càng đánh mất chính mình mà không hay.

Tổng hợp